Đảm bảo nguồn lực tài chính cho công tác phòng chống dịch
Ngân sách đã được ưu tiên bố trí cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, đảm bảo đời sống cho người dân. |
Ngân sách đã chi 21,5 nghìn tỷ đồng cho phòng chống dịch
Theo Bộ Tài chính, trong thời gian qua, chi NSNN được điều hành chặt chẽ, triệt để tiết kiệm, cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đã ưu tiên bố trí cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, đảm bảo đời sống cho người dân, đảm bảo kinh phí mua, nhập khẩu, sử dụng vắc-xin từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và huy động, đóng góp, tài trợ.
Tính cả năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021, NSNN đã chi 21,5 nghìn tỷ đồng (trong đó, năm 2020 là 16,8 nghìn tỷ đồng) cho công tác phòng chống dịch Covid-19. Cụ thể, chi 8,4 nghìn tỷ đồng mua vắc xin, vật tư, sinh phẩm, trang thiết bị y tế,... ; chi hỗ trợ các lực lượng chức năng tham gia phòng chống dịch (các cán bộ, nhân viên y tế và lực lượng quân đội, công an,...), hỗ trợ người bị cách ly (năm 2020 là 4 nghìn tỷ đồng, năm 2021 là 4,4 nghìn tỷ đồng). Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định bổ sung 7,65 nghìn tỷ đồng cho Bộ Y tế để mua 31 triệu liều vắc xin của Pfizer và 30 triệu liều vắc xin AZ của VNVC, trong đó 5,1 nghìn tỷ đồng từ nguồn tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2020 và 2,55 tỷ đồng từ nguồn huy động của Quỹ vắc xin phòng, chống Covid-19.
Về hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, trên cơ sở dự kiến nhu cầu kinh phí để thực hiện chính sách, Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành 20 nghìn tỷ đồng từ nguồn tăng thu và tiết kiệm chi của ngân sách trung ương năm 2019 để hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Đồng thời, ban hành các Nghị quyết số 42/2020/NQ-CP và Nghị quyết số 154/2020/NĐ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Lũy kế đến hết tháng 6/2021, tổng số NSNN đã chi 13,1 nghìn tỷ đồng, cho khoảng 13,2 triệu đối tượng (trong đó năm 2020 là 12,83 nghìn tỷ đồng và năm 2021 là 280 tỷ đồng).
Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, trong thời gian qua, Chính phủ, Bộ Tài chính đã có nhiều nỗ lực trong việc bố trí, đảm bảo các nguồn lực tài chính cho việc nhập khẩu vắc xin, mua sắm các trang thiết bị y tế cần thiết cho phòng, chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, trong bối cảnh nguồn lực ngân sách hạn chế, Chính phủ đã thành lập Quỹ vắc xin phòng, chống Covid-19 nhằm huy động các nguồn đóng góp trong và ngoài nước đã tạo ra nguồn tài chính đáng kể.
“So với các nước thu nhập thấp, Việt Nam đã có nỗ lực đáng trân trọng trong phòng chống dịch, đảm bảo nguồn lực tài chính cho phòng chống dịch. Với sự bùng phát của dịch Covid-19 hiện nay, Việt Nam sẽ phải nỗ lực lớn hơn rất nhiều để có thể ngặn chặn, kiểm soát được dịch, do đó bên cạnh việc đảm bảo nguồn lực từ ngân sách thì việc huy động nguồn lực trong xã hội là rất cần thiết, qua đó góp phần nhanh chóng kiểm soát dịch”, chuyên gia Lê Đăng Doanh nhấn mạnh. Liên quan đến Quỹ vắc xin phòng chống Covid-19, tính đến 17h00 ngày 12/7/2021, số tiền huy động là 8.082 tỷ đồng.
Cân đối nguồn lực để mua vắc xin và các hoạt động phòng chống dịch
Để đảm bảo nguồn lực tài chính cho phòng chống dịch, từ nay đến cuối năm, Bộ Tài chính cho biết sẽ chủ động cân đối, đảm bảo đầy đủ nguồn lực NSNN, huy động các nguồn tài trợ, đóng góp tự nguyện của cộng DN, người dân trong và ngoài nước để mua vắc xin và cho các hoạt động phòng chống Covid-19 theo các Nghị quyết của Đảng, Chính phủ và Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Cùng với đó, tiếp tục triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, thực hiện cắt giảm các khoản chi chưa thực sự cần thiết, các hoạt động phô trương, hình thức, các nhiệm vụ chi chậm triển khai. Đồng thời, thu hồi các khoản kinh phí thường xuyên đã giao cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương nhưng đến ngày 30/6/2021 chưa phân bổ hoặc đã phân bổ nhưng chưa triển khai thực hiện và các khoản kinh phí thường xuyên chưa thực sự cần thiết để bổ sung nguồn dự phòng của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương chi cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 và phục vụ Chiến lược vắc xin.
Thông tin mới nhất về vấn đề này, Bộ Tài chính cho biết Bộ đã có văn bản số 6299/BTC-NSNN ngày 11/6/2021 hướng dẫn các bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương thực hiện cắt giảm, tiết kiệm chi thường xuyên năm 2021 theo Nghị quyết số 58/NQ-CP của Chính phủ. Đến nay, qua tổng hợp báo cáo thực hiện cắt giảm, tiết kiệm chi thường xuyên NSNN năm 2021 các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, dự kiến cắt giảm và tiết kiệm chi thường xuyên được khoảng 11-12 nghìn tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương khoảng 7 nghìn tỷ đồng, ngân sách địa phương khoảng 4-5 nghìn tỷ đồng.
Ghi nhận sự nỗ lực của Bộ Tài chính trong việc tiết kiệm từ chi thường xuyên để có thêm nguồn lực tài chính cho phòng chống dịch, chuyên gia Lê Đăng Doanh đề nghị cần phải thực hiện công khai minh bạch hơn nữa chi tiêu tài chính để chi thường xuyên công khai minh bạch hơn và tiết kiệm được nhiều hơn nữa, qua đó có thêm nguồn tài chính bổ sung cho công tác phòng chống dịch thời gian tới. Đồng thời, cần phải chú ý đảm bảo nguồn lực tài chính cho công tác y tế dự phòng, không chỉ là y tế điều trị. Việc tham khảo đầy đủ các chuyên gia y tế về phòng bệnh sẽ giúp kiểm soát phòng bệnh ngay từ đầu, qua đó giúp tiết kiệm nguồn lực tài chính.
Tin liên quan
Ngành Tài chính khẩn trương hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão, lũ
18:44 | 16/09/2024 Tài chính
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
16:08 | 14/09/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ Tài chính yêu cầu không để xảy ra tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
19:13 | 13/09/2024 Tài chính
Giám đốc KBNN Hà Nam được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc KBNN TPHCM
20:00 | 18/09/2024 Tài chính
Bảo hiểm tạo niềm tin và sự an tâm cho khách hàng chịu thiệt hại bởi bão số 3
07:40 | 17/09/2024 Tài chính
Xử lý nghiêm hành vi trục lợi về giá, ổn định tâm lý người tiêu dùng sau bão lũ
18:43 | 16/09/2024 Tài chính
Miễn giảm, gia hạn nhiều loại thuế, phí cho người dân, doanh nghiệp sau bão số 3
16:53 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
Cơ quan Thuế xử lý 9,6 tỷ hoá đơn điện tử
15:05 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
Xuất cấp lương thực, vật tư cho 4 tỉnh khắc phục hậu quả bão số 3
21:50 | 15/09/2024 Tài chính
Thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước đã vượt dự toán năm 2024
09:50 | 15/09/2024 Thuế - Kho bạc
Luật hóa quy định về hành vi thao túng thị trường chứng khoán
06:42 | 15/09/2024 Chứng khoán
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
16:05 | 14/09/2024 Thuế - Kho bạc
Xuất cấp các mặt hàng dự trữ quốc gia cho tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang
08:57 | 14/09/2024 Tài chính
Cục Thuế Hà Nội hướng dẫn hỗ trợ thuế, phí trong trường hợp gặp thiên tai
20:00 | 13/09/2024 Thuế - Kho bạc
Ngân hàng dẫn đầu trong phát hành và mua lại trái phiếu trước hạn
16:36 | 13/09/2024 Tài chính
Phòng, chống tham nhũng trong ngành Tài chính: Kiên quyết loại bỏ TTHC rườm rà, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp
09:46 | 13/09/2024 Tài chính
bawns cas h5
Tin mới
Ngành in ấn và bao bì xanh được nhiều doanh nghiệp quan tâm
Trưởng phòng một doanh nghiệp tuồn 2,5 tấn chất độc xyanua bán ra thị trường
Hải quan Quảng Trị phối hợp chặn đứng vụ vận chuyển 10.500 bao thuốc lá nhập lậu
Giám đốc KBNN Hà Nam được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc KBNN TPHCM
Ứng dụng mô hình mới kết nối ngành nội thất và xây dựng
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform