Xuất khẩu sang EU không thể bỏ qua Cơ chế điều chỉnh carbon (CBAM)
Nhà máy và trang trại của Vinamilk được chứng nhận đạt trung hòa carbon | |
Cần cơ chế thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp Việt có “tấm vé” xuất khẩu vào EU | |
Háo hức ngóng chờ thị trường tín chỉ carbon |
CBAM sẽ tập trung vào hàng hóa có nguy cơ rò rỉ carbon cao nhất- thách thức lớn cho ngành thép. Ảnh: ST |
Tập trung vào hàng hóa có nguy cơ rò rỉ carbon cao
Theo Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU, CBAM sẽ bắt đầu áp dụng trong giai đoạn chuyển tiếp vào ngày 1/10/2023, giai đoạn báo cáo đầu tiên cho các nhà nhập khẩu kết thúc vào ngày 31/1/2024. Bộ quy tắc và yêu cầu đối với việc báo cáo lượng phát thải theo CBAM sẽ được cụ thể hóa trong đạo luật triển khai và sẽ được Ủy ban thông qua sau khi tham khảo ý kiến của Ủy ban CBAM, bao gồm các chuyên gia từ các quốc gia thành viên EU.
Trong giai đoạn đầu, CBAM sẽ tập trung vào hàng hóa có nguy cơ rò rỉ carbon cao nhất là xi măng, sắt và thép, nhôm, phân bón, hydrogen và điện. Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU cho biết, theo quy định có hiệu lực vào 16/5/2023, CBAM sẽ bắt đầu áp dụng trong giai đoạn chuyển tiếp từ ngày 1/10/2023. Để tạo điều kiện triển khai suôn sẻ, các nhà nhập khẩu EU sẽ không phải thực hiện điều chỉnh tài chính trong thời gian này.
Tuy nhiên, sau khi thực hiện đầy đủ vào năm 2026, CBAM sẽ hoạt động như sau: các nhà nhập khẩu hàng hóa thuộc phạm vi điều chỉnh của CBAM tại EU sẽ cần phải mua giấy chứng nhận CBAM. Nhà nhập khẩu EU phải khai báo trước ngày 31/5 hàng năm số lượng hàng hóa và phát thải gắn liền trong những hàng hóa được nhập khẩu vào EU trong năm trước. Đồng thời, nhà nhập khẩu nộp lại số lượng chứng chỉ CBAM tương ứng với lượng phát thải khí nhà kính có trong sản phẩm.
“Nếu các nhà nhập khẩu EU có thể chứng minh, dựa trên thông tin đã được xác minh từ các nhà sản xuất ở nước thứ ba, rằng giá carbon đã được thanh toán trong quá trình sản xuất hàng hóa nhập khẩu, thì số tiền tương ứng có thể được khấu trừ vào hóa đơn cuối cùng của họ”, Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU cho biết.
Bà Phạm Châu Giang, chuyên gia cao cấp Quỹ VinaCapital cho rằng, theo lộ trình hiện nay, trước mắt năm 2027-2028 các doanh nghiệp phải bước đầu đưa ra những cải tiến giảm phát thải carbon nếu không sẽ phải đối mặt với một số mức thuế, phí nhất định. Đặc biệt những ngành đầu tiên phải đóng thuế carbon nếu như không đưa ra được các giải pháp giảm phát thải carbon. Tiếp theo các nước xuất khẩu khác sẽ lần lượt áp thuế carbon nếu doanh nghiệp không chủ động chuyển đổi.
Tăng tốc chuyển đổi năng lượng
Ông Nguyễn Cảnh Cường, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Anh cho biết, EU đã ban hành Cơ chế điều chỉnh carbon qua biên giới (CBAM) mới. Anh cũng đang tiến hành tham vấn về một cơ chế tương tự từ ngày 30/3 đến hết ngày 22/6/2023.
CBAM sẽ thay thế Cơ chế thị trường phát thải của EU cho giai đoạn 2026 – 2035. CBAM là một công cụ chính sách mới của EU cho phép đánh thuế bổ sung đối với hàng nhập khẩu trong các ngành có mức phát thải cao gồm sản xuất gang, thép, nhôm, phân bón, xi măng, điện và hydrogen. Thuế bổ sung này được gọi là thuế carbon và được tính toán dựa trên mức độ phát thải của sản phẩm trong quá trình sản xuất.
Trong giai đoạn chuyển tiếp, các nhà nhập khẩu phải báo cáo về mức độ phát thải khí nhà kính của sản phẩm nhập khẩu nhưng chưa phải nộp thuế. Sau khi CBAM có hiệu lực, các nhà nhập khẩu phải khai báo về mức độ phát thải của sản phẩm nhập khẩu năm trước để Cơ quan thẩm quyền Anh tính thuế.
CBAM có mục đích ngăn chặn hiện tượng chuyển dịch phát thải CO2 hay còn gọi là rò rỉ CO2 qua biên giới nói trên và khuyến khích các ngành công nghiệp toàn cầu tăng tốc quá trình từ bỏ nhiên liệu hóa thạch có mức phát thải CO2 cao sang sử dụng năng lượng sạch hơn có mức phát thải thấp như năng lượng gió, năng lượng mặt trời,…). Ngoài ra, CBEM còn có mục đích tăng nguồn thu từ thuế carbon để chi cho các dự án môi trường và bảo hộ một số ngành công nghiệp nội địa (sản xuất gang, thép, nhôm, phân bón, xi măng, điện và hydrogen) trước sức ép cạnh tranh của hàng nhập khẩu có giá thấp hơn.
Về bản chất, CBAM vừa là công cụ giảm dịch chuyển phát thải CO2 qua biên giới, vừa khuyến khích các ngành công nghiệp trong và ngoài nước ứng dụng công nghệ carbon thấp, chuyển đổi năng lượng theo hướng sạch hơn (để được giảm thuế carbon) và vừa là công cụ bảo hộ công nghiệp nội địa của các nước phát triển. CBAM cũng khuyến khích các nước khác ban hành các biện pháp chống biến đổi khí hậu mạnh mẽ hơn và hiệu quả hơn.
CBAM sẽ không có tác động đáng kể đối với thương mại trong giai đoạn từ nay đến ngày 1/1/2026. Tuy nhiên, trong thời kỳ chuyển tiếp này, các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng (điện, gas) và có mức độ phát thải khí nhà kính cao phải chuyển đổi công nghệ để không vấp phải rào cản thuế carbon qua biên giới mới trong tương lai.
Những tác động dài hạn của CBAM có thể dự báo là sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm gang, thép, nhôm, xi măng và phân bón của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam sẽ gặp khó khăn khi lợi thế cạnh tranh nhờ giá điện rẻ hơn và chi phí bảo vệ môi trường thấp hơn sẽ giảm sút vì chi phí thuế carbon qua biên giới mới phát sinh. Bên cạnh đó, các ngành công nghiệp phát thải thấp sẽ có cơ hội tăng trưởng trong khi các ngành công nghiệp phát thải cao sẽ suy giảm.
Do đó, theo ông Nguyễn Cảnh Cường, các doanh nghiệp trong các ngành chịu tác động của CBAM cần tăng tốc chuyển đổi năng lượng và từng bước ứng dụng công nghệ phi carbon hóa trong sản xuất. Cùng với đó tăng cường phổ biến CBAM tới các doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng kế hoạch chuyển đổi công nghệ phi carbon hóa để thích ứng với sự thay đổi của thị trường xuất khẩu.
Tin liên quan
Nhiều doanh nghiệp còn mơ hồ về EUDR và CBAM
14:38 | 30/08/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
EU và Trung Quốc khởi động cơ chế truyền thông luồng dữ liệu xuyên biên giới
08:15 | 29/08/2024 Nhìn ra thế giới
Tránh gián đoạn xuất khẩu khi thực hiện quy định chống phá rừng của EU
14:22 | 27/08/2024 Kinh tế
Dệt may kiên trì vượt khó, đón cơ hội từ thị trường
14:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Trái cây Việt Nam có cơ hội đi sâu hơn nữa vào thị trường Trung Quốc
10:13 | 09/09/2024 Kinh tế
Kinh tế Việt Nam: Tăng trưởng tích cực cả về lượng và chất
09:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng
07:40 | 08/09/2024 Kinh tế
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
20:09 | 07/09/2024 Kinh tế
Vì sao trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm?
19:50 | 07/09/2024 Kinh tế
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa
19:44 | 06/09/2024 Kinh tế
Tăng tốc phát triển du lịch bền vững thông qua ESG
19:29 | 06/09/2024 Kinh tế
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3
19:23 | 06/09/2024 Kinh tế
Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản
14:51 | 06/09/2024 Xuất nhập khẩu
Việt Nam xuất siêu 19,07 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm
14:12 | 06/09/2024 Kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2024 ước đạt 526,6 nghìn tỷ đồng
10:34 | 06/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo cứu hộ, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ)
VN-Index phục hồi hơn 13% trong 8 tháng, các quỹ mở có lợi nhuận ra sao?
Hải quan Quảng Ninh sớm hoàn thành nhiều nhiệm vụ trọng tâm năm 2024
Honda Lead 125cc hoàn toàn mới với giá từ 40,3 triệu đồng
Đề nghị doanh nghiệp bảo hiểm chủ động tạm ứng, bồi thường thiệt hại do bão số 3
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics