Doanh nghiệp cần “bệ đỡ” cho hệ sinh thái khởi nghiệp
Ra mắt “Thung lũng khởi nghiệp” tại Đắk Lắk | |
Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hệ sinh thái khởi nghiệp | |
Từ 2022-2030, ít nhất 80.000 doanh nghiệp khởi nghiệp được hỗ trợ phát triển |
Ngày 11/5, nằm trong chuỗi các hoạt động của Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia 2023, Diễn đàn cấp cao về xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng Đồng bằng sông Hồng do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức phối hợp với một số cơ quan, dưới sự chỉ đạo của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Bộ Khoa học và Công nghệ và UBND tỉnh Nam Định.
Đây là diễn đàn đầu tiên được tổ chức có chủ đề dành riêng cho vùng Đồng bằng sông Hồng – khu vực có tiềm năng phát triển, trở thành trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lớn của cả nước, thu thút và ươm tạo nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp cho các địa phương.
Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia đã giúp kết nối các sản phẩm, doanh nghiệp khởi nghiệp với đối tác bạn hàng, hoặc tìm kiếm nhà đầu tư trong nước và quốc tế. |
Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp cần xuất phát từ địa phương
Phát biểu tại diễn đàn, ông Bùi Trung Nghĩa, Phó Chủ tịch VCCI cho biết, với mục tiêu phát triển doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh, trở thành nòng cốt của kinh tế đất nước, phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp hoạt động; đến năm 2030, có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp thì các chương trình và hoạt động thúc đẩy, hỗ trợ khởi nghiệp mà VCCI đang cùng với các bộ, ngành, địa phương phối hợp thực hiện đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nền tảng về chính sách, cơ chế và hệ sinh thái để cộng đồng khởi nghiệp trải nghiệm thực tiễn khởi nghiệp, góp phần phát triển doanh nghiệp.
Cũng về vấn đề này, ông Trần Văn Tùng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia phải gắn và xuất phát từ việc xây dựng hệ sinh thái tại địa phương. Trong đó, các địa phương cần ưu tiên đó là tập trung vào con người, phát triển đào tạo, giáo dục về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Ngoài ra, các hoạt động liên kết vùng cần được đẩy mạnh, đồng thời cần những sáng kiến liên quan tới việc huy động nguồn lực các bên để kết nối các mạng lưới, các trung tâm đổi mới sáng tạo mở tạo thành trung tâm vùng tận dụng nguồn lực trung ương, quốc tế.
Cũng theo Thứ trưởng Trần Văn Tùng, việc xây dựng cơ chế, chính sách thí điểm, đặc thù trong vùng là hết sức quan trọng.
“Những ưu đãi mạnh hơn như ưu đãi về thuế, đất đai, ưu tiên trong cung ứng dịch vụ công, xác nhận, công nhận các sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, nhà đầu tư mạo hiểm… đều là những nhu cầu hết sức thực tiễn từ cộng đồng doanh nghiệp, cần giải pháp từ chính quyền địa phương”, ông Tùng nêu.
Từ những ý kiến này, Trần Minh Hoan, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nam Định nhận định, các địa phương đã thực hiện việc hỗ trợ, xây dựng và vận hành hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nhưng chưa có tính thống nhất và đồng bộ. Một số địa phương trong vùng, trong khu vực thiếu tính kết nối và chia sẻ. Do đó, các tỉnh/thành vùng Đồng bằng sông Hồng cần sát cánh, đồng hành cùng nhau trong các hoạt động về hỗ trợ khởi nghiệp.
Tăng tính kết nối giữa các doanh nghiệp
Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Phan Viết Thao, Chủ tịch Hội Doanh nhân Nam Định – Hà Nội khẳng định, các doanh nghiệp đi trước luôn sẵn sàng hỗ trợ các thế hệ trẻ khởi nghiệp, hỗ trợ địa phương. Nhưng ông Thao kiến nghị các địa phương cho biết về quy hoạch địa phương, lộ trình phát triển để có thể đưa ra các phương án đầu tư. Đồng thời, chính quyền địa phương cần có chế tài, thông điệp cụ thể để thu hút nhân tài hướng về xây dựng, phát triển quê hương.
Trong khi đó, bà Thạch Lê Anh, nhà sáng lập Vietnam Silicon Valley khẳng định, hoạt động ươm tạo phải đi cùng đầu tư. Đồng thời, nên có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp lớn thành lập ra các quỹ khởi nghiệp, vừa giúp các doanh nghiệp lớn được tương tác với công nghệ mới, vừa giúp các doanh nghiệp lớn có sự trẻ hóa, linh hoạt nhất định. Đồng thời, các cơ quan, tổ chức cần làm truyền thông đúng cách cho đầu tư mạo hiểm để hỗ trợ cho các nhà đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư mạo hiểm.
Từ kinh nghiệm hoạt động của doanh nghiệp, ông Đỗ Minh Phương, Giám đốc điều hành và nhà sáng lập Cơm gà 9 phút cho rằng, doanh nghiệp đã trải qua thời gian khởi nghiệp khó khăn bởi thiếu đi những kinh nghiệm và một người hướng dẫn chuyên nghiệp.
Vì thế, vị doanh nhân này nhấn mạnh đến 3 vấn đề mà các doanh nghiệp khởi nghiệp cần là chính quyền địa phương có thể dành thời gian kết nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp và doanh nghiệp lớn; hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp tìm “huấn luyện viên”, giúp các doanh nghiệp có kế hoạch phát triển hiệu quả, lại giúp tiết kiệm thời gian, chi phí.
Tin liên quan
Máy vi tính, sản phẩm điện tử đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu sang Indonesia
19:45 | 26/09/2024 Kinh tế
QUATEST 3: Kiểm nghiệm tretinoin trong mỹ phẩm
16:01 | 26/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Samsung bồi dưỡng nhân tài Việt qua kỳ thi kỹ năng nghề thế giới
11:45 | 26/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tập đoàn IPPG kết hợp tổ chức cuộc thi ROBOG thành công rực rỡ
08:40 | 26/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngành bán lẻ năm 2024: Nhiều tín hiệu khả quan
16:39 | 25/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp thêm cơ hội gia tăng đơn hàng tại 4 triển lãm quốc tế lớn
16:01 | 25/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Honda Việt Nam tặng 1,7 triệu mũ bảo hiểm cho học sinh lớp Một năm học 2024 – 2025
14:43 | 25/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
HDBank khẳng định vị thế trong quan hệ nhà đầu tư quốc tế
11:31 | 25/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân Cảng Sài Gòn tham gia Hội chợ Trung Quốc - ASEAN lần thứ 21
08:22 | 25/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Việt Nam vẫn cơ bản sản xuất gia công, chưa chạm nhiều đến tự động hóa
16:41 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp châu Âu cam kết hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi kinh tế xanh
15:57 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Việt Nam có cơ hội lớn gia nhập ngành công nghiệp hỗ trợ lĩnh vực hàng không, vũ trụ
14:50 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bị thiệt hại mong tín dụng ưu đãi sớm được giải ngân
14:05 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân Cảng Sài Gòn và Cảng Vũng Áng khai thác hàng siêu trường siêu trọng
07:55 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Máy vi tính, sản phẩm điện tử đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu sang Indonesia
Điều tra chống bán phá giá một số sản phẩm ván sợi gỗ nhập từ Thái Lan, Trung Quốc
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 78 phát hành ngày 27/9/2024
Kê khai hải quan mặt hàng điện nhập khẩu
Chung sức hỗ trợ ngành dệt may và da giày phát triển bền vững
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform