Chuẩn bị kỹ phương án cho học sinh trở lại trường
Học sinh TPHCM bước vào năm học mới không có khai giảng, học trực tuyến | |
Học sinh tiểu học tại TPHCM bắt đầu học trực tuyến từ ngày 8/9 | |
Hà Nội đề xuất học sinh trở lại trường từ ngày 10/7 - 24/7 |
Học sinh quay trở lại trường phải đảm bảo các quy định giãn cách của Bộ Y tế. Ảnh ĐH |
Học sinh “vùng xanh” tới trường học trực tiếp
Ngày 16/9, sau khai giảng năm học mới 500.000 học sinh các cấp của Bình Dương bắt đầu học tập trực tuyến qua truyền hình và dạy học trực tuyến một số môn học của các khối lớp với thời lượng không quá 35 phút/tiết, không quá 2 tiết/buổi và 3 buổi/tuần. Hiện do còn những điểm đỏ trong “vùng xanh” và số ca mắc mới mỗi ngày vẫn cao, Sở GD&ĐT tỉnh Bình Dương đã xây dựng 4 phương án dạy học tương ứng với 4 cấp độ kiểm soát dịch, để các nhà trường linh hoạt thực hiện.
Theo đó, các “vùng đỏ” sẽ tiếp tục học trực tuyến. Vùng có nguy cơ cao học trực tuyến kết hợp trực tiếp với tỷ lệ thời lượng mỗi hình thức là 50-50%. Vùng có nguy cơ ở mức “vàng” có thể học trực tiếp 70% và trực tuyến 30%. Và “vùng xanh”, học sinh sẽ tới trường học trực tiếp trong điều kiện đảm bảo phòng chống dịch.
Trước tình hình nhiều nơi kiểm soát tốt dịch Covid-19, Sở GD&ĐT Quảng Ngãi cũng đã tính đến phương án cho học sinh toàn tỉnh đến trường học tập từ ngày 4/10. Trước đó, ngày 27/9, Sở GD&ĐT Quảng Ngãi tổ chức giáo viên dạy học trực tiếp cho học sinh ở các địa phương là “vùng xanh”, gồm: Sơn Hà, Sơn Tây, Ba Tơ, Minh Long và huyện Lý Sơn và 50% xã ở huyện Mộ Đức có học sinh học trực tiếp, còn lại vẫn học trực tuyến.
Để chuẩn bị dạy học trực tiếp trong điều kiện bình thường mới, các trường học ở Quảng Ngãi đã phối hợp ngành y tế tăng tốc tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho đội ngũ giáo viên trước khi trở lại trường. Nhiều trường ở các huyện miền núi yêu cầu giáo viên ở lại địa phương, không về nhà trong 14 ngày qua.
Ngày 15/9, hơn 154.000 học sinh các khối lớp: 1,2,5,6,9,10 và 12 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến trường học tập trực tiếp buổi đầu tiên của năm học 2021-2022. Để bảo đảm các yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19, các trường ngoài thực hiện 5K phải chia lớp thành 2 ca, một ca học buổi sáng; một ca học buổi chiều; mỗi ca bố trí 50% học sinh đến trường để bảo đảm giãn cách.
Tại Hà Nội, từ đầu tháng 5/2021, học sinh Hà Nội tạm dừng đến trường do Covid-19 bùng phát. Đến tháng 9/2021, Hà Nội vẫn thuộc nhóm 25 tỉnh, thành chưa thể cho học sinh trở lại trường, phải dạy trực tuyến hoặc qua truyền hình.
Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, hiện 100% các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến THPT đang dạy học trực tuyến. Sở GD&ĐT Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng 4 kịch bản dạy học ứng phó với diễn biến của dịch Covid-19. Một trong những kế hoạch của kịch bản này, tổ chức cho học sinh lớp 6, lớp 9, lớp 10 và lớp 12 ở “vùng xanh” được đến trường học tập.
Được biết, Hà Nội cũng đã xây dựng Bộ 15 tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học, sẵn sàng các phương án cho học sinh trở lại trường học. Sở GD&ĐT Hà Nội cũng yêu cầu các đơn vị, trường học tiếp tục chuẩn bị các điều kiện, xây dựng kế hoạch, phương án phòng, chống dịch Covid-19, sẵn sàng đón học sinh quay trở lại trường học tập khi điều kiện cho phép.
Thận trọng
Nhận định của Bộ GD&ĐT cho thấy, hiện tại, đối với những địa phương tuy đang kiểm soát được dịch bệnh như Hà Nội, Bình Dương… song khó có thể khẳng định hết F0 trong cộng đồng, hiện vẫn xuất hiện những ca bệnh mới. Nhiều địa phương hiện chưa có dịch vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Trong khi đó, các em học sinh chưa nằm trong danh sách những đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin phòng Covid-19 nên có nguy cơ lây nhiễm cao. Do vậy vẫn có nguy cơ lây, mắc bệnh khi học sinh trực tiếp đến trường học tập.
Đơn cử, Hà Nam là 1 trong 25 địa phương cho học sinh đi học trực tiếp ngay sau khi khai giảng năm học mới. Nhưng sau gần ba tuần, dịch bùng phát và xảy ra lây lan dịch cho học sinh, giáo viên trong trường học khiến Hà Nam phải cho học sinh dừng đến trường. Ngày 26/9, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo Sở GD&ĐT hướng dẫn học sinh các cấp tiếp tục ngừng đến trường và chuyển sang học trực tuyến từ ngày 27/9. Hiện tại Hà Nam có 3 giáo viên và 38 học sinh mắc Covid-19.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ nhận định: “Quá trình dạy học trực tiếp, một số tỉnh phát sinh ca nhiễm mới nên lại chuyển từ “vùng xanh” thành “vùng đỏ”. Tình trạng này có thể còn xuất hiện trong thời gian tới. Do đó, các cơ sở giáo dục xác định là phải chuyển trạng thái, từ dạy học trực tuyến/dạy học qua truyền hình, là giải pháp tình thế sang chủ động, có kế hoạch dạy học theo hình thức này. Đây cũng là cách để ngành Giáo dục có thể đạt được 3 mục tiêu: An toàn vì dịch, hoàn thành chương trình năm học và kiên trì mục tiêu chất lượng”.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ lưu ý từng tỉnh thành cần tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế theo từng thời điểm, từng vùng. Theo đó, xây dựng phương án, kịch bản tổ chức dạy học không chỉ tính bằng năm mà theo học kỳ, thậm chí là từng tháng. Tuỳ điều kiện thực tế diễn biến dịch, các địa phương/địa bàn cần linh hoạt áp dụng phương thức dạy hoc trực tiếp, trực tuyến và dạy học qua truyền hình. Trong đó, với những vùng học sinh không thể tới trường, ưu tiên dạy học trên truyền hình với lớp 1, lớp 2; học sinh lớp 3 đến lớp 12 sẽ chủ đạo là học trực tuyến và bổ trợ là học trên truyền hình.
Bộ GD&ĐT thông tin, theo thống kê báo cáo của các Sở GD&ĐT, tính đến ngày 20/9, cấp Tiểu học có 25 tỉnh, thành phố chưa tổ chức dạy học trực tiếp; cấp THCS có 23 tỉnh, thành phố chưa tổ chức dạy học trực tiếp; cấp THPT có 1.207/2.876 trường tổ chức dạy học trực tiếp. |
Tin liên quan
Tuần lễ Giáo dục châu Âu 2024: Giáo dục toàn diện, cơ hội rộng mở
18:58 | 15/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trang bị kiến thức, giáo dục tài chính cho giới trẻ
20:33 | 02/10/2024 Kinh tế
Tập đoàn IPPG kết hợp tổ chức cuộc thi ROBOG thành công rực rỡ
08:40 | 26/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
AI và cảm xúc
09:00 | 15/10/2024 Người quan sát
Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng nhờ chính sách đột phá
08:32 | 15/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Trung Quốc thúc đẩy hợp tác về hạ tầng, kinh tế số, tài chính
08:34 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về chống lãng phí
07:46 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lý Cường chứng kiến trao văn kiện hợp tác giữa hai nước
16:02 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trung Quốc “luôn coi Việt Nam là ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng”
15:52 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
15:52 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tiếp vốn cho nông nghiệp
15:21 | 13/10/2024 Người quan sát
Sôi động thị trường lao động cuối năm
09:00 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xóa nhà tạm, dột nát
08:41 | 13/10/2024 Người quan sát
Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường thăm Việt Nam
19:23 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
19:14 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Thúc đẩy chuyển đổi số để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng, vượt lên
18:23 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
TP Hồ Chí Minh ưu tiên thu hút đầu tư y tế chất lượng cao
Hải quan KCN Trảng Bàng chủ động tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
Xem xét giảm tối thiểu 1%/năm lãi suất cho vay thực hiện đề án 1 triệu héc ta lúa
Áp dụng hiệu quả chính sách mới về bất động sản vào thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp
Quy hoạch cửa khẩu cần gắn liền với chuyển đổi số hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics