Chính thức cấp giấy phép FLEGT, gỗ Việt “rộng cửa” vào EU
Gỗ Việt ngày càng đối mặt nhiều rủi ro kiện phòng vệ thương mại | |
Nhiều doanh nghiệp gỗ Việt Nam bị ảnh hưởng từ dịch Covid-19 tại Mỹ và EU | |
Thị trường Mỹ, EU khởi sắc, gỗ Việt thêm cơ hội bứt phá |
Không chỉ gia tăng trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường EU, Hiệp định VPA/FLEGT còn giúp nâng cao uy tín gỗ Việt tại nhiều thị trường khác. Ảnh: N.Thanh |
Cấp giấy phép đầu tiên vào cuối 2021
Tháng 10/2010, EU đã thông qua Quy chế gỗ của EU nhằm ngăn chặn việc buôn bán gỗ khai thác bất hợp pháp và các sản phẩm được sản xuất từ loại gỗ này. Quy chế gỗ của EU cũng quy định nhà NK và thương nhân NK gỗ hoặc sản phẩm gỗ vào cửa khẩu đầu tiên của EU phải thực hiện trách nhiệm giải trình nhằm giảm thiểu nguy cơ mua bán gỗ bất hợp pháp.
Hiện nay, Australia, Indonesia, Nauy, Mỹ và 28 nước thành viên EU đã thông qua quy định pháp luật nhằm ngăn chặn gỗ bất hợp pháp đi vào thị trường. Thụy Sỹ đang xem xét thông qua quy định pháp luật tương tự. Tháng 10/2018, Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Á thực hiện quy định pháp luật bắt buộc về tính hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ nội địa và NK. Sản phẩm gỗ được xác minh là hợp pháp theo cá quy định của VPA/FLEGT được coi là tuân thủ các yêu cầu về tính hợp pháp theo quy định pháp luật mới của Hàn Quốc. |
Hiện nay, gỗ và sản phẩm gỗ từ Việt Nam được XK sang EU phải tuân theo Quy chế gỗ của EU. Việc này sẽ tiếp tục cho đến khi cơ chế cấp phép FLEGT của Việt Nam được vận hành. Quy chế gỗ của EU công nhận tính hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ có giấy phép FLEGT đã được xác minh thông qua các hệ thống kiểm soát của một số quốc gia đối tác được thống nhất trong Hiệp định VPA/FLEGT. Do đó, gỗ và sản phẩm gỗ có giấy phép sẽ không phải thực hiện trách nhiệm giải trình theo quy định của Quy chế gỗ EU. Hiệp định VPA/FLEGT có hiệu lực từ ngày 1/6/2019. Hiện nay, phía Việt Nam đang ráo riết chuẩn bị nội luật hóa các quy định để có thể nhanh chóng cấp giấy phép FLEGT.
Chia sẻ tại buổi tập huấn giới thiệu về Hiệp định VPA/FLEGT cho các cơ quan báo chí ngày 16/7, tại Hải Phòng, bà Nguyễn Tường Vân, Chánh Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo về FLEGT và Lacey (Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT) cho biết, quan trọng nhất trong thực thi Hiệp định này là nội luật hóa các quy định. Việt Nam đề nghị không áp dụng trực tiếp Hiệp định mà thông qua việc ban hành bổ sung Nghị định quy định “Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam (VNTLAS)”, tập trung vào các nội dung như: Kiểm soát gỗ NK, hệ thống phân loại tổ chức/DN, xác minh XK, đánh giá tính sẵn sàng của hệ thống VNTLAS, cấp phép FLEGT cho thị trường EU.
Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Hải quan về dự kiến thời điểm Việt Nam cấp giấy phép FLEGT đầu tiên, bà Vân nhấn mạnh: “Hiện nay, Nghị định đã được xây dựng hoàn thiện chờ Chính phủ phê duyệt. Nếu suôn sẻ, Nghị định dự kiến được ký ban hành khoảng tháng 9/2020. Sau khi Nghị định có hiệu lực, vấn đề quản lý gỗ NK phải áp dụng luôn theo quy định trong Nghị định, trong khi đó 6 tháng sau mới có thể tiến hành phân loại DN. Đến đầu năm 2021, Việt Nam có thể vận hành được hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp. Kinh nghiệm cho thấy phải đến cuối năm 2021, đầu năm 2022 mới có giấy phép FLEGT đầu tiên được cấp”.
“Rộng cửa” vào EU
Theo Tổng cục Lâm nghiệp, EU là thị trường XK sản phẩm gỗ quan trọng của Việt Nam, bên cạnh các thị trường khác như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong năm 2019, kim ngạch XK sản phẩm gỗ của Việt Nam sang EU đạt trên 1,03 tỷ USD, tăng 15,8% so với năm 2018, chiếm 9,2% thị phần XK. EU là thị trường quan trọng của Việt Nam bởi các sản phẩm chính dành cho người tiêu dùng EU là các sản phẩm gỗ nội và ngoại thất có giá trị cao.
Nhìn nhận về cơ hội đặt ra cho DN chế biến, XK gỗ từ Hiệp định VPA/FLEGT, ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư Ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam phân tích, những năm gần đây XK gỗ sang thị trường EU khoảng 1-1,2 tỷ USD/năm. Đây là thị trường rất quan trọng vì bao gồm liên minh các nước khá “khó tính”. Việt Nam chủ yếu XK sang thị trường EU sản phẩm đồ gỗ tinh chế nội thất, ngoại thất có giá trị gia tăng cao. Với Hiệp định VPA/FLEGT, dù XK sản phẩm gỗ sang EU không thể gia tăng đột biến nhưng hoàn toàn có thể kỳ vọng trị giá sẽ tăng lên, thu về nhiều kết quả. “Đáng chú ý, ngoài câu chuyện tác động đến XK sản phẩm gỗ vào thị trường EU thì việc ký kết và thực thi Hiệp đinh VPA/FLEGT sẽ giúp ngành gỗ Việt Nam nâng cao uy tín, chiếm được lòng tin tại các thị trường khác như Mỹ, Nhận Bản”, ông Hoài nói.
Ở góc độ sự chuẩn bị của DN để tận dụng cơ hội mà Hiệp định VPA/FLEGT đem lại, theo ông Hoài, đến nay, các DN lớn có chế biến, XK gỗ sang EU cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong Hiệp định. Hiệp định này thực chất là sự tổng hợp, hệ thống hóa tất cả những gì ngành gỗ Việt Nam đã làm từ trước tới nay. “Tôi muốn khẳng định lại là nếu làm tốt thì với Hiệp định này các đối tượng bị chi phối nhiều nhất, đồng thời cũng là đối tượng hưởng lợi nhiều nhất là trên 3.000 DN chế biến, XK gỗ; 324 làng nghề có kinh doanh trong lĩnh vực chế biến gỗ và 1,4 triệu hộ nông dân trồng rừng”, lãnh đạo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đánh giá.
Tin liên quan
Liên minh châu Âu đề xuất số hóa hộ chiếu và thẻ căn cước
11:50 | 09/10/2024 Nhìn ra thế giới
9 tháng qua, kinh tế tiếp đà tăng trưởng tích cực
14:54 | 06/10/2024 Kinh tế
Hải quan Bình Định tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ
07:41 | 08/10/2024 Hải quan
TP Hồ Chí Minh giới thiệu loạt chính sách thu hút đầu tư
19:13 | 09/10/2024 Kinh tế
Năm 2025, xuất khẩu qua thương mại điện tử hướng tới tăng trưởng bền vững
14:56 | 09/10/2024 Kinh tế
Dư địa để đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm vẫn còn khá nhiều
14:06 | 09/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm gì tại thị trường Việt Nam?
19:35 | 08/10/2024 Kinh tế
Mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% có khả thi?
16:38 | 08/10/2024 Kinh tế
Tiết kiệm năng lượng là chìa khóa giúp doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững
13:30 | 08/10/2024 Kinh tế
Chuyển đổi xanh- thách thức của doanh nghiệp trong phát triển bền vững
13:15 | 08/10/2024 Kinh tế
Kinh tế đạt mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 7% là khả thi
09:02 | 08/10/2024 Kinh tế
Động lực chính cho tăng trưởng kinh tế cả nước từ 2 "đầu tàu" Hà Nội và TPHCM
19:32 | 07/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Phối hợp quản lý chặt sản xuất vàng trang sức
18:50 | 07/10/2024 Kinh tế
Tận dụng dư địa lớn của thị trường CPTPP
09:05 | 07/10/2024 Kinh tế
Tối đa hóa tiềm năng xuất khẩu công nghệ số
07:31 | 07/10/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu tiếp tục tăng tốc ấn tượng
20:36 | 06/10/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan Hà Nam Ninh đồng hành cùng DN tiêu biểu tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu vấn đề Biển Đông và giải pháp cho Myanmar
Rút ra nhiều bài học từ hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ
TP Hồ Chí Minh giới thiệu loạt chính sách thu hút đầu tư
Bắt ô tô tải chở gần 1.600 sản phẩm thời trang giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics