Cùng chính sách hỗ trợ, kinh doanh phải theo xu thế và nhạy bén với thời cuộc
Đại biểu Nguyễn Đại Thắng, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách, phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên. |
Khối doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, ông đánh giá như thế nào về những khó khăn của các doanh nghiệp này?
Những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến đầu tư và phát triển khối kinh tế tư nhân, nhất là khi khối này đã và đang có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế cả nước và các địa phương. Như tại tỉnh Hưng Yên, tỉnh đang vươn lên vào top 10 tỉnh có thu ngân sách lớn nhất cả nước, khi tổng thu năm 2022 đạt gần 52.000 tỷ đồng. Kết quả này của tỉnh có được là nhờ chủ trương của UBND, HĐND tỉnh về định hướng quy hoạch cơ sở hạ tầng đô thị và giao thông, chiến lược thu hút đầu tư, quan tâm phát triển kinh tế tư nhân với những dự án có hàm lượng công nghệ cao.
Tuy nhiên, khối doanh nghiệp tư nhân còn có nhiều hạn chế và khó khăn, trong đó, đáng quan tâm nhất là khối này tại Việt Nam phần lớn có quy mô nhỏ và vừa, dẫn đến cơ cấu năng lực, sức chống chịu chưa cao, những năm qua lại phải đối mặt với hàng loạt thách thức từ dịch bệnh đến các xung đột địa chính trị. Vì thế, những biến động của nền kinh tế khiến các doanh nghiệp tư nhân thiếu đơn hàng, giảm lao động, giảm số lượng doanh nghiệp thành lập mới và tăng số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động, phá sản…
Những chính sách hỗ trợ mà Chính phủ đang thực hiện sẽ tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp ra sao, thưa ông?
Phát biểu trong phiên thảo luận về tình hình thực hiện kinh tế - xã hội theo chương trình Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, đại biểu Nguyễn Đại Thắng cho biết, bên cạnh kết quả đạt được, tình hình kinh tế - xã hội nước ta còn nhiều khó khăn, thách thức. Báo cáo của Chính phủ cũng đã chỉ ra 3 động lực tăng trưởng là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng đều chưa đạt kỳ vọng; giải ngân vốn đầu tư công đã đạt được kết quả tích cực nhưng chưa có nhiều đột phá… Trong đó, đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ có cơ chế, chính sách để đẩy mạnh phát triển công nghiệp phụ trợ, nhất là chính sách để đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp cơ khí. Có chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nhỏ và vừa đẩy mạnh đầu tư công nghệ, thiết bị tiên tiến, lựa chọn phụ tùng, linh kiện mà các doanh nghiệp trong nước có thể sản xuất. Tăng cường sự kết nối giữa các doanh nghiệp cơ khí chế tạo trong nước với nhau, có cơ chế để các nhà đầu tư, các nhà thầu ưu tiên sử dụng các sản phẩm cơ khí trong nước sản xuất hoặc đặt hàng để các doanh nghiệp trong nước tự sản xuất, để hạn chế phải nhập khẩu. |
Thời gian qua, Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách để hỗ trợ kinh tế tư nhân phục hồi và phát triển. Trong đó, Chính phủ đã ban hành các chính sách về miễn, giảm thuế, phí, gia hạn nợ, giãn nợ… cùng nhiều gói tài chính, tín dụng ưu đãi. Các cơ chế chính sách này có sự sòng phằng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân và được ban hành kịp thời nên đã tích cực hỗ trợ doanh nghiệp giảm bớt khó khăn.
Đáng lưu ý là trong những chính sách hỗ trợ, chính sách tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Quốc hội đã mang đến nhiều tác động. Tuy nhiên, cũng còn chính sách chưa phát huy hết hiệu quả như chính sách hỗ trợ lãi suất 2%. Bởi theo tôi thấy từ thực tế doanh nghiệp và qua nhiều hội nghị, hội thảo của ngành ngân hàng thì nhiều trường hợp dù đã tạo điều kiện hết mức nhưng doanh nghiệp vẫn không muốn tiếp cận hoặc không thể tiếp cận. Nguyên nhân đến từ khó khăn nội tại khiến các doanh nghiệp chưa biết sử dụng các gói hỗ trợ cho hiệu quả, nên cần nhiều giải pháp đồng bộ để các chính sách phát huy hết tiềm năng.
Ngoài ra, việc phát triển kinh tế tư nhân còn cần nhiều giải pháp và chiến lược từ ngắn hạn đến dài hạn. Trong đó là tạo điều kiện thuận lợi hơn để doanh nghiệp tiếp cận tín dụng, tiếp cận đất đai cũng như cải thiện về thủ tục hành chính, môi trường kinh doanh. Vấn đề là các cơ quan quản lý các cấp phải thấu hiểu khó khăn để từ đó chia sẻ, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển.
Những hỗ trợ đã có, theo ông, các doanh nghiệp cần những thay đổi như thế nào để vươn lên?
Các doanh nghiệp cũng phải thường xuyên đổi mới, áp dụng công nghệ tiên tiến. Đặc biệt, các doanh nghiệp không thể đi theo vết mòn trong sản xuất, kinh doanh. Vì thế, doanh nghiệp phải kinh doanh theo xu thế, nhạy bén với thời cuộc, để nhanh chóng thích ứng với những khó khăn khó lường như hiện tại.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Phải nỗ lực hơn trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh
19:52 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của năm nay
13:31 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng
07:40 | 08/09/2024 Kinh tế
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
20:09 | 07/09/2024 Kinh tế
Vì sao trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm?
19:50 | 07/09/2024 Kinh tế
Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa
19:44 | 06/09/2024 Kinh tế
Tăng tốc phát triển du lịch bền vững thông qua ESG
19:29 | 06/09/2024 Kinh tế
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3
19:23 | 06/09/2024 Kinh tế
Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản
14:51 | 06/09/2024 Xuất nhập khẩu
Việt Nam xuất siêu 19,07 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm
14:12 | 06/09/2024 Kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2024 ước đạt 526,6 nghìn tỷ đồng
10:34 | 06/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 473 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/8
09:25 | 06/09/2024 Infographics
Huy động tài chính cho chuỗi giá trị lúa gạo phát thải thấp
07:47 | 06/09/2024 Kinh tế
Dư nợ cho vay nhà ở xã hội tại TPHCM tăng trưởng 78%
19:12 | 05/09/2024 Kinh tế
Phát triển trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu để gỡ nút thắt ngành dệt may, da giày
16:43 | 05/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan sân bay quốc tế Nội Bài đảm bảo thủ tục hải quan thông suốt sau bão số 3
Sôi nổi Hội thao của 5 Cục Hải quan Cụm thi đua số 1
Cảnh giác trước chiêu lừa “Hải quan bán xe thanh lý”
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics