Chống dịch thành công, nhịp đập kinh tế sẽ quay trở lại
Nhiều doanh nghiệp cho biết không thể "cầm cự" trong thời gian dài nếu dịch COVID-19 tiếp diễn. Ảnh: H.Dịu. |
Tìm biện pháp giảm thiệt hại
Trong thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 nêu rõ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải khẩn trương đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ các gói chính sách hỗ trợ về tín dụng, thuế, xuất khẩu và mở rộng thị trường nội địa, kể cả các giải pháp theo quy định phải báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hoặc Quốc hội nếu thấy thực sự cần thiết.
Thực tế cho thấy chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là hết sức kịp thời và đúng đắn trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp và có nguy cơ lan rộng ra toàn cầu. Các chuyên gia trong nước và quốc tế nhận định, dịch COVID-19 có thể gây tổn thất kinh tế toàn cầu lên tới 160 tỷ USD. Báo cáo thống kê tình hình kinh tế - xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2020 của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cũng đã cho thấy, nhiều chỉ số quan trọng của nền kinh tế Việt Nam diễn biến theo chiều hướng không mấy tốt đẹp.
Theo đó, tính chung 2 tháng đầu năm 2020, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp chỉ tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều mức tăng 13,7% của cùng kỳ năm 2018 và 9,2% của cùng kỳ năm 2019. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 2 tháng đầu năm ước tính đạt 95 nghìn tỷ đồng, chỉ tăng 1,7% so với mức tăng 10,8% của cùng kỳ năm trước… Đặc biệt, các doanh nghiệp hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn ở cả đầu vào và đầu ra, có thể phải tạm ngừng sản xuất. Lãnh đạo nhiều ngân hàng thương mại cho biết, dư nợ của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng từ dịch COVID-19 có thể lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng, chiếm từ 10-15% tổng dư nợ, nếu không trả nợ đúng hạn thì khối lượng này sẽ thành nợ xấu, ảnh hưởng tới toàn ngành ngân hàng.
Trong tình hình này, nhiều nước trên thế giới đã đưa ra các giải pháp, gói kích thích để “cứu” nền kinh tế. Đơn cử tại Trung Quốc, hồi đầu tháng 2, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã "bơm" 1.700 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 243 tỷ USD) vào thị trường tài chính. PBOC cũng tiếp tục hạ 0,1% lãi suất cho vay ngắn hạn và mới đây nhất là lãi suất cho vay trung hạn giúp các doanh nghiệp giảm thiểu thiệt hại từ dịch bệnh.
Tại Việt Nam, tuy chưa có động thái chính thức về giảm lãi suất hay bơm vốn ra nền kinh tế từ Ngân hàng Nhà nước, nhưng Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản chỉ đạo các ngân hàng thương mại có chính sách hỗ trợ khắc phục thiệt hại do ảnh hưởng của dịch COVID-19, như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay… Vì thế, hàng loạt ngân hàng thương mại đã đưa ra các gói tín dụng hàng nghìn tỷ đồng, giảm lãi suất cho vay từ 1-3% với các khách hàng cá nhân, doanh nghiệp chịu thiệt hại từ dịch bệnh.
Chưa đủ cơ sở để đưa ra gói kích thích kinh tế
Những giải pháp nêu trên được xem là kịp thời và hiệu quả để hỗ trợ các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. PGS.TS. Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội khóa XIV, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, các gói hỗ trợ bằng nguồn vốn vay giá rẻ sẽ giúp các doanh nghiệp huy động được vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh, tạo sự lan tỏa rộng rãi hơn. Bởi trong hoàn cảnh hiện nay, nếu bơm một lượng tiền lớn ra nền kinh tế thì sẽ chỉ tạo ra sự phục hồi trong ngắn hạn, khó có thể mang tới tác động lâu dài, thậm chí nếu lượng tiền này được đưa vào những lĩnh vực nhạy cảm hút vốn thì có thể gây tác động ngược.
Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Đỗ Thiên Anh Tuấn, Trường Chính sách công và Quản lý Fullbright cho rằng, bối cảnh hiện nay rất khác so với giai đoạn suy giảm kinh tế cách đây hơn 10 năm. Gói kích cầu kinh tế đơn thuần không giải quyết được vấn đề. Nền kinh tế Việt Nam không phải đang thiếu tiền. Các dư địa tiền tệ và không gian cho tăng trưởng tài khóa trong năm nay còn rất lớn. Tương tự đối với chính sách tài khóa. Việc giảm thuế có thể giúp tăng thu nhập khả dụng cho người dân, song người dân không phải giảm tiêu dùng tạm thời vì thu nhập giảm, mà do lo sợ dịch bệnh, nên giảm nhu cầu đi lại và chi tiêu trong ngắn hạn.
Từ những nhận định trên, các chuyên gia cho rằng, Nhà nước cần ưu tiên nguồn lực để ngành y tế chống dịch, dập dịch; các giải pháp cho nền kinh tế cần tính toán về lâu về dài, dựa trên kết quả đánh giá tác động cụ thể lên từng ngành, lĩnh vực. Vì thế, nhiều chuyên gia còn đề nghị không nên nới rộng chính sách tài chính tiền tệ để kích thích kinh tế trong giai đoạn này, bởi điều này có thể khiến lạm phát tăng cao, tiền đồng mất giá, kéo theo hàng loạt cân đối vĩ mô bị ảnh hưởng. Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), biện pháp cấp bách trong ngắn hạn là hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh, cố gắng giảm được chi phí cho doanh nghiệp. Về dài hạn là phải có giải pháp để đa dạng hóa thị trường quốc tế, tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và nền kinh tế.
Nói thêm về vấn đề này, ông Đỗ Thiên Anh Tuấn đề xuất, Bộ Tài chính cần gấp rút đề xuất và triển khai các biện pháp hỗ trợ cho những đối tượng chịu tác động của dịch bệnh, như miễn, giảm, giãn thuế cho người dân, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Chính phủ có thể tăng mua để hỗ trợ cho các ngành, lĩnh vực đang chịu tác động của dịch bệnh nếu đó là mặt hàng Chính phủ có thể tăng mua dự trữ. “Nói chung, đến thời điểm này, chưa đủ cơ sở để đưa ra những cái gọi là gói kích thích kinh tế hay gói kích cầu kinh tế. Không phải doanh nghiệp thiếu tiền, mà người dân đang sợ rủi ro lây bệnh, nên tạm thời co cụm lại. Chống dịch thành công thì các nhịp đập kinh tế sẽ quay trở lại”, ông Đỗ Thiên Anh Tuấn nhấn mạnh.
Tin liên quan
Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh
09:40 | 12/09/2024 Kinh tế
Thúc giục đưa dòng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
09:38 | 12/09/2024 Kinh tế
Hải quan TP Hồ Chí Minh đồng hành cùng doanh nghiệp đưa đầu tàu kinh tế của cả nước không ngừng phát triển
20:03 | 10/09/2024 Hải quan
Sản xuất công nghiệp tiếp tục xu hướng tăng trưởng sau 8 tháng
14:51 | 17/09/2024 Kinh tế
Nửa cuối tháng 8 xuất nhập khẩu tăng hơn 5 tỷ USD
10:32 | 17/09/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm tác động tiêu cực từ thiên tai bằng hành động từ doanh nghiệp
09:41 | 17/09/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp hiểu chưa đầy đủ về CBAM
09:41 | 17/09/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh là nhiệm vụ cấp bách của doanh nghiệp cảng biển
09:19 | 17/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh đồng hành với doanh nghiệp trong sản xuất, xuất khẩu xanh
10:41 | 15/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 54 tỷ USD: Nhiệm vụ khả thi
08:48 | 14/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
Kiểm soát tình trạng tăng giá bất động sản
15:01 | 13/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động
17:50 | 12/09/2024 Kinh tế
Đề nghị ngân hàng mạnh dạn cho vay mới để khắc phục thiệt hại sau bão lũ
15:26 | 12/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Samsung Việt Nam ủng hộ 10 tỷ đồng hỗ trợ các tỉnh miền Bắc khắc phục hậu quả bão lũ
Sản xuất công nghiệp tiếp tục xu hướng tăng trưởng sau 8 tháng
Công tác kiểm định góp phần phòng ngừa gian lận
Hải quan Hải Phòng thu ngân sách đạt gần 73% chỉ tiêu năm
"Soi" giá tính thuế , Hải quan TP Hồ Chí Minh tăng thu gần 100 tỷ đồng
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform