Chuyện những dòng sông
Công bố báo cáo hiện trạng đất đai khu vực sông Mê Kông | |
Xây dựng thủy điện trên sông Mê Kông sẽ gây nhiều hệ lụy cho hạ lưu | |
Các nước Tiểu vùng sông Mê Kông hợp tác phát triển nguồn lực du lịch |
Ảnh minh họa |
Theo một báo cáo nghiên cứu độc lập của Ngân hàng thế giới (WB), Việt Nam có 11 lưu vực sông chính và gần 3.500 con sông, lượng mưa trung bình năm lớn (khoảng 2000 mm). Trong đó, sông Mê Kông, sông Hồng – Thái Bình và Đồng Nai chiếm khoảng 80% tổng lượng tài nguyên nước Việt Nam. Sông Mê Kông có diện tích lưu vực là 800.000 km2, bằng diện tích cả nước Pháp, chảy xuyên 6 quốc gia.
Thế nhưng Việt Nam lại chỉ chiếm 8% diện tích của toàn lưu vực sông Mê Kông. Cái tên quốc tế Mê Kông không bắt nguồn từ thượng nguồn (sông được gọi Lan Thương Giang, nghĩa là “dòng sông cuộn sóng”), mà lại từ tiếng Thái và tiếng Lào, với nghĩa là “sông mẹ”. Sử Việt Nam thì gọi là sông Khung. Lượng nước từ sông này chảy về Việt Nam khoảng hơn 5 tỷ m3, chiếm 57% tổng lượng nước mặt của Việt Nam và nhiều hơn tổng lượng nước của Philippines và Australia.
Trong khi đó hệ thống sông Hồng – Thái Bình có diện tích lưu vực là 155.000 km2. Bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) với cái tên Nguyên Giang, lượng nước sông Hồng chảy vào Việt Nam từ ngoài lãnh thổ là 137 tỷ m3.
Cho đến nay, lượng nước trung bình đầu người của nước ta là 9.434 m3, mức cao hơn so với tiêu chuẩn của vùng và toàn cầu. Mặc dù vậy, phần lớn tài nguyên nước Việt Nam lại nằm ngoài khả năng quản lý của quốc gia, vì có đến 2/3 tổng lượng nước “nhập khẩu” từ quốc gia thượng nguồn. Nguồn nước nội sinh của Việt Nam thuộc loại thấp (bình quân đầu người chỉ đạt khoảng 4.200 m3) so với mức bình quân 4.900 m3 của khu vực Đông Nam Á.
Bên cạnh đó, tài nguyên nước phân bố không đồng đều theo mùa, lượng mưa tập trung chủ yếu vào mùa mưa ngắn. Các con sông thường đầy nước vào mùa mưa nhưng lại khô hạn vào mùa khô. Nguồn tài nguyên nước cũng phân bố không đều theo không gian; các lưu vực sông Mã, sông Hương, các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu… đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước mùa khô. Đó là chưa kể tình trạng xâm nhập mặn diễn ra gay gắt những năm gần đây ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long làm cho nguồn nước bị mặn hoá, không thể sử dụng cho các nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.
Đáng lo ngại hơn, dự báo đến năm 2030, nhu cầu gia tăng sẽ khiến 11 trong số 16 lưu vực sông lớn ở Việt Nam phải đối mặt với tình trạng căng thẳng về nước, ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế và đời sống của nhân dân, nếu không có những biện pháp can thiệp quyết liệt. Thay đổi cách suy nghĩ và ứng xử với tài nguyên nước đã là một yêu cầu vô cùng cấp bách rồi!
Tin liên quan
Công nhận địa điểm kiểm tra tại Công ty TNHH chế tạo cơ khí Foxconn (Việt Nam)
13:45 | 16/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Việt Nam hướng đến du lịch xanh, bền vững
14:00 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hà Nội ban hành lệnh báo động lũ cấp I trên sông Hồng
14:32 | 10/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
'Phông bạt'
07:41 | 17/09/2024 Người quan sát
Cảnh giác trước các thông tin lừa đảo, thất thiệt trong bão lũ
15:51 | 13/09/2024 Người quan sát
Chung tay giúp dân vùng lũ
16:10 | 10/09/2024 Người quan sát
Trái cây Việt thêm ngọt
07:59 | 02/09/2024 Người quan sát
Sách giáo khoa giả
07:40 | 27/08/2024 Người quan sát
Chấn chỉnh công tác đấu giá đất
20:15 | 24/08/2024 Người quan sát
CPTPP tròn 5 tuổi
07:25 | 23/08/2024 Người quan sát
Thiếu giáo viên trước thềm năm học mới
08:50 | 21/08/2024 Người quan sát
Thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư
05:11 | 18/08/2024 Người quan sát
Tôn vinh phở, mỳ Quảng...
10:24 | 14/08/2024 Người quan sát
Luật chờ Nghị định...
08:21 | 10/08/2024 Người quan sát
Quản lý chặt chẽ hóa chất cực độc
15:00 | 06/08/2024 Người quan sát
Xe buýt điện
07:26 | 04/08/2024 Người quan sát
Tin mới
Toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị TW 10 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
Dù phục hồi, song xuất khẩu gỗ và sản phẩm đối mặt thách thức mới
Vẫn còn nhiều trường học chưa thể dạy học sau bão lũ
Chính phủ: 6 nhóm giải pháp khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão số 3
Một số doanh nghiệp được bỏ thuế chống bán phá giá cá tra vào Hoa Kỳ
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform