Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Bawns Cas H5

Dấu ấn xuất khẩu hàng hoá 10 năm 2011-2020: Từ nhập siêu sang xuất siêu

(HQ Online) - Việt Nam đã trải qua 10 năm tăng trưởng XK hàng hoá thần tốc, đạt được những kỳ tích ấn tượng. Tuy nhiên, chặng đường thực hiện Chiến lược XNK hàng hoá thời kỳ 2011-2020 (Chiến lược) vẫn còn không ít hạn chế cần được nhìn nhận nghiêm túc để rút kinh nghiệm, xây dựng chiến lược cho giai đoạn tiếp theo.
Xuất siêu sang Mỹ, nhập siêu từ Trung Quốc
Xuất nhập khẩu đạt gần 290 tỷ USD, nhập siêu gần 2 tỷ USD
Cả năm xuất siêu 7 tỷ USD, xuất khẩu thành điểm sáng nền kinh tế
Việt Nam là một trong số các quốc gia có mức tăng trưởng XK bình quân cao nhất thế giới và khu vực trong giai đoạn 2011-2020. 	Ảnh: Huy Khâm
Việt Nam là một trong số các quốc gia có mức tăng trưởng XK bình quân cao nhất thế giới và khu vực trong giai đoạn 2011-2020. Ảnh: Huy Khâm

Xoay chuyển ngoạn mục

Trong thời kỳ thực hiện Chiến lược XNK hàng hoá 2011-2021, tốc độ tăng trưởng kim ngạch XK đạt bình quân 17,5%/năm giai đoạn 2011-2015 (cao hơn so với chỉ tiêu đặt ra là 12%/năm); đạt 11,8%/năm giai đoạn 2016-2020 (cao hơn so với chỉ tiêu đặt ra là 11%/năm). Tính chung cả thời kỳ 2011-2020, tốc độ tăng trưởng kim ngạch XK hàng hóa bình quân đạt 14,6%/năm (cao hơn mục tiêu của Chiến lược đặt ra là 11 - 12%/năm).

Về NK, trong thời kỳ thực hiện Chiến lược, tốc độ tăng trưởng NK luôn thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng XK như mục tiêu đề ra. Theo đó, tốc độ tăng trưởng kim ngạch NK đạt 14,3%/năm giai đoạn 2011- 2015 (thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng XK là 17,5%/năm), giai đoạn 2016-2020 đạt 9,7%/năm (thấp hơn tốc độ tăng trưởng XK là 11,8%/năm). Tính chung cả thời kỳ 2011-2020, tốc độ tăng trưởng kim ngạch NK hàng hóa đạt 11,9%/năm (thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng XK là 14,6%/năm).

Nói tới kết quả đạt được trong XNK hàng hoá thời kỳ 2011-2020, rất nhiều điểm sáng có thể đề cập tới. Tuy nhiên, điểm nổi bật hơn cả lột tả sự khác biệt hoàn toàn so với giai đoạn trước chính là màn xoay chuyển ngoạn mục cán cân thương mại từ nhập siêu triền miên sang xuất siêu liên tục.

Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, TS. Lê Quốc Phương, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) phân tích: “Tính từ năm 1986 đến năm 2011, Việt Nam là quốc gia nhập siêu kinh niên. Thậm chí, giai đoạn 2007-2011, nhập siêu của Việt Nam đều vượt 10 tỷ USD/năm. Đáng chú ý, năm 2008 Việt Nam nhập siêu kỷ lục tới gần 20 tỷ USD. Sau đó, Việt Nam đã chuyển sang xuất siêu liên tục từ năm 2012 (trừ năm 2015). Đặc biệt, xuất siêu của Việt Nam năm sau tăng cao hơn năm trước, vượt xa mục tiêu Chiến lược đề ra là tiến tới cân bằng cán cân thương mại vào năm 2020 và phấn đấu xuất siêu từ năm 2021”.

Vị chuyên gia này nhấn mạnh thêm: "Trong bối cảnh khá khó khăn với những “cú sốc” lớn từ bên ngoài và cả khó khăn nội tại, XNK 10 năm qua vẫn đạt kết quả cao là điều rất đáng ghi nhận. XK nhiều nhóm hàng hoá của Việt Nam thậm chí đã thuộc “top” hàng đầu thế giới như: Gạo, cà phê, hạt điều, thuỷ sản, dệt may, da giày…".

Tương tự, PGS.TS Phạm Tất Thắng, Nghiên cứu viên cao cấp của Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương (Bộ Công Thương) khi trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan cũng không ít lần đánh giá cao những kết quả XNK đạt được trong 10 năm qua. Vị này nhấn mạnh vào góc độ: "Số lượng mặt hàng đạt kim ngạch XK 1 tỷ USD/năm đã tăng lên đáng kể. Điều này thể hiện Việt Nam đã tập trung vào một số mặt hàng chủ lực chứ không chỉ dàn trải theo diện rộng. Bên cạnh đó, hình thức XK có nhiều thay đổi, xúc tiến thương mại có trọng điểm, xây dựng chuỗi giá trị gia tăng tốt và đưa được hàng hoá vào các hệ thống phân phối của nước ngoài”.

Nhìn lại toàn cảnh quá trình thực hiện Chiến lược, Bộ Công Thương thông tin, kết quả thu về vượt nhiều mục tiêu đặt ra, điển hình như chỉ tiêu về quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch XNK, giảm nhập siêu. Mục tiêu tổng quát đề ra trong Chiến lược là: “Tổng kim ngạch XK hàng hóa đến năm 2020 tăng gấp trên 3 lần năm 2010, bình quân đầu người đạt trên 2.000 USD, cán cân thương mại được cân bằng”. Trên thực tế thực hiện, kim ngạch XK hàng hóa năm 2020 đạt 282.655 triệu USD, tăng 3,9 lần so với năm 2010 (72.236 triệu USD). Kim ngạch XK hàng hóa bình quân đầu người tăng nhanh, từ 822 USD năm 2010 lên 2.891 USD năm 2020 (tăng 3,5 lần so với năm 2010). Cán cân thương mại đã chuyển hẳn sang trạng thái thặng dư từ năm 2016, với mức xuất siêu 19,9 tỷ USD năm 2020.

Bên cạnh đó, đại diện Bộ Công Thương cũng nhấn mạnh, cơ cấu hàng hóa XK có những chuyển dịch tích cực, tăng tỷ trọng hàng chế biến chế tạo, giảm tỷ trọng hàng nguyên liệu thô sơ chế. Các mặt hàng chủ lực có quy mô XK lớn như dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ, máy móc, thiết bị phụ tùng tiếp tục duy trì được mức tăng trưởng ổn định, đồng thời đã phát triển thêm nhiều mặt hàng XK mới thuộc nhóm công nghệ như điện thoại di động, máy vi tính, thiết bị điện tử…

Điểm yếu: quá phụ thuộc FDI

Khẳng định kết quả XNK đạt được trong giai đoạn 2011-2020 rất lớn, tuy nhiên chuyên gia Lê Quốc Phương cũng cho rằng: “Tất cả chỉ là bề nổi. Nhìn sâu hơn dưới bề nổi đó có rất nhiều vấn đề”.

Vị này phân tích, các thành tích XK đạt được mới về mặt số lượng, chất lượng tăng trưởng còn thấp. Hiện nay, giá trị gia tăng XK của Việt Nam thấp hơn nhiều nước khu vực ASEAN như: Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines. Bên cạnh đó, cơ cấu XK chuyển dịch nhanh theo hướng tăng tỷ trọng sản phẩm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo nhưng hầu hết sản phẩm đều là gia công, lắp ráp, từ quần áo, giày dép, túi xách cho đến điện thoại di động, ti vi, máy tính, máy ảnh, ô tô, xe máy… “Lợi ích Việt Nam được hưởng từ XK không bao nhiêu, chủ yếu là công của người lao động đơn giản, tay nghề thấp, tiền cho thuê đất, nhà xưởng, bán tài nguyên hoặc dịch vụ cho DN nước ngoài”, ông Lê Quốc Phương nói.

Nhiều chuyên gia kinh tế đều có chung nhận định, thành tích XK của Việt Nam ấn tượng nhưng lại phụ thuộc quá nhiều vào khối DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Vai trò của DN trong nước ngày càng lép vế. Tỷ trọng DN FDI trong XK năm 2010 là 54%, đến năm 2020 là 72% và 9 tháng năm 2021 con số này là 74%. Đồng thời, tỷ trọng của DN Việt đã giảm từ 46% năm 2010 xuống 28% năm 2020.

“Năng lực cạnh tranh và khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của DN Việt còn thấp. Đây là tồn tại lớn nhất, là gốc rễ của vấn đề. Vấn đề này đã được cải thiện trong 10 năm qua nhưng còn xa mới đạt được yêu cầu, kỳ vọng”, ông Lê Quốc Phương nhấn mạnh.

Bộ Công Thương cũng đánh giá những hạn chế, yếu kém nổi cộm trong XNK 10 năm qua chính là tăng trưởng XK đạt tốc độ cao nhưng chưa thật sự bền vững trong trung và dài hạn, tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng XK ổn định. Những rủi ro đó đến từ sự mất cân đối trong cán cân thương mại với các thị trường; sự mất cân đối về thị trường XK; sự mất cân đối về cơ cấu DN XK và sự mất cân đối về cơ cấu hàng hóa XK”.

Riêng ở góc độ XK quá lệ thuộc khối FDI, đại diện Bộ Công Thương nhận định: “Việc tăng XK của khu vực FDI càng cho thấy sức cạnh tranh yếu của khu vực kinh tế trong nước. Lệ thuộc quá mức vào FDI cũng tiềm ẩn nguy cơ đối với XK, đặc biệt là trong điều kiện có biến động lớn từ bên ngoài”.

Chuyển tăng trưởng từ lượng sang chất

Thời gian tới, để thúc đẩy tăng trưởng XK hàng hoá nhanh, xuất siêu bền vững, chuyên gia Lê Quốc Phương cho rằng, mấu chốt là cần chuyển từ tăng trưởng XK về lượng sang chất; tập trung nâng cao giá trị gia tăng, chuyển từ nền kinh tế gia công, XK sang nền kinh tế sản xuất, XK; XK hàng công nghệ có tỷ lệ nội địa hoá cao.

“Chỗ dựa chủ yếu để tăng trưởng XK nhanh, bền vững là DN trong nước. Giai đoạn trước mắt cần phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ, giúp tăng tỷ lệ nội địa hoá. Bên cạnh đó, phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khác như: Tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đa dạng hoá thị trường XK, tận dụng tốt các FTA, cải cách thủ tục hành chính và cải thiện môi trường kinh doanh để tạo thuận lợi hơn nữa cho DN…”, chuyên gia Lê Quốc Phương nói.

Nhìn nhận ở tầm vĩ mô hơn, theo TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), thời gian qua, kim ngạch XNK của Việt Nam tăng nhanh, hiện đã ở mức cao làm cho độ mở của nền kinh tế cũng gia tăng tương ứng (trên 200% và đang có xu hướng tăng nhanh). Độ mở cửa lớn, phụ thuộc lớn và bất cân xứng vào một số ít đối tác, nhất là Trung Quốc và Hoa Kỳ đang và sẽ tạo thêm nhiều rủi ro phức tạp, làm cho nền kinh tế có sức chống chịu kém, dễ bị tổn thương trước tác các động bất lợi từ bên ngoài.

Để khắc phục các điểm bất lợi của thực trạng mở cửa quá mức nền kinh tế, thể chế kinh tế phải cải cách và thay đổi cơ bản theo hướng khuyến khích, thúc đẩy phát triển nhanh, mạnh, bền vững khu vực kinh tế trong nước, trước hết là kinh tế tư nhân; đồng thời thu hút được FDI (quy mô lớn) trực tiếp từ Hoa Kỳ và EU.

Thanh Nguyễn

Tin liên quan

(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc

(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc

(HQ Online) - Hết tháng 8, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 130,78 tỷ USD, theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan.
Bộ Công Thương khuyến cáo người dân dự trữ nhu yếu phẩm đủ dùng

Bộ Công Thương khuyến cáo người dân dự trữ nhu yếu phẩm đủ dùng

(HQ Online) - Bộ Công Thương khuyến cáo người dân bình tĩnh, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước và lực lượng chức năng khắc phục thiệt hại và dự trữ nguồn như yếu phẩm đủ dùng, không tích trữ quá mức cần thiết để ưu tiên các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề do bão gây ra.
Việt Nam xuất siêu 19,07 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm

Việt Nam xuất siêu 19,07 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm

(HQ Online) - Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tháng 8/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 70,65 tỷ USD, tăng 0,8% so với tháng trước và tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc có thể đạt 300 triệu USD năm 2024

Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc có thể đạt 300 triệu USD năm 2024

(HQ Online) - Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn trên thế giới. Việc mở cửa thị trường này sẽ tận dụng được lợi thế của thị trường Việt Nam tại Trung Quốc. Tuy nhiên, ngành sầu riêng cấp đông Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều thách thức, cần nhận diện đầy đủ để đối phó, đặc biệt là vấn đề an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc…
(INFOGRAPHICS): 28,55 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 9

(INFOGRAPHICS): 28,55 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 9

(HQ Online) - Nửa đầu tháng 9 (1-15/9), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 28,55 tỷ USD, theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan.
Xuất khẩu giảm mạnh trong nửa đầu tháng 9

Xuất khẩu giảm mạnh trong nửa đầu tháng 9

(HQ Online) -Nửa đầu tháng 9, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 14 tỷ USD, giảm mạnh gần 7 tỷ USD so với nửa cuối tháng 8/2024.
Nửa cuối tháng 8 xuất nhập khẩu tăng hơn 5 tỷ USD

Nửa cuối tháng 8 xuất nhập khẩu tăng hơn 5 tỷ USD

(HQ Online) - Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 8/2024 (16-31/8) đạt 38,02 tỷ USD, tăng 15,5% (tương ứng tăng 5,09 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong kỳ 1 tháng 8/2024.
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai

(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai

(HQ Online) - Từ đầu năm đến 10/9, kim ngạch xuất nhập khẩu qua Chi cục Hải quan cửa khẩu Lào Cai (Cục Hải quan Lào Cai) đạt 1,73 tỷ USD, trong đó xuất khẩu hơn 1,23 tỷ USD, nhập khẩu đạt 494,6 triệu USD.
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

(HQ Online) - Hết tháng 8/2024, cả nước chi 92,5 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024

(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024

(HQ Online) - Tháng 8/2024 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tiếp tục duy trì ở mức cao khi đạt 71,53 tỷ USD.
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD

8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD

(HQ Online) - Hết tháng 8, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 512 tỷ USD, theo số liệu thống kê vừa được Tổng cục Hải quan công bố chiều ngày 11/9.
Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản

Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản

(HQ Online) - Xuất khẩu thủy sản trong 8 tháng mang về gần 6,3 tỷ USD, với nhiều lợi thế từ thị trường, cùng với sự năng động của doanh nghiệp, xuất khẩu thủy sản dự kiến sẽ tăng hơn năm trước.
Xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang Ấn Độ tăng 102%

Xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang Ấn Độ tăng 102%

(HQ Online) - Ấn Độ là một trong những thị trường xuất khẩu chủ lực mà nhóm hàng điện thoại và linh kiện đạt được tăng trưởng ấn tượng.
3 nhóm hàng xuất khẩu mang về hơn 100 tỷ USD

3 nhóm hàng xuất khẩu mang về hơn 100 tỷ USD

(HQ Online) - Tính đến 15/8, top 3 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của nước ta mang về kim ngạch hơn 100 tỷ USD.
Xuất nhập khẩu đạt hơn 473 tỷ USD tính đến trung tuần tháng 8

Xuất nhập khẩu đạt hơn 473 tỷ USD tính đến trung tuần tháng 8

(HQ Online) - Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ 1 tháng 8/2024 (1-15/8) đạt 32,93 tỷ USD, giảm 11,4% (tương ứng giảm 4,24 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 7/2024.
TPHCM: Hàng hóa XNK tăng hơn 6 tỷ USD

TPHCM: Hàng hóa XNK tăng hơn 6 tỷ USD

(HQ Online) - Hàng hóa XNK qua các cửa khẩu TPHCM trong 8 tháng năm 2024 đạt trên 78 tỷ USD, tăng hơn 6 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Xem thêm
cty-toan-phat-tu-1892024
peugeot-viet-nam
banner-hd-bank-hd-dai-han-den-31122024
td-tan-hiep-phat-tra-ql-dien-dan-hq-dn-1292024-den-2892024
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250
thaco-thilogi-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-17-9-2024-den-17-10-2024

Tin mới

Tổ chức lớp đào tạo nghiệp vụ hải quan cơ bản theo hình thức trực tuyến

Tổ chức lớp đào tạo nghiệp vụ hải quan cơ bản theo hình thức trực tuyến

Trường Hải quan Việt Nam vừa có thông báo tổ chức lớp đào tạo nghiệp vụ hải quan cơ bản theo hình thức trực tuyến khóa 9 năm 2024 trên phạm vi toàn quốc.
Khơi thông vốn xanh để tăng tốc tới Net Zero

Khơi thông vốn xanh để tăng tốc tới Net Zero

Những tác động của biến đổi khí hậu, gần nhất là hậu quả nặng nề của cơn bão số 3, đã cho thấy nền kinh tế cần nhanh chóng tăng tốc tới mục tiêu Net Zero. Nhưng để làm được điều này, bên cạnh việc hoàn thiện khung chính sách còn cần khơi thông dòng vốn ch
Ra mắt “Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì” đầu tiên tại Việt Nam

Ra mắt “Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì” đầu tiên tại Việt Nam

Lần đầu tiên tại Việt Nam ra mắt “Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì” với mô hình toàn diện “all in one” tại hệ thống BVĐK Tâm Anh.
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 76 phát hành ngày 20/9/2024

Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 76 phát hành ngày 20/9/2024

(HQ Online) - Tạp chí Hải quan số 76 có nhiều tin bài hấp dẫn, trân trọng mời độc giả tìm đọc…
Kết quả tích cực sau 2 năm hỗ trợ doanh nghiệp tăng mức độ tuân thủ pháp luật hải quan

Kết quả tích cực sau 2 năm hỗ trợ doanh nghiệp tăng mức độ tuân thủ pháp luật hải quan

Hội nghị trực tuyến tổng kết 2 năm triển khai Chương trình thí điểm khuyến khích, hỗ trợ DN tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan và lấy ý kiến triển khai chính thức Chương trình này.
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024) có các tin chính sau:
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa

(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa

Vùng Đông Nam Bộ (gồm TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh) có vị trí, vai trò quan trọng, là vùng kinh tế năng động, sáng tạo, đi đầu trong đổi mới và phát triển, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của cả nước.
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc

(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc

Hết tháng 8, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 130,78 tỷ USD.
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh

(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh

Quyết định số 2098/QĐ-TCHQ ngày 6/9/2024 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc điều động, bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Phúc Hạnh, Phó Chánh Văn phòng Tổng cục Hải quan giữ chức vụ Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục Hải quan kể từ 15/9/2024.
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan

(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan

Trải qua 79 năm xây dựng và trưởng thành, Hải quan Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt trong giai đoạn phát triển kinh tế và hội nhập.
Phiên bản di động