Doanh nghiệp TPHCM đang bước qua giai đoạn khó khăn
Hải quan TP Hồ Chí Minh: Chủ động hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn TPHCM bàn giải pháp gỡ khó khăn về giải ngân vốn đầu tư công Kinh tế Việt Nam đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất |
Đơn hàng xuất khẩu của nhiều lĩnh vực đang phục hồi trong nửa đầu năm 2024. Ảnh: DN cung cấp |
Duy trì trụ cột tăng trưởng từ xuất khẩu
Trong nửa đầu năm 2024, ghi nhận từ Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM (HUBA) cho thấy, hoạt động của hầu hết doanh nghiệp trên địa bàn đang ổn định. Nhiều ngành nghề ghi nhận những tín hiệu tích cực như sản xuất dệt may bắt đầu có đơn hàng trở lại cho tới cuối năm do những nỗ lực tìm kiếm thị trường mới và chuyển đổi số, chuyển dịch xanh, chào mời giá cạnh tranh…
Đáng chú ý, các doanh nghiệp đã ghi nhận sự gia tăng đáng kể trong các ngành xuất khẩu chủ lực như dệt may, điện tử. Đặc biệt là lĩnh vực chế biến và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp: gạo, thủy sản, trái cây… tăng trưởng tương đối khá hơn do sự bùng nổ của thị trường Trung Quốc và sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng. Trong đó, ngành chế biến lương thực thực phẩm có nhiều điều kiện thuận lợi về thị trường nên đã đạt kết quả rất đáng mừng.
Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng ngành lương thực thực phẩm lũy kế 5 tháng đầu năm 2024 đạt trên 2 tỷ USD, tăng gần 70% so với cùng kỳ năm 2023 và chiếm tỷ trọng gần 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung của TPHCM. Trong đó, nhóm doanh nghiệp trong nước đang chiếm tỷ trọng chính (93,5%) so với các doanh nghiệp FDI với kim ngạch xuất khẩu đạt 1,29 tỷ USD. Chỉ số sản xuất công nghiệp ngành chế biến thực phẩm tăng trưởng trên 3,4% so với năm 2023.
Vui mừng chia sẻ với phóng viên Tạp chí Hải quan, ông Phạm Văn Việt, Chủ tịch Công ty Việt Thắng Jean cho biết, từ đầu năm đến nay, đơn hàng xuất khẩu tại doanh nghiệp này đã phục hồi và tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm ngoái. Đơn hàng trong quý 2 phục hồi khoảng 20% so với quý 1/2024.
Theo ông Việt, không chỉ Việt Thắng Jean mà các doanh nghiệp trong ngành dệt may cũng ghi nhận đơn hàng xuất khẩu tăng. Lý do là các thị trường đã phục hồi, tồn kho của các nhà mua hàng đã dưới mức tối thiểu nên bắt đầu nhập hàng trở lại. Nhờ vậy, sức mua ở 4 thị trường truyền thống của ngành dệt may Việt Nam đều tăng.
Ông Nguyễn Hoài Bảo, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TPHCM (HAWA) cho biết, đơn hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp trong ngành xuất khẩu gỗ tăng khá tích cực. So với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng trong 6 tháng vào khoảng 22 - 25%. Đáng lưu ý, các thị trường truyền thống như Mỹ, châu Âu đã phục hồi trở lại. Bên cạnh đó, các thị trường mới được doanh nghiệp khai thác trong những năm sau đại dịch cũng có dấu hiệu tích cực. Chẳng hạn như thị trường Ấn Độ và Trung Đông, tuy tổng đơn hàng không lớn song tiềm năng phát triển và mở rộng rất đáng kỳ vọng.
Thích nghi với áp lực thị trường
Theo các chuyên gia, sự gia tăng trong xuất khẩu phần lớn nhờ vào việc mở rộng thị trường và cải tiến công nghệ sản xuất. Tuy nhiên, để duy trì đà tăng trưởng này, các doanh nghiệp cần tiếp tục nỗ lực và thích ứng với những thay đổi của thị trường toàn cầu.
Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực - Thực phẩm TPHCM cho biết, trong bối cảnh diễn biến của tình hình thế giới hiện nay việc dừng đơn hàng có thể sẽ xảy ra bất cứ lúc nào nên doanh nghiệp không thể chủ quan. Bên cạnh đó, hiện nay chúng ta đang phải đối mặt với sự phòng vệ thương mại của các nước mà hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu đi với các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu. Doanh nghiệp phải sản xuất theo điều kiện xanh, điều kiện kinh tế tuần hoàn. Như vậy là doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị ngay từ bây giờ để thích ứng với tình hình thị trường thế giới.
Mặt khác, theo các chuyên gia, sự gia tăng đáng kể hàng hóa tiêu dùng giá rẻ từ các nước đã tạo áp lực đáng kể cho doanh nghiệp Việt. Doanh nghiệp đang “đau đầu” vì phí vận tải biển tăng gấp đôi: giá cước container 40 feet đi châu Âu đã tăng từ hơn 2.000 USD lên tới 5.000 USD. Thực tế này đã đẩy doanh nghiệp rơi vào nguy cơ tăng kim ngạch xuất khẩu nhưng bị vẫn bị lỗ doanh thu.
Ông Nguyễn Anh Đức, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam đánh giá, chuyển đổi sang sản xuất bám sát xu hướng thị trường không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc, như hiện nay doanh nghiệp muốn tồn tại phải vượt qua bài toán “xanh” hoạt động sản xuất, với nhiều tiêu chí như xử lý đạt tiêu chuẩn chất thải phát sinh, sản xuất tiết kiệm năng lượng, giải pháp tái chế chất thải…
Bên cạnh đó, để nâng cao vị thế trên thị trường, các doanh nghiệp sản xuất nói riêng, thương hiệu Việt nói chung, cần đẩy mạnh đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, đổi mới công nghệ và cải tiến quy trình sản xuất theo xu hướng kinh tế xanh, tuần hoàn; chú trọng xây dựng và bảo vệ thương hiệu, nâng cao năng lực quản trị và phát triển các kênh phân phối hiệu quả.
Sự hỗ trợ và cơ chế chính sách thúc đẩy hợp tác, đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực phòng vệ thương mại… của Chính phủ, sự đồng hành của mạng lưới hiệp hội ngành hàng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững và gia tăng “sức khỏe” doanh nghiệp sản xuất, thương hiệu Việt cả trong nước và trên thị trường quốc tế.
Ngoài ra, để giảm thiểu rủi ro pháp lý trong hoạt động xuất nhập khẩu, doanh nghiệp cần hiểu rõ tính chất, đặc điểm của hợp đồng ngoại thương, hợp đồng được điều chỉnh bởi văn bản quy phạm pháp luật nào, có tiềm ẩn rủi ro về chính trị, văn hóa hay không. Doanh nghiệp cũng cần rà soát, đánh giá về năng lực chủ thể giao kết, điều kiện giao dịch, quy định pháp luật của nước sở tại để chủ động ứng phó với rủi ro có thể phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng..., ông Nguyễn Hữu Nam, Phó Giám đốc chi nhánh Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại TPHCM nhấn mạnh.
Tin liên quan
Kinh tế Đức có thể suy thoái năm thứ 2 liên tiếp
08:31 | 07/10/2024 Nhìn ra thế giới
9 tháng qua, kinh tế tiếp đà tăng trưởng tích cực
14:54 | 06/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp dồi dào đơn hàng xuất khẩu
09:06 | 07/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lộ sai sót qua thanh tra kinh doanh vàng, PNJ nộp phạt tiền tỷ
18:48 | 07/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thị trường Việt Nam: Cứ 5 người muốn khởi nghiệp thì có 3 người muốn triển khai trong 18 tháng tới
18:46 | 07/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
BAC A BANK chào bán 15 triệu trái phiếu phát hành ra công chúng
16:45 | 07/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bão số 3 "quật ngã" nhiều doanh nghiệp nhỏ hơn
15:23 | 07/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu tốt, FMC đạt doanh số tăng gần 50%
15:00 | 07/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel ra mắt gói cước NINE với nhiều tiện ích
10:48 | 07/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Trở ngại hạ tầng níu kéo doanh nghiệp phát triển
07:32 | 07/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mỗi tháng có hơn 20,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay lại hoạt động
20:46 | 06/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thúc doanh nghiệp tăng tốc chuyển đổi xanh
06:48 | 06/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thủ tướng: Doanh nghiệp, doanh nhân thực hiện "5 tiên phong"
16:29 | 04/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
VPIM 2024 sở hữu racekit và giải thưởng đặc biệt thế nào?
16:11 | 04/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hỗ trợ doanh nghiệp với nguồn vốn đến 80% dự án đầu tư
16:00 | 04/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ "đặt đề bài", bảo lãnh vay vốn
14:41 | 04/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Tuyên bố chung Việt-Pháp về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45
Trung Quốc ngừng mua vàng dự trữ tháng thứ năm liên tiếp
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
Hải quan Bình Định tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics