Định mức tái chế Fs cao dẫn đến nguy cơ giá sản xuất và tiêu dùng tăng cao
Để tiếp thu ý kiến các bên liên quan đối với dự thảo định mức chi phí tái chế (Fs), ngày 28/6/2023, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Vụ Pháp chế (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức Hội thảo “Góp ý Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về định mức chi phí tái chế thực hiện trách nhiệm EPR của nhà sản xuất, nhập khẩu”.
Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký kiêm Trưởng ban Pháp chế, VCCI nhấn mạnh, yêu cầu nhà sản xuất có trách nhiệm trong việc thu gom, xử lý, tái chế sản phẩm (EPR) là một điểm rất tiến bộ khi đề cập trong Luật Bảo vệ môi trường. Tuy vậy, nếu định mức chi phí tái chế (Fs) không phù hợp thì EPR khó có thể được triển khai.
Hội thảo “Góp ý Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về định mức chi phí tái chế thực hiện trách nhiệm EPR của nhà sản xuất, nhập khẩu”. |
Theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường, bắt đầu từ năm 2024, nhà sản xuất, nhập khẩu phải thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì của nhà sản xuất, nhập khẩu (EPR). Thực hiện trách nhiệm này, doanh nghiệp được lựa chọn hình thức tổ chức tái chế sản phẩm, bao bì hoặc đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế.
Khi lựa chọn đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam, số tiền doanh nghiệp phải đóng được tính theo công thức F = R x V x Fs. Trong đó: F là tổng số tiền phải đóng; R là tỷ lệ tái chế bắt buộc của từng loại sản phẩm, bao bì; V là khối lượng sản phẩm, bao bì sản xuất, đưa ra thị trường và nhập khẩu trong năm thực hiện trách nhiệm tái chế; Fs là định mức chi phí tái chế hợp lý, hợp lệ đối với một đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì.
Dù đã có quá trình tham vấn khá kỹ lưỡng nhưng khi dự thảo được công bố vẫn còn nhiều điểm bất cập khiến các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp lo ngại ảnh hưởng đến chi phí khi sản xuất.
Theo đó, tại hội thảo, các doanh nghiệp đều cho rằng, nhiều định mực Fs đề xuất cao hơn nhiều lần so với mức trung bình của các nước. Cụ thể là Fs của giấy cao hơn 1,4 lần, Fs của giấy hỗn hợp cao hơn 4,3 lần, Fs của nhôm cao hơn 4,9 lần... Theo các hiệp hội này, định mức tái chế rất cao sẽ dẫn đến giá cả hàng hóa tăng cao bất hợp lý, gây khó khăn cho cả nhà sản xuất và người tiêu dùng, nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay.
Với Fs đề xuất, theo các doanh nghiệp, chỉ riêng đóng góp tái chế bao bì đóng gói trực tiếp đã có thể làm tăng thêm 1,36% đối với nước uống đóng chai; 0,6% đối với bia lon; 0,2% đối với bịch sữa... Nếu tính cả chi phí tái chế bao bì đóng gói gián tiếp (thùng, hộp carton), chi phí tái chế thiết bị, phương tiện vận chuyển thì mức tăng giá sẽ còn cao hơn nhiều.
Cũng về vấn đề này, bà Chu Thị Vân Anh, Phó chủ tịch Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam (VBA) cho biết, định mức chi phí tái chế Fs hiện nay đang còn nhiều bất cập, nhất là các nghiên cứu tham vấn Fs đang có kết quả khác nhau và độ tin cậy chưa cao và chưa phù hợp với thực tế ở Việt Nam. Theo bà Vân Anh, định mức tái chế rất cao dẫn đến nguy cơ giá sản xuất và tiêu dùng tăng cao, gây khó khăn, và ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp, không phù hợp với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh.
Vì thế, các doanh nghiệp ngành đồ uống kiến nghị điều chỉnh Fs phù hợp cho bao bì sử dụng vật liệu tái chế để khuyến khích tái chế. Đồng thời, áp dụng Fs=0 cho các bao bì, sản phẩm có giá trị vật liệu thu hồi được cao hơn chi phí tái chế bao gồm: bao bì giấy, bao bì nhựa cứng, bao bì kim loại vì các bao bì, sản phẩm này về cơ bản đã được thu hồi hết, ít có nguy cơ tới môi trường. Việc hỗ trợ cho nhà tái chế đang có lãi là không hợp lý.
Ngoài ra, đại diện Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) kiến nghị bỏ chi phí quản lý hành chính 3% khỏi Fs vì không phù hợp với Luật Bảo vệ môi trường.
Tại hội thảo, ý kiến của nhiều đại diện hiệp hội cũng cho biết, yêu cầu nhà sản xuất có trách nhiệm trong việc thu gom, xử lý, tái chế sản phẩm (EPR) là một chính sách rất mới, đa số các nước châu Á còn chưa áp dụng bắt buộc. Việc thực thi cho hàng ngàn loại bao bì, sản phẩm là rất phức tạp, cần hướng dẫn chi tiết. Nhiều loại bao bì, sản phẩm còn chưa có công nghệ tái chế, chưa có nhà tái chế nên nhiều doanh nghiệp không có sẵn giải pháp.
Do đó, các doanh nghiệp đề nghị trong hai năm đầu tiên (2024 và 2025), các cơ quan quản lý nên tập trung vào hướng dẫn thi hành, chưa áp dụng xử phạt, chỉ truy thu khoản nộp thiếu nếu doanh nghiệp kê khai chưa đủ hoặc chưa đúng, trừ trường hợp cố tình không kê khai hoặc cố tình gian lận.
Doanh nghiệp cũng kiến nghị thay đổi cách nộp từ tạm ứng trước vào đầu năm sang quyết toán theo số lượng thực tế khi kết thúc năm để vẫn thực hiện đầy đủ trách nhiệm với môi trường mà giảm được khó khăn cho doanh nghiệp. Đồng thời, các quy định cần có chính sách ưu đãi cho bao bì thân thiện với môi trường hoặc sử dụng vật liệu tái chế.
Tin liên quan
Xuất khẩu của TP Hồ Chí Minh tăng trưởng 10,2% so cùng kỳ
19:01 | 01/10/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần có tâm thế sẵn sàng ứng phó với phòng vệ thương mại
09:30 | 02/10/2024 Kinh tế
Ngân hàng tiếp sức doanh nghiệp phục hồi sau bão
11:18 | 01/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
THACO AUTO bàn giao lô 237 xe tải Foton Ollin cho J&T Express Việt Nam
15:58 | 01/10/2024 Xe - Công nghệ
Ứng dụng AI để thúc đẩy năng lực kết nối ngành logistics Việt Nam
14:45 | 01/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vedan Việt Nam đồng hành cùng chiến dịch “Nhặt rác bảo vệ môi trường”
11:10 | 01/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng phó cạnh tranh thương mại, doanh nghiệp buộc phải đổi mới công nghệ
18:21 | 30/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinamilk góp thêm 1, nhân đôi hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai
16:34 | 30/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân cảng – Cái Mép đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
13:55 | 30/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cơ hội cho doanh nghiệp logistics khi Việt Nam nhận quyền tổ chức FWC 2025
16:16 | 29/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ: Học tiêu chuẩn, hiểu cơ hội
06:12 | 29/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bối cảnh càng nhiều thay đổi, văn hoá doanh nghiệp càng phải vững vàng
23:38 | 28/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
EVN, Viettel rút ra bài học kinh nghiệm gì sau bão số 3?
19:38 | 28/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hoạt động báo chí có thể được hưởng ưu đãi thuế 15%
08:20 | 28/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giảm phát thải - tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
19:52 | 27/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt hơn 366 tỷ USD
16:03 | 27/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Doanh nghiệp cần có tâm thế sẵn sàng ứng phó với phòng vệ thương mại
Ngành Thuế tập trung đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế
Cần quản lý chặt hàng hóa miễn thuế
Nước Nga chuẩn bị cho một cuộc đối đầu lâu dài với Mỹ
Châu Âu giảm dần sự phụ thuộc vào khí đốt Nga
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics