Đàm phán thương mại Mỹ-Trung: Quả ngọt vẫn chưa chín
Bất đồng thương mại Mỹ-Trung vẫn chưa kết thúc. |
Sau cuộc đàm phán 3 ngày giữa Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin với Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, Tân Hoa xã cho biết cuộc đối thoại “đạt tiến bộ mới” và các vấn đề còn lại sẽ được xử lý thông qua “những giải pháp hiệu quả”, trong khi người phát ngôn Nhà Trắng Sarah Sanders cho rằng vẫn còn “một khối lượng công việc đáng kể” cần phải làm trong các cuộc đàm phán thương mại với Bắc Kinh.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bày tỏ sự kỳ vọng của ông về việc đạt được thỏa thuận thương mại khi nói: “Đây là một thỏa thuận hào hùng, mang tính lịch sử nếu nó được ký kết”. Trong khi đó, Larry Kudlow, cố vấn Kinh tế hàng đầu của Trump, cho biết Mỹ và Trung Quốc đang “ngày càng tiến gần” tới một thỏa thuận thương mại và hai bên sẽ duy trì đàm phán thông qua “rất nhiều hội nghị trực tuyến”.
Sau cuộc gặp ông Lưu Hạc tại Phòng bầu dục ngày 4/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề ra thời hạn 4 tuần để Washington và Bắc Kinh đạt được thỏa thuận nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại. Tuy nhiên, không ai dám chắc sau 4 tuần đó, hai nước sẽ ký được một thỏa thuận bởi không bên nào cam kết chắc chắn về điều đó.
Theo một bài xã luận trên tờ Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc), không thể nói chắc chắn về thời điểm cũng như việc Bắc Kinh và Washington có thể đạt được thỏa thuận thương mại hay không. Bài xã luận này có đoạn: “Quả ngọt vẫn chưa chín. Nếu một trong hai bên vội vàng, họ có thể phải trả giá hoặc có thể khiến bên kia phải trả giá. Điều này sẽ đẫn đến những vấn đề nghiêm trọng, làm giảm hiệu quả cũng như sự công bằng của thỏa thuận”.
Theo bài xã luận trên tờ báo trên, có 4 vấn đề cần được giải quyết hoặc cải thiện trước khi Bắc Kinh và Washington có thể ký thỏa thuận:
Thứ nhất: Hai bên cần phải giải quyết những bất đồng liên quan đến văn bản của thỏa thuận, mặc dù những vấn đề còn tồn tại được xem như là vấn đề khó khăn nhất cần giải quyết.
Thứ hai, cả hai Chính phủ phải thể hiện quyết tâm “mạnh mẽ hơn nữa” để đối phó với những quan điểm trái chiều trong nước về thỏa thuận thương mại, vốn cho rằng vẫn còn một vài yếu tố gây tranh cãi.
Thứ ba, Washington và Bắc Kinh nên giảm “bất đồng về chính trị và an ninh giữa hai nước” để sao cho hai bên cùng có thiện chí đạt được thỏa thuận thương mại.
Cuối cùng, hai nước phải coi thỏa thuận thương mại như một bước tiến tốt đẹp hơn cho mối quan hệ song phương nói chung.
Tâm điểm bất đồng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc là Washington cáo buộc Bắc Kinh “ăn cắp” công nghệ, ép các công ty Mỹ làm ăn ở Trung Quốc phải giao bí mật thương mại cho các đối tác trong nước - tất cả trong mục tiêu Trung Quốc soán ngôi Mỹ để nắm quyền tối thượng về công nghệ. Washington còn đòi Bắc Kinh ngưng trợ cấp cho ngành công nghiệp Trung Quốc, mở rộng nền kinh tế cho công ty Mỹ làm ăn ở Trung Quốc, và mua hàng hóa Mỹ gồm nông sản cùng khí tự nhiên hóa lỏng để giảm thâm hụt thương mại Mỹ-Trung vốn đạt đến con số kỷ lục 379 tỷ USD hồi năm 2018. Mỹ ra thời hạn đến năm 2025 phải thực thi cam kết mua thêm hàng hóa Mỹ. Đây được xem như một cam kết ràng buộc, có thể buộc Mỹ trả đũa nếu Trung Quốc không thực hiện.
Để gây sức ép lên Trung Quốc, hồi tháng 7/2018, ông Trump đã ra lệnh áp mức thuế trừng phạt trị giá 250 tỷ USD lên các hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và Bắc Kinh đáp trả với mức thuế lên tới 110 tỷ USD hàng hóa Mỹ, gồm đậu nành và các mặt hàng tiêu dùng. Các quan chức Trung Quốc phủ nhận rằng Bắc Kinh không “ăn cắp”, không gây sức ép để các công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ và các bí mật thương mại.
Căng thẳng đã giảm phần nào, từ khi nhà lãnh đạo Mỹ-Trung tại hội nghị thượng G-20 ở Argentina cuối năm 2018, đồng ý hoãn tăng thuế trừng phạt cho đến ngày 1/3/2019, và từ sau đó Mỹ đồng ý hoãn vô thời hạn mức thuế trừng phạt 200 tỷ USD lên hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu, tiếp sau cuộc gặp giữa ông Trump với ông Lưu Hạc hồi tháng 2/2019.
Theo các nhà phân tích, hai điểm bất đồng chính làm “ngáng đường” bất kỳ thỏa thuận Mỹ-Trung nào. Thứ nhất là Mỹ-Trung vẫn chưa nhất trí một cơ chế thực thi thỏa thuận, nhằm bảo đảm Trung Quốc tôn trọng bất kỳ cam kết nào trong thỏa thuận. Mỹ đã phàn nàn Trung Quốc liên tục thất hứa ở những cuộc đàm phán thương mại trước đây.
Thứ hai là việc có dỡ bỏ mức thuế 250 tỷ USD mà Mỹ áp lên hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu hay không. Trung Quốc muốn dỡ bỏ các khoản thuế này như một phần thỏa thuận, trong khi Mỹ xem việc áp thuế làm công cụ đàm phán, nhằm buộc Trung Quốc cam kết thực hiện bất kỳ thỏa thuận nào, nên không tính dỡ bỏ ngay. Tổng thống Trump đã nói Mỹ có thể giữ nguyên mức thuế “suốt một thời gian dài” nhằm buộc Trung Quốc tuân thủ thỏa thuận.
Theo ông Myron Brilliant, một quan chức Phòng Thương mại Mỹ: “Không có cơ chế thực thi thì thỏa thuận sẽ thất bại. Bạn cần cơ chế sẽ bảo đảm hai bên tin cậy lẫn nhau rằng thỏa thuận sẽ bền vững và có thể xác minh”.
Tin liên quan
Những tín hiệu lạc quan về kinh tế Mỹ trước thềm cuộc họp của Fed
07:46 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU "chia rẽ" về việc áp thuế xe điện Trung Quốc
07:59 | 16/09/2024 Xe - Công nghệ
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
Ông Trump cùng các đối tác ra mắt mạng giao dịch tiền kỹ thuật số mới
07:47 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Hội nghị Hội đồng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN lần thứ 38
08:20 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Italy-Anh nhất trí tăng cường hợp tác trong các vấn đề quan trọng toàn cầu
08:19 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hơn 2 tấn ma túy đá cất giấu trong lô hàng dưa hấu
11:01 | 16/09/2024 Hải quan thế giới
UAE tìm kiếm hiệp định thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới
08:06 | 16/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
09:09 | 13/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
09:01 | 08/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nợ quốc gia của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng vọt
09:41 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
VNVC tiêm nhiều nhất trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi cho trẻ em TPHCM
Vinamilk cùng trẻ em vùng khó khăn, sau bão lũ vui đón trung thu
8 tháng chi hơn 246 tỷ USD nhập chủ yếu là máy móc thiết bị
Xuất khẩu giảm mạnh trong nửa đầu tháng 9
Một chạm để thanh toán với thẻ MSB trên Apple Pay
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform