"Cửa sáng" cho thị trường bất động sản năm 2021
Thị trường bất động sản 2020 vẫn có nhiều điểm sáng | |
Kịch bản cho thị trường bất động sản năm 2021 | |
Những dự án giao thông lớn tác động mạnh mẽ đến thị trường bất động sản 2021 |
Tháo gỡ rào cản pháp lý giúp khơi thông dòng chảy thị trường BĐS. Ảnh: H.Anh |
Đòn bẩy pháp lý khơi thông thị trường
Ngoại trừ dịch Covid-19 thì năm 2020 một loạt tin vui đến với thị trường bất động sản (BĐS) khi hàng loạt văn bản pháp lý quan trọng đã được sửa đổi ban hành, qua đó sẽ tháo gỡ nhiều bất cập tồn tại trên thị trường BĐS lâu nay, gây khốn đốn cho nhiều chủ đầu tư trong quá trình phát triển dự án.
Giữa năm 2020, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng (sửa đổi) 2020 đã được Quốc hội ban hành và có hiệu lực từ 1/1/2021. Cuối năm 2020, Nghị quyết 164/NQ-CP được Chính phủ ban hành là cú hích cho thị trường BĐS, tháo gỡ nút thắt pháp lý cho hàng trăm dự án đang ách tắc lâu nay.
Đặc biệt, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 “Sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai”, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 8/2/2021.
Nghị định này sẽ tháo gỡ được nhiều vướng mắc trong thực tiễn thi hành Luật Đất đai 2013. Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, hy vọng với những chính sách này sẽ tháo gỡ những nút thắt cho thị trường bất động sản, đem tới cho thị trường nhiều cơ hội phát triển mới.
“Nghị định 148/2020/NĐ-CP cùng với Luật Đầu tư 2020, Luật Xây dựng (sửa đổi) 2020, có hiệu lực từ 01/01/2021 kết hợp với việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS, Luật Bảo vệ môi trường, đã quy định các cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh theo hướng minh bạch, công bằng, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh và tháo gỡ được nhiều vướng mắc, ách tắc về quy trình, thủ tục đầu tư xây dựng cho hàng ngàn dự án đầu tư, dự án nhà ở trong phạm vi cả nước, góp phần thực hiện “mục tiêu kép” mà Thủ tướng Chính phủ đã đề ra là vừa phòng, chống, kiểm soát đại dịch CoViD-19 hiệu quả, vừa phục hồi và phát triển kinh tế bền vững”, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM nói.
Ông Bùi Văn Doanh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu BĐS Việt Nam cho rằng, bên cạnh những trở ngại thì có nhiều yếu tố có thể trở thành lực đẩy cho thị trường BĐS trong bối cảnh hiện tại. Theo đó, năm 2021, khi bước vào nhiệm kỳ mới, nhiều dự án sửa đổi luật dự kiến sẽ được hoàn thiện, các vướng mắc về chính sách pháp luật kìm hãm sự phát triển của một vài sản phẩm, một vài phân khúc trên thị trường BĐS sẽ được tháo gỡ theo hướng cụ thể, chi tiết hơn.
Từ đó, giúp khơi thông dòng chảy thị trường, các hoạt động kinh doanh, phát triển dự án cũng vì thế mà khởi sắc hơn. Hơn nữa, Chính phủ đã và đang tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu ban hành nhiều chính sách mới hỗ trợ thị trường, các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành sẽ góp phần giải quyết những vướng mắc tồn đọng đối với các dự án từ năm 2019 trở về trước.
Nhiều đòn bẩy đắc lực
Cũng theo ông Bùi Văn Doanh, bên cạnh pháp lý được tháo gỡ, thị trường bất động sản năm 2021 còn có những đòn bẩy đắc lực khác. Theo đó, quỹ đất cho các DN và nhà đầu tư còn rất dồi dào. Quan sát kỹ có thể thấy, những DN "trụ" được trong giai đoạn hiện nay đều là những DN sở hữu quỹ đất khổng lồ, như Vingroup, Văn Phú - Invest, Novaland, CEO Group…
Bên cạnh đó, các đô thị mới còn rất nhiều dư địa phát triển, như Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai, hay Buôn Ma Thuột, Quy Nhơn, Ninh Thuận, Bình Thuận, Quảng Nam, Quảng Ngãi… và nhiều nhà phát triển cũng đã và đang hướng đến để khai thác tiềm năng của các khu vực này như Capital House, FLC,...
Đồng thời, dòng vốn được kỳ vọng sẽ tiếp tục rót vào thị trường BĐS qua nhiều kênh khác nhau. Bên cạnh nguồn vốn FDI, huy động trái phiếu DN, gần đây một kênh khác kỳ vọng sẽ hỗ trợ cho thị trường BĐS trong năm tới đó là lãi suất huy động và cho vay liên tục giảm cho thấy các ngân hàng thương mại đang gặp khó vì không có khách vay. Khi lãi suất giảm mạnh, chắc chắn các ngân hàng sẽ ưu tiên lựa chọn kênh cho vay BĐS, bởi vẫn có thể sinh ra lợi nhuận khá chắc chắn.
Nhận định về những phân khúc BĐS triển vọng trong năm 2021, ông Nguyễn Mạnh Hà cho rằng, BĐS nhà ở sẽ luôn là phân khúc có tiềm năng phát triển trong trung và dài hạn. Tuy nhiên, trong thời gian tới sẽ có thêm những phân khúc mới nhiều tiềm năng phát triển hơn, trong đó, 5 năm tới sẽ là giai đoạn để BĐS công nghiệp đón nhiều vận hội mới nhờ xu hướng dịch chuyển các nhà máy sản xuất về Việt Nam, đây sẽ là phân khúc sáng cho thị trường BĐS trong 5 năm tới.
Cùng với đó, phân khúc nhà ở cho công nhân khu công nghiệp sẽ rất lớn. Ở phía Bắc, những địa phương có nhiều tiềm năng phát triển BĐS công nghiệp là Bắc Giang, Thái Nguyên, Hải Phòng... Ở phía Nam, các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Ninh, Tiền Giang... sẽ là những địa phương trọng điểm.
Theo bà Hoàng Nguyệt Minh, Phó giám đốc Tư vấn Đầu tư (Savills Hà Nội), Chính phủ chủ trương tiếp tục khuyến khích nâng cấp các khu công nghiệp và việc có thể thực hiện thí điểm một số cụm liên kết ngành nhằm hình thành mạng lưới sản xuất, chuỗi cung ứng và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu tại một số địa phương càng tạo tác động tích cực cho thị trường BĐS khu công nghiệp.
Bên cạnh triển vọng của BĐS khu công nghiệp, BĐS phục vụ mô hình nghỉ dưỡng kết hợp du lịch, giải trí và chăm sóc sức khỏe tại chỗ đồng bộ cũng được kỳ vọng có cơ hội phục hồi và phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
“Mặc dù năm nay phân khúc này đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, nhưng đang có bài toán đặt ra làm thế nào để kích thích, thu hút tiêu dùng nội địa, đây là cơ hội để phân khúc BĐS nghỉ dưỡng phục hồi và phát triển mạnh mẽ trở lại”, bà Hoàng Nguyệt Minh nhận định.
Tin liên quan
Áp lực lên tỷ giá đã giảm đáng kể
14:35 | 29/08/2024 Kinh tế
Đảm bảo cân đối khi điều chỉnh lãi suất cho vay nhà ở xã hội
15:41 | 27/08/2024 Sự kiện - Vấn đề
VIPFA ký hợp tác với 8 đối tác chiến lược thúc đẩy đầu tư vào khu công nghiệp
14:55 | 27/08/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dệt may kiên trì vượt khó, đón cơ hội từ thị trường
14:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Trái cây Việt Nam có cơ hội đi sâu hơn nữa vào thị trường Trung Quốc
10:13 | 09/09/2024 Kinh tế
Kinh tế Việt Nam: Tăng trưởng tích cực cả về lượng và chất
09:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng
07:40 | 08/09/2024 Kinh tế
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
20:09 | 07/09/2024 Kinh tế
Vì sao trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm?
19:50 | 07/09/2024 Kinh tế
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa
19:44 | 06/09/2024 Kinh tế
Tăng tốc phát triển du lịch bền vững thông qua ESG
19:29 | 06/09/2024 Kinh tế
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3
19:23 | 06/09/2024 Kinh tế
Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản
14:51 | 06/09/2024 Xuất nhập khẩu
Việt Nam xuất siêu 19,07 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm
14:12 | 06/09/2024 Kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2024 ước đạt 526,6 nghìn tỷ đồng
10:34 | 06/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan Quảng Ninh sớm hoàn thành nhiều nhiệm vụ trọng tâm năm 2024
Honda Lead 125cc hoàn toàn mới với giá từ 40,3 triệu đồng
Đề nghị doanh nghiệp bảo hiểm chủ động tạm ứng, bồi thường thiệt hại do bão số 3
Lào Cai: Tạm dừng thông quan qua cửa khẩu Kim Thành từ 13 giờ ngày 9/9
Dệt may kiên trì vượt khó, đón cơ hội từ thị trường
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics