CIEM khuyến nghị áp dụng phương pháp thuế hỗn hợp đối với đồ uống có cồn
Trong vòng 15 năm qua, tại Việt Nam, ngành công nghiệp rượu vang và rượu mạnh đã chịu tác động của 5 lần thay đổi thuế Tiêu thụ đặc biệt. Ảnh: Internet. |
Phát biểu tại hội thảo công bố kết quả nghiên cứu “Chính sách thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với ngành sản xuất đồ uống có cồn tại Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị chính sách” ngày 8/4 do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức, ông Nguyễn Hoa Cương, Phó Viện trưởng CIEM cho biết, chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2021-2030 đề ra mục tiêu tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách thuế, trong đó có quy định về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành đồ uống có cồn. Chính sách này nhằm mục tiêu giảm lượng tiêu thụ đồ uống có cồn, từ đó hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của người tiêu dùng, tăng thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước, cũng như đảm bảo công bằng, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, hạn chế nguy cơ tăng tiêu thụ hàng buôn lậu và hàng kém chất lượng.
Tuy nhiên, Phó Viện trưởng CIEM cũng cho rằng, xung quanh nội dung này vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm, chẳng hạn: phương thức đánh thuế mà Việt Nam đang tiếp cận, kinh nghiệm của các nước; sự phù hợp của cách tiếp cận này; tác động không cân xứng cho nhóm đối tượng khác nhau mà tác động của chính sách thuế có thể tạo ra (đặc biệt giữa ngành sản xuất rượu chính thức và thủ công);…
“Rõ ràng, những kết quả đạt được của chính sách quản lý đối với đồ uống có cồn nói chung và chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có cồn nói riêng chưa được như kỳ vọng ban đầu. Một trong những nguyên nhân được cho là do phương pháp thuế tương đối theo giá bán buôn của sản phẩm (ad valorem) đang áp dụng đối với ngành đồ uống có cồn tại Việt Nam không hiệu quả nếu xét trên các khía cạnh về giảm lượng cồn nguyên chất tiêu thụ và bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng cũng như đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước. Mặt khác, phương pháp này không còn phù hợp với xu thế chung của thế giới. Do đó, việc đề xuất áp dụng một phương pháp thuế tiêu thụ đặc biệt mới đối với ngành đồ uống có cồn là cần thiết để có thể đáp ứng hiệu quả hơn các mục tiêu quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này”, Phó Viện trưởng CIEM nhấn mạnh.
Theo báo cáo của CIEM, phương pháp tính thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành – thuế tương đối (ad valorem) không có tác động trực tiếp làm giảm tiêu thụ cồn nguyên chất, thậm chí trong dài hạn còn khuyến khích nhà sản xuất và người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm giá rẻ hơn với lượng cồn nguyên chất cao hơn, dẫn tới nguy cơ cao hơn về an toàn thực phẩm và sức khỏe cộng đồng.
Mặt khác, phương pháp này hiện nay không còn phù hợp với thực tiễn bởi nhiều nước phát triển trên thế giới đã chuyển hoàn toàn sang đánh thuế tuyệt đối (như Úc, Canada, Nhật Bản, Mỹ và hầu hết các nước OECD) và các nước láng giềng, các nước có điều kiện kinh tế tương tự Việt Nam cũng đã chuyển dần sang thuế tuyệt đối hoặc hỗn hợp (như Indonesia, Philippines, Thái Lan và Malaysia). Trong bối cảnh đó, CIEM nhận định, việc nghiên cứu và tìm ra phương pháp tính thuế tiêu thụ đặc biệt hợp lý, khắc phục được những hạn chế đã nêu ở trên và giúp Chính phủ đạt được các mục tiêu chính sách là điều hết sức cần thiết.
Ngoài ra, nghiên cứu của CIEM cũng chỉ ra rằng, phương pháp thuế hỗn hợp, với hiệu ứng trading-up tăng cao hơn, hàm ý người tiêu dùng sẽ chuyển sang sử dụng nhóm sản phẩm đồ uống có cồn với chất lượng, thương hiệu tốt hơn, hạn chế việc sử dụng các sản phẩm rẻ tiền, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm…do đó tăng thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước từ khu vực rượu nhập khẩu.
Trên cơ sở đó, CIEM đề xuất, Chính phủ tiếp tục ổn định môi trường chính sách trong những năm tới, đặc biệt là chính sách thuế để giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh sau giai đoạn chịu tác động nặng nề của đại dịch Covid-19. Đây cũng là giải pháp nhằm nuôi dưỡng nguồn thu, hướng tới việc tăng thu ngân sách nhà nước trong dài hạn. Mặt khác, đẩy mạnh việc quản lý khu vực đồ uống có cồn phi chính thức – yếu tố sống còn giúp Chính phủ đạt được các mục tiêu chính sách cả về việc giảm tiêu thụ đồ uống có cồn nói chung và giảm lạm dụng loại đồ uống này nói riêng cũng như tăng thu ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó, CIEM khuyến nghị, khi thực hiện sửa đổi Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt ở thời điểm phù hợp, cần xem xét việc áp dụng phương pháp thuế hỗn hợp dựa trên số lít cồn nguyên chất – LPA thay cho thuế tương đối do các ưu điểm vượt trội trong việc giúp đạt các mục tiêu chính sách cũng như phù hợp với bối cảnh và khả năng thích ứng của Việt Nam.
Trong vòng 15 năm qua, tại Việt Nam, ngành công nghiệp rượu vang và rượu mạnh đã chịu tác động của 5 lần thay đổi thuế tiêu thụ đặc biệt. Mới đây nhất, thuế suất loại này đã tăng từ 50% (năm 2015) lên 55% (năm 2016) và sau đó lên 65% (năm 2018); đồng thời, giá tính thuế cũng bị thay đổi từ giá nhập khẩu thành giá bán buôn. |
Tin liên quan
Doanh thu ngành thực phẩm, đồ uống tăng vượt bậc
09:11 | 17/08/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Năm 2024 GDP Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng gần 7%
08:17 | 16/07/2024 Kinh tế
Sản xuất công nghiệp vẫn chưa thể hoàn toàn phục hồi như trước dịch Covid-19
13:44 | 30/06/2024 Kinh tế
Đấu thầu 128.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong quý 4/2024
15:32 | 16/10/2024 Thuế - Kho bạc
KBNN Ninh Thuận hoàn thành công tác lập Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh
14:22 | 16/10/2024 Thuế - Kho bạc
Cần phương thức quản lý thuế thúc đẩy hộ kinh doanh phát triển
20:34 | 08/10/2024 Thuế - Kho bạc
Thu nợ thuế đạt 56.092 tỷ đồng
14:27 | 08/10/2024 Thuế - Kho bạc
Sàn thương mại điện tử hoàn toàn có thể kê khai, nộp thuế thay người kinh doanh trên sàn
08:28 | 28/09/2024 Thuế - Kho bạc
Thu ngân sách 3 quý năm 2024 đạt khoảng 85% dự toán
22:34 | 27/09/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ Tài chính phản hồi thông tin về đề xuất đánh thuế bất động sản
21:52 | 27/09/2024 Thuế - Kho bạc
7 giải pháp trọng tâm để quản lý thuế thương mại điện tử
14:44 | 24/09/2024 Thuế - Kho bạc
Miễn giảm, gia hạn nhiều loại thuế, phí cho người dân, doanh nghiệp sau bão số 3
16:53 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
Cơ quan Thuế xử lý 9,6 tỷ hoá đơn điện tử
15:05 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
Thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước đã vượt dự toán năm 2024
09:50 | 15/09/2024 Thuế - Kho bạc
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
16:08 | 14/09/2024 Thuế - Kho bạc
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
16:05 | 14/09/2024 Thuế - Kho bạc
Tin mới
Thủ tướng: Tháo gỡ 2 điểm nghẽn lớn để ĐBSCL phát triển
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Cồn Cỏ có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển
7,4 tỷ USD kiều hối đổ về TPHCM trong 9 tháng
Nhà đầu tư Hàn Quốc xúc tiến dự án 3 tỷ USD tại cảng quốc tế Long An
Gỡ vướng dự án nhà ở xã hội, tăng nguồn cung nhà giá rẻ
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics