Đầu tư sớm để đón cơ hội từ thị trường tín chỉ carbon
Doanh nghiệp đón cơ hội từ trợ lực cơ chế, chính sách mới Háo hức ngóng chờ thị trường tín chỉ carbon Xuất khẩu sang EU không thể bỏ qua Cơ chế điều chỉnh carbon (CBAM) |
Nhà máy Nhựa tái chế Duy Tân thực hiện những chai nhựa đã qua sử dụng thành vỏ chai an toàn có thể dùng cho thực phẩm. Ảnh: T.L |
Nhiều lợi ích
Việt Nam đã tham gia và tích cực chuẩn bị cho quá trình hình thành và phát triển thị trường carbon trong nước, tiến tới hội nhập với khu vực và thế giới. Ngày 7/1/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon. Theo đó, từ nay đến hết năm 2027, Việt Nam sẽ xây dựng các hệ thống quy định, chính sách tạo nền tảng cho thị trường vận hành cũng như thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon. Việt Nam hướng đến chính thức vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon từ năm 2028.
Một trong những yếu tố quan trọng trong việc thiết kế thị trường carbon trong nước là việc phân bổ hạn ngạch. Theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 06/NĐ-CP, phương pháp phân bổ hạn ngạch được áp dụng cho thị trường carbon trong nước sẽ dựa trên định mức phát thải khí nhà kính trên đơn vị sản phẩm (OBA).
Theo quy định này, ông Trịnh Nam Phong, Chuyên viên phát triển các dự án tín chỉ carbon và tư vấn chính sách, Công ty CP Tư vấn Năng lượng và Môi trường VNEEC cho rằng, các cơ sở phát thải khí nhà kính lớn sẽ là đối tượng chịu ảnh hưởng lớn nhất khi tham gia vào thị trường này. Các DN có thể bị ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sản xuất khi bị áp một mức giới hạn phát thải, lượng sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất sẽ bị giới hạn theo, hoặc chịu sức ép chuyển đổi công nghệ cũng như bị ảnh hưởng trực tiếp đến tính cạnh tranh.
Bên cạnh những mối lo về nguy cơ bị ảnh hưởng khi thị trường tín chỉ carbon đi vào vận hành, ông Trịnh Nam Phong cũng chỉ ra rằng, nếu DN thực hiện các biện pháp giảm phát thải nhằm giảm cường độ phát thải thực tế của mình thấp hơn cường độ phát thải tiêu chuẩn thì sẽ có khả năng tạo ra hạn ngạch phát thải dư, qua đó mang lại doanh thu bằng cách giao dịch hạn ngạch dư hoặc sử dụng lượng hạn ngạch dư để tăng lượng sản xuất. Ưu điểm của phương pháp phân bổ OBA là không hạn chế DN trong việc phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh mà chỉ hạn chế cường độ phát thải trên một đơn vị sản phẩm, do vậy phù hợp áp dụng ở các quốc gia đang phát triển.
Bên cạnh khả năng tạo ra doanh thu bổ sung từ việc giao dịch hạn ngạch hay tín chỉ carbon, việc tham gia vào thị trường carbon còn giúp DN nâng cao hình ảnh và tăng tính cạnh tranh khi tham gia vào các thị trường áp dụng các cơ chế định giá carbon, qua đó, đóng góp vào mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính quốc gia và toàn cầu.
Đầu tư càng sớm, chi phí càng thấp
Trên thực tế, không ít DN đã sớm nhận diện được những cơ hội và thách thức từ thị trường tín chỉ carbon để có sự chuẩn bị phù hợp. Đặc biệt, nhiều DN trong lĩnh vực nông nghiệp đã nhìn thấy tiềm năng to lớn từ việc tạo ra tín chỉ carbon từ chính các vùng trồng của mình. Trong đó, Tập đoàn Lộc Trời đang phát triển dự án sản xuất lúa carbon thấp nhằm hướng đến mục tiêu có thêm lợi nhuận từ việc bán tín chỉ carbon; Công ty TNHH Trà Vinh Farm cũng đang có những bước chuẩn bị tích cực để có thể tạo ra tín chỉ carbon từ những diện tích trồng dừa của công ty.
Ngay cả những DN sản xuất công nghiệp cũng đang có sự chuyển đổi để có thể “biến nguy thành cơ” khi thị trường tín chỉ carbon đi vào vận hành. Như tại Công ty Nhựa tái chế Duy Tân, ông Lê Anh, Giám đốc Phát triển bền vững cho biết, nếu không có lộ trình phát triển bền vững, trong tương lai DN sẽ phải chi nhiều tiền để mua tín chỉ carbon. Do đó, Công ty Nhựa tái chế Duy Tân đang đầu tư để có thể sớm vận hành nhà máy giảm carbon với tiêu chí 3 không: không nước thải, không khí thải, không rác thải. DN này đang thực hiện thu gom những chai nhựa đã qua sử dụng để tái chế thành vỏ chai an toàn cung cấp cho các doanh nghiệp chế biến thực phẩm và nước uống dưới nhãn hiệu toàn cầu.
Ông Lê Anh cũng nhìn nhận, với những DN có dây chuyên sản xuất lâu năm, công nghệ cũ sẽ phải đối mặt với thách thức lớn về chi phí. Tuy nhiên, trước thực tế kinh tế xanh, phát triển bền vững đang là xu thế trên toàn cầu, trong đó có các nước nhập khẩu, rất nhiều DN đã đưa ra cam kết mạnh mẽ trong việc đồng hành cùng mục tiêu phát triển bền vững. “Việc đầu tư cho tín chỉ xanh, phát triển bền vững không hẳn là chi phí mà sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh cho các DN, giúp DN phát triển và vươn tầm thế giới. Đầu tư càng sớm, chi phí càng thấp và lợi ích mang lại sẽ càng lớn” – ông Lê Anh nhấn mạnh.
Công ty CP Sữa Việt Nam cũng là một trong những DN đang có bước tiến mạnh mẽ trong hành trình hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050 của Việt Nam. Nhà máy sữa Vinamilk Nghệ An và Trang trại bò sữa Vinamilk Nghệ An là 2 đơn vị đầu tiên đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn PAS2060:2014 với hơn 17.560 tấn CO2 đã được hấp thụ. Kết quả này đến từ “hành động kép” là cắt giảm phát thải trong sản xuất, chăn nuôi đồng thời duy trì quỹ cây xanh để hấp thụ khí nhà kính trong nhiều năm qua. DN này cũng đang triển khai dự án “Cánh rừng Net Zero Vinamilk” giúp hình thanh những mảng xanh, hấp thụ CO2 và truyền cảm hứng trong cộng đồng về việc bảo vệ thiên nhiên, khuyến khích trồng cây xanh.
Đối với Tập đoàn PAN Group, bà Nguyễn Thị Trà My, Tổng giám đốc PAN Group cho biết, các khách hàng quốc tế, đặc biệt từ những thị trường cao cấp như EU, đang yêu cầu công bố “dấu chân carbon” hay dấu khí hậu trên từng sản phẩm hải sản. Khách hàng ngày càng gia tăng nhận thức và nâng cao tầm quan trọng của việc công bố “dấu chân carbon”, thông qua một số yêu cầu cụ thể như quy định kiểm soát đánh bắt, yêu cầu chứng nhận đánh bắt hoặc tái xuất các sản phẩm hải sản nhập khẩu và khuyến khích thông báo “dấu chân carbon” trên sản phẩm.
Do đó, giảm phát thải khí nhà kính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đã được đưa vào chiến lược phát triển bền vững của PAN Group. Hiện tại, DN này đang xây dựng lộ trình kiểm kê và tiến tới giảm phát thải tại từng công ty thành viên. Theo đó mỗi đơn vị sẽ có lộ trình riêng phù hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh và điều kiện áp dụng tại đơn vị mình.
Tin liên quan
Bình Dương: Các ngành hàng xuất khẩu chủ lực hồi phục
20:16 | 04/10/2024 Kinh tế
Thủ tướng: Doanh nghiệp, doanh nhân thực hiện "5 tiên phong"
16:29 | 04/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ "đặt đề bài", bảo lãnh vay vốn
14:41 | 04/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thép CORE từ Việt Nam bị điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp
18:41 | 05/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu cá sấu và khỉ sang Trung Quốc: Cơ hội để ổn định đầu ra cho sản phẩm
09:01 | 05/10/2024 Kinh tế
Hợp tác phát triển giữa TPHCM và 9 tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ
09:00 | 05/10/2024 Kinh tế
Am hiểu doanh nghiệp và thị trường để mở rộng cơ hội hợp tác với Hoa Kỳ
13:24 | 04/10/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Israel đạt gần 2 tỷ USD
09:00 | 04/10/2024 Infographics
Đa dạng hóa, làm mới sản phẩm chứng khoán để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
08:14 | 04/10/2024 Kinh tế
Giải ngân gói tín dụng kết nối ngân hàng – doanh nghiệp tại TPHCM đạt 83,4%
07:42 | 04/10/2024 Kinh tế
Khai phá tiềm năng thị trường Hồng Kông
19:06 | 03/10/2024 Kinh tế
Bến Tre thu hút gần 8.000 tỷ đồng vốn đầu tư mới
15:53 | 03/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản đạt đỉnh trong quý 3
15:24 | 03/10/2024 Xuất nhập khẩu
Hoa Kỳ kết luận sơ bộ điều tra chống trợ cấp với pin năng lượng từ Việt Nam
14:55 | 03/10/2024 Kinh tế
Trang bị kiến thức, giáo dục tài chính cho giới trẻ
20:33 | 02/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động thu đổi ngoại tệ
20:30 | 02/10/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Đề xuất cơ chế đặc thù, đặc biệt cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam
Thép CORE từ Việt Nam bị điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp
Hải quan Tà Lùng, Cao Bằng thu ngân sách tăng mạnh
Nợ thuế gần 4,8 tỷ đồng, Công ty CP XNK và dịch vụ tổng hợp Nghệ An bị cưỡng chế
Xuất khẩu cá sấu và khỉ sang Trung Quốc: Cơ hội để ổn định đầu ra cho sản phẩm
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics