Đổ tỷ đô, thu "trái đắng"
PVN là đơn vị có khá nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài kém hiệu quả. Ảnh: ST. |
Dầu khí, hóa chất đều "sa lầy"
Nhắc tới đầu tư ra nước ngoài, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là cái tên khá điển hình. Theo báo cáo của Bộ Công Thương: Hiện tại, PVN đang tham gia 13 dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí. Các dự án này được PVN ủy quyền cho Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) thực hiện. Trong đó, chỉ có 2 dự án có dòng tiền chuyển về nước hoặc có hiệu quả kinh tế là lô Nhenhexky góp vốn đầu tư 533,22 triệu USD (Nga) và lô 433a&416b (Algeria) góp vốn 1,26 tỷ USD. Còn lại có tới 11 dự án của PVN ở nước ngoài kém hiệu quả. Thậm chí, có dự án phải tạm dừng triển khai, nguy cơ mất lượng tiền lớn đã đầu tư.
Dự án điển hình phải kể tới là Junin 2 tại Venezuela. Dự án này PVEP là chủ đầu tư (40% vốn) cùng với Tổng công ty dầu khí Venezuela (60%). Dự án có tổng mức đầu tư là hơn 1,8 tỷ USD cho giai đoạn 1 từ 2010-2015. Hiện nay, dự án đã tạm dừng triển khai theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo ngày 2/12/2013 của Văn phòng Chính phủ. Ngoài ra, một loạt dự án khác của PVN đang trong tình trạng chờ chuyển nhượng cho đối tác khác, điển hình như lô 67 và lô 39 (Peru); lô PM 304 (Malaysia)...
Nhắc tới dự án "khủng" bết bát khi đầu tư ra nước ngoài, dự án khai thác và chế biến muối mỏ Kali tại Lào của Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) là cái tên không thể bỏ qua. Dự án có tổng mức đầu tư được Bộ Công Thương phê duyệt vào năm 2013 là hơn 522 triệu USD, tương đương hơn 10.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn tự có là 104 triệu USD, vốn vay Ngân hàng Phát triển Việt Nam là 113 triệu USD, vốn vay thương mại có bảo lãnh của Chính phủ là 262 triệu USD, vốn vay thương mại không bảo lãnh là hơn 43 triệu USD.
Báo cáo gần đây của Bộ Công Thương đề cập đến dự án này như sau: "Dự án có công suất 320.000 tấn/năm do Vinachem làm chủ đầu tư, thực hiện khởi công năm 2015 và thực hiện tạm dừng công việc vào tháng 7/2016. Hiện nay, do giá muối kali giảm sâu, dự án không có hiệu quả kinh tế. Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương đã báo cáo, đề xuất Ban cán sự Đảng Chính phủ, Bộ Chính trị về việc lựa chọn dừng thực hiện dự án và xây dựng dự thảo phương án xử lý dự án trình Bộ Chính trị xem xét".
Than, khoáng sản cũng không kém cạnh
Ngoài PVN, Vinachem, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) cũng đóng góp không ít "trái đắng" khi đầu tư ra nước ngoài. Kết luận thanh tra tại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và một số đơn vị thành viên được Thanh tra Chính phủ công bố vào tháng 4/2018 cho thấy: Trong giai đoạn 2010-2015, cả nghìn tỷ đồng được TKV đầu tư không phát huy hiệu quả, thậm chí có khả năng mất trắng, trong đó, có nhiều khoản đầu tư ra nước ngoài. Điển hình có thể kể đến như, TKV đầu tư vào Công ty Southern Mining Co., Ltd đầu tư số tiền khoảng 4,39 triệu USD; khoản góp vốn 111,45 tỷ đồng vào Công ty liên doanh Stung Treng để khai khoáng tại Campuchia; khoản góp vốn 184,784 tỷ đồng vào liên doanh Alumina Campuchia; khoảng góp vốn 37,9 tỷ đồng vào Công ty TNHH Vinacomin Lào để khai thác mỏ muối; góp vốn 69 tỷ đồng vào khai thác mỏ sắt Phu Nhuom, Lào... Với tình trạng TKV đầu tư ra nước ngoài nhưng không phát huy hiệu quả, đối mặt với nguy cơ mất vốn, Thanh tra Chính phủ đã đề nghị Bộ Công an vào cuộc.
Xung quanh câu chuyện đầu tư ra nước ngoài thất bại, TS Nguyễn Đức Thành-Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) đánh giá: Điều đó thể hiện sự hạn chế của các tập đoàn nhà nước. "Nếu truy cứu trách nhiệm tại những dự án đầu tư thua lỗ, kém hiệu quả, đương nhiên các lãnh đạo tập đoàn, những người cầm tiền đi đầu tư sẽ phải chịu trách nhiệm", ông Thành nói. Tuy nhiên, ông Thành cũng nêu quan điểm, thực tế, một dự án đầu tư ra nước ngoài của các tập đoàn kinh tế nhà nước đều phải có sự đồng ý về chủ trương, thẩm định của nhiều nơi, nhiều phía. Có dự án, các tập đoàn nhà nước đầu tư theo chỉ đạo nên câu chuyện truy cứu trách nhiệm sẽ không đơn giản khi soi vào từng dự án.
Một số chuyên gia cho rằng, nếu cứ duy trì cách làm chủ quan duy ý chí, tầm nhìn hạn chế sẽ còn nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài gặp khó khăn, lâm cảnh "đắp chiếu". Bởi vậy, thời gian tới, câu chuyện đầu tư ra nước ngoài cần được nhìn nhận thấu đáo, có tầm nhìn dài hạn với những bước đi thận trọng, đặt hiệu quả lên hàng đầu.
Báo cáo về tình hình quản lý, sử dụng vốn, tài sản của nhà nước tại DN giai đoạn 2011-2016 của Chính phủ cho thấy: Tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án lên tới 12,6 tỷ USD. Trong tổng số vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài là 12,6 tỷ USD thì các DN đã giải ngân hơn một nửa. Cụ thể, đến hết 2016, các DN nhà nước đã mang 7 tỷ USD đi đầu tư ở nước ngoài. Hết năm 2016, mới chỉ có 4/18 DN có phát sinh số tiền thu hồi vốn đầu tư từ các dự án đầu tư tại nước ngoài. Số tiền thu hồi vốn là trên 1,5 tỷ USD, bằng 22% vốn đầu tư thực hiện. Hiệu quả kinh tế của hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các DN nhà nước thời gian qua còn thấp. Cụ thể, có tới 25,5% dự án báo lỗ năm 2016; có tới 29% dự án lỗ lũy kế tính đến hết 2016; đáng lưu ý là có gần một nửa dự án không có báo cáo về doanh thu - lợi nhuận. |
Tin liên quan
Hoàn thiện thể chế thị trường chứng khoán nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
09:39 | 24/09/2024 Chứng khoán
Thúc đẩy mối quan hệ giữa hợp tác Việt Nam – Nhật Bản đi vào chiều sâu
16:40 | 28/08/2024 Tài chính
Chậm giải ngân vốn đầu tư công: Vướng từ cơ chế, chính sách
13:24 | 25/08/2024 Tài chính
TP Hồ Chí Minh giới thiệu loạt chính sách thu hút đầu tư
19:13 | 09/10/2024 Kinh tế
Năm 2025, xuất khẩu qua thương mại điện tử hướng tới tăng trưởng bền vững
14:56 | 09/10/2024 Kinh tế
Dư địa để đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm vẫn còn khá nhiều
14:06 | 09/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm gì tại thị trường Việt Nam?
19:35 | 08/10/2024 Kinh tế
Mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% có khả thi?
16:38 | 08/10/2024 Kinh tế
Tiết kiệm năng lượng là chìa khóa giúp doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững
13:30 | 08/10/2024 Kinh tế
Chuyển đổi xanh- thách thức của doanh nghiệp trong phát triển bền vững
13:15 | 08/10/2024 Kinh tế
Kinh tế đạt mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 7% là khả thi
09:02 | 08/10/2024 Kinh tế
Động lực chính cho tăng trưởng kinh tế cả nước từ 2 "đầu tàu" Hà Nội và TPHCM
19:32 | 07/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Phối hợp quản lý chặt sản xuất vàng trang sức
18:50 | 07/10/2024 Kinh tế
Tận dụng dư địa lớn của thị trường CPTPP
09:05 | 07/10/2024 Kinh tế
Tối đa hóa tiềm năng xuất khẩu công nghệ số
07:31 | 07/10/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu tiếp tục tăng tốc ấn tượng
20:36 | 06/10/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan Hà Nam Ninh đồng hành cùng DN tiêu biểu tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu vấn đề Biển Đông và giải pháp cho Myanmar
Rút ra nhiều bài học từ hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ
TP Hồ Chí Minh giới thiệu loạt chính sách thu hút đầu tư
Bắt ô tô tải chở gần 1.600 sản phẩm thời trang giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics