Doanh nghiệp dệt may có hưởng lợi từ thương chiến Mỹ- Trung?
Tình trạng khan hiếm các đơn hàng của doanh nghiệp trong ngành dệt may là khá phổ biến. Ảnh: Hương Dịu. |
Sợi Việt gặp khó
Theo ông Trương Văn Cẩm, Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), trong 6 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam tăng trưởng 16% khi lượng đơn hàng chuyển sang đặt tại Việt Nam tăng mạnh dưới tác động ban đầu của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Tuy nhiên, sau nửa đầu năm 2019, đà tăng trưởng không như kỳ vọng, tình trạng khan hiếm các đơn hàng khá phổ biến, lượng đơn hàng của nhiều doanh nghiệp mới chỉ bằng khoảng 70% so với cùng kỳ năm 2018. Tình trạng này không chỉ diễn ra ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà một số doanh nghiệp lớn như May 10, May Việt Tiến, May Nhà Bè cũng gặp tình trạng tương tự.
“Lý do khan hiếm đơn hàng là do cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung đã ảnh hưởng đến ngành dệt may. Việc xuất khẩu sợi của Việt Nam sang Trung Quốc đã giảm. Trước đây, bình quân Việt Nam xuất khẩu 1,5 triệu tấn sợi/năm, trong đó 60% sản lượng xuất khẩu sang Trung Quốc. Do cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, năm 2019 tiêu thụ sợi rất khó khăn, 6 tháng đầu năm tăng trưởng xuất khẩu sợi chỉ đạt 1,1%”, ông Cẩm cho biết thêm.
Là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, chịu sự ảnh hưởng trực tiếp các tác động từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, ông Nguyễn Văn Trung, Giám đốc Công ty May Xuất nhập khẩu Minh Hưng cho rằng, bên cạnh các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp như giảm thuế thu nhập, thuế nhập khẩu, trong thời gian qua Trung Quốc còn áp dụng chính sách hạ giá đồng Nhân dân tệ để gia tăng sự cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước trước việc áp thuế của Mỹ, điều này dẫn đến việc các đơn hàng dệt may của Việt Nam rất khó cạnh tranh được với các doanh nghiệp Trung Quốc về giá.
May mặc hưởng lợi không nhiều
Cho ý kiến về tác động của cuộc chiến Mỹ - Trung đối với ngành dệt may, ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hưng Yên, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty May Hưng Yên nhận định, ngành may mặc Việt Nam sẽ khó hưởng lợi từ cuộc chiến Mỹ - Trung. Phân tích kĩ hơn về vấn đề này, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hưng Yên cho rằng, có thể nói hiện nay trong hàng trăm tỷ USD thuế mà Mỹ sẽ áp thêm cho Trung Quốc cũng có một phần về nguyên vật liệu, tuy nhiên ngành may mặc Việt Nam không có nhiều lợi thế hơn so với Trung Quốc. Bởi mức thuế bình quân của chúng ta vào Mỹ là khoảng 17%, Trung Quốc cũng chỉ hơn 20%, như vậy chênh lệch giữa Việt Nam và Trung Quốc là không nhiều. Vì vậy, nếu nói chúng ta sẽ hưởng lợi trong việc Mỹ sẽ di chuyển các mặt hàng về nguyên vật liệu từ Trung Quốc về Việt Nam thì tôi cho rằng là rất ít. Nếu có thì họ sẽ chọn hai thị trường chính là Ấn Độ và Bangladesh, bởi Ấn Độ là một đất nước có trên 1 tỷ dân nên lực lượng lao động vào ngành may rất dồi dào, bên cạnh đó Ấn Độ cũng đang có sự quan tâm rất lớn đến ngành dệt may trong đó có các chính sách đầu tư rất lớn cho ngành may phát triển.
Cũng theo ông Dương, trong năm vừa qua, ngành dệt may Ấn Độ đã xuất khẩu gần 40 tỷ USD và Bangladesh cũng tương tự. Quan trọng nhất là mức lương của lao động tại hai thị trường này chỉ hơn 100 USD và mức thuế vào thị trường Mỹ của hai thị trường này cũng rất thấp, chính vì vậy Trung Quốc sẽ chọn hai thị trường này để dịch chuyển chứ không phải Việt Nam. Từ những điều trên có thể thấy, lợi thế của Việt Nam trong ngành dệt may là không đáng kể và cái đáng lo nhất hiện nay chính là thiếu nguồn hàng trong thời gian tới.
“Chính vì vậy, trong thời gian tới, tôi cho rằng, Việt Nam cần điều chỉnh giá đồng nội tệ để tăng thêm sự cạnh tranh, bởi trong thời gian qua mức hạ giá đồng nội tệ vẫn còn quá thấp, hiện nay tất cả các nước xung quanh như Ấn Độ đã hạ giá gần 10%, Bangladesh hạ tương tự và Trung Quốc chỉ trong vòng 1 tháng vừa qua đã hạ giá gần 5%. Khi đồng Việt Nam không hạ giá so với USD, hàng Việt Nam sẽ đắt hơn và dẫn tới mất các đơn hàng. Nếu chúng ta vẫn tiếp tục như thế này thì Việt Nam sẽ trở thành một thị trường để tất cả các nước bán hàng cho chúng ta mà không thể xuất khẩu được. Đồng thời cần dừng tăng lương tối thiểu, giảm lãi suất cho doanh nghiệp, tại các nước khác lãi suất vay vốn của doanh nghiệp chỉ khoảng 2-4% còn ở Việt Nam là gần 10%... Muốn cho doanh nghiệp phát triển, đồng hành cùng doanh nghiệp thì phải mở cho doanh nghiệp tự chủ nhiều hơn, các bộ ngành cùng vào cuộc”, ông Nguyễn Xuân Dương kiến nghị.
Theo nhiều chuyên gia, việc cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc kinh tế là Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng căng thẳng sẽ ảnh hưởng tới cung cầu trên phạm vi cùng thế giới của nhóm ngành có thâm dụng lao động cao như sợi, dệt may, da giày... Những nước liên quan nhiều như Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản… lại là những thị trường chủ đạo của Việt Nam nên sức mua những hàng hóa này cũng sẽ giảm đi. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần hết sức thận trọng và chú ý tới những thay đổi trong thời gian tới để có sự thích ứng phù hợp hơn.
Tin liên quan
Upbit: Lĩnh vực tiền điện tử sẽ tiếp tục phát triển hậu bầu cử Mỹ
10:07 | 22/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa ASEAN-Mỹ
10:07 | 22/09/2024 Nhìn ra thế giới
Bắt 4 đối tượng mua bán người xuyên quốc gia
14:58 | 20/09/2024 An ninh XNK
Herbalife Việt Nam đồng hành cùng cuộc thi “Tôi khỏe đẹp hơn” 2024
16:34 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nutifood nắm giữ 51% cổ phần của Kido Foods
15:49 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dịch vụ của hãng tàu COSCO Shipping Lines Vietnam
15:03 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đề xuất linh động giải pháp tín dụng giúp doanh nghiệp phục hồi sau bão
13:39 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chưa hoàn thiện hồ sơ, LPBank lùi lịch "chốt" việc mua 5% cổ phần FPT
11:33 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinamilk tích cực thực hiện dự án cánh rừng Net Zero
10:15 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chủ động nguồn nguyên phụ liệu - “lối thoát” cho dệt may, da giày xuất khẩu
14:36 | 22/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
T&T Group phát động cuộc thi “Sáng tạo Ý tưởng thiết kế Ấn phẩm Xuân Ất Tỵ 2025”
14:35 | 22/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinamilk và FPT hợp tác nâng tầm quản trị tài chính bằng giải pháp công nghệ
09:12 | 22/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nguồn lực phục hồi từ giá trị và vị thế của doanh nghiệp
06:30 | 22/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Alena Energy cùng nhiều sản phẩm công nghệ xanh được giới thiệu tại GRECO 2024
20:43 | 21/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khó thu hồi, tỷ lệ nợ xấu khối ngân hàng tư nhân lên tới 7,77%
20:32 | 21/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lãnh đạo các ngân hàng lớn kiến nghị giải pháp giảm áp lực dòng vốn trung và dài hạn
20:28 | 21/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
TP Hồ Chí Minh ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực vi mạch bán dẫn
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 77 phát hành ngày 24/9/2024
Cục Thuế TPHCM dồn lực tập trung giải quyết sớm hồ sơ đất đai
Phối hợp chống buôn lậu trên vùng biển Hải Phòng, Thái Bình
Hải quan Hà Nội: Thuế từ nhóm hàng điện gia dụng, linh kiện điện tử tăng mạnh
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform