Chủ động nguồn nguyên phụ liệu - “lối thoát” cho dệt may, da giày xuất khẩu
Ngành da giày, dệt may vẫn phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu. Ảnh: H.Dịu |
Vẫn tập trung gia công
Theo nhiều chuyên gia, xuất nhập khẩu hàng dệt may, da giày của Việt Nam sẽ tiếp tục khả quan trong những tháng tới, một mặt do yếu tố chu kỳ, nhu cầu hàng hóa thường tăng mạnh vào cuối năm; mặt khác, kim ngạch xuất khẩu tới các thị trường chủ lực của Việt Nam như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đều tăng. Đáng mừng là nhiều doanh nghiệp dệt may hiện đã có đơn hàng đến cuối năm 2024 và đang đàm phán đơn hàng đầu năm 2025. Với ngành da giày cũng đang dần hồi phục với lượng đơn hàng tăng rõ nét.
Ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, dệt may và da giày là hai ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu luôn tăng trưởng qua các năm, mức tăng bình quân trên 10%/năm, tạo ra gần 5 triệu công ăn việc làm, chiếm 22% lao động ngành công nghiệp Việt Nam.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến 15/9, xuất khẩu dệt may đạt 25,57 tỷ USD, tăng 7,75% so với cùng kỳ 2023. Xuất khẩu ngành da giày đạt 18,44 tỷ USD, tăng 11,28% so với cùng kỳ 2023, trong đó xuất khẩu giày dép đạt 15,57 tỷ USD, tăng 11,6%; xuất khẩu túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù đạt 2,87 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ 2023. T.Bình |
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may, da giày chiếm tỷ lệ cao trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước, nhưng giá trị đóng góp của các doanh nghiệp trong nước vẫn còn hạn chế. Hơn 60% giá trị xuất khẩu dệt may thuộc doanh nghiệp FDI dù chỉ chiếm 24% số lượng doanh nghiệp; trong khi ngành da giày doanh nghiệp FDI chiếm gần 80% về kim ngạch xuất khẩu và chỉ chiểm gần 30% về số lượng doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, ngành dệt may, da giày Việt Nam vẫn tập trung ở khâu gia công, tạo giá trị gia tăng thấp. Nguồn nguyên, vật liệu và phụ kiện chủ yếu nhập khẩu từ thị trường ngoài nước như: Trung Quốc, Hàn Quốc, các nước ASEAN khác.
Việc phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu có thể gây ảnh hưởng tới tình hình phát triển chung của toàn ngành thời gian tới. Hiện nhiều quốc gia hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, đang đặt ra các quy định khắt khe về kiểm soát nguồn cung. Điều này bắt buộc sản phẩm đáp ứng tỷ lệ xuất xứ nội khối cao. Hơn nữa, việc áp dụng quy định về quy tắc xuất xứ nêu trong các Hiệp định thương mại tự do (như EVFTA) để mặt hàng dệt may, da giày tận dụng lợi thế về miễn giảm thuế nhập khẩu vào thị trường Việt Nam đang tác động lớn cho doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp FDI sản xuất hướng tới xuất khẩu tại Việt Nam. Do đó, việc phát triển nguồn nguyên phụ liệu ngành dệt may, da giày là rất cần thiết.
Ở góc độ doanh nghiệp, bà Bùi Minh Phượng, Giám đốc điều hành Công ty cổ phần PND toàn cầu cho biết, từ quý 2/2024, đơn hàng của doanh nghiệp đã tăng lên và dự báo kim ngạch xuất khẩu giai đoạn cuối năm có thể tăng gấp 3 lần so với đầu năm. Kết quả xuất khẩu năm 2024 của doanh nghiệp có thể tăng 25% so với kế hoạch.
Một trong những khó khăn hiện nay của doanh nghiệp dệt may là nhân công giảm nhiều sau dịch Covid-19. Để khắc phục, doanh nghiệp nỗ lực đàm phán, bảo đảm đơn hàng và hỗ trợ người lao động bằng các chế độ ưu đãi. “Hiện nay, chúng ta chưa chủ động nguồn cung nguyên, phụ liệu, dù trong nước đã có nhà cung cấp vải, song còn nhỏ lẻ, không bảo đảm yêu cầu thị trường. Điều này khiến đơn hàng nhiều, song đơn giá thấp, biên độ lợi nhuận của doanh nghiệp rất nhỏ. Nếu Bộ Công Thương sớm thành lập trung tâm nguyên, phụ liệu, doanh nghiệp sẽ chủ động nguồn cung và tiết giảm thời gian, chi phí vận chuyển khá nhiều. Từ đó có lợi thế cạnh tranh về đơn giá hơn, doanh nghiệp cũng có thể triển khai định hướng xây dựng thương hiệu của riêng mình để có giá trị gia tăng cao hơn hiện nay”, bà Bùi Minh Phương chia sẻ.
Cần thiết phát triển nguồn nguyên phụ liệu bền vững
Ở góc độ thị trường, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Canada lưu ý, một số chính sách sản xuất và nhập khẩu của Canada có thể có ảnh hưởng đến chiến lược sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Canada đã đưa ra tham vấn về việc xây dựng lộ trình giải quyết chất thải nhựa và ô nhiễm từ ngành dệt may. Hàng năm, Canada nhập khẩu trung bình 10 tỷ USD các sản phẩm dệt may và dệt kim, riêng năm 2022 còn lên tới 12 tỷ USD và Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ hai vào thị trường này (kim ngạch lên đến gần 1,6 tỷ USD năm 2023 và 1,8 tỷ USD năm 2022).
Dệt may là loại chất thải nhựa lớn thứ năm được gửi đến các bãi chôn lấp ở Canada. Là một phần trong kế hoạch toàn diện nhằm giảm chất thải nhựa và ô nhiễm, Chính phủ Canada đã đưa ra tham vấn để thu hút phản hồi về việc xây dựng lộ trình giải quyết ô nhiễm từ ngành dệt may theo hướng buộc các doanh nghiệp phải có các giải pháp thiết kế lại, tái sử dụng, sửa chữa và giữ cho hàng dệt may trong nền kinh tế tuần hoàn càng lâu càng tốt.
Từ thực tế các hoạt động hỗ trợ của các hiệp hội trong lĩnh vực dệt may, giày dép, thời trang cũng như thực tế các doanh nghiệp Hoa Kỳ, Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ khuyến nghị doanh nghiệp cần chủ động trong việc tìm kiếm và sử dụng nguồn cung nguyên phụ liệu có khả năng truy xuất nguồn gốc, đáp ứng yêu cầu về tính bền vững và trách nhiệm xã hội. Đối với việc thành lập trung tâm cung ứng của ngành, các hiệp hội trong ngành công nghiệp dệt may, da giày, thời trang cần căn cứ thực tiễn, dự báo xu hướng tương lai, xác định chức năng, vị trí mô hình của trung tâm cung ứng cho ngành thời trang đảm bảo trung tâm hình thành, hoạt động hiệu quả, có khả năng thích ứng với sự thay đổi rất nhanh của ngành này từ công nghệ, mô hình chuỗi sản xuất, quản lý cũng như các yêu cầu cao từ thị trường, người tiêu dùng, các quy định của các nước nhập khẩu.
Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 ban hành theo Quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 9/6/2014 đã xác định dệt may – da giày là hai trong số 7 ngành công nghiệp ưu tiên của Việt Nam. Để tiếp tục phát triển ngành trong giai đoạn sắp tới, Bộ Công Thương cho rằng, cần có những giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành nhằm tạo ra những lợi ích lâu dài và bền vững hơn. Để làm được điều đó, không có cách nào khác là cần phải thúc đẩy phát triển hoạt động của thị trường cung ứng nguyên phụ liệu theo hướng quy mô, chuẩn hóa và minh bạch, có như vậy mới giúp các doanh nghiệp trong ngành đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới sáng tạo và nâng cao tính năng động, hiệu quả, có cơ hội vươn lên tham gia mạnh mẽ hơn vào chuỗi cung ứng của ngành.
Theo ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cần thiết thành lập Trung tâm nguyên phụ liệu phục vụ ngành thời trang. Trung tâm này sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp chủ động chuyển hình thức xuất khẩu cao hơn thay vì chủ yếu gia công, thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may trong nước phát triển, dễ rà soát nguồn gốc, phục vụ ngành thời trang trong nước trước khi vươn ra thế giới… Tuy nhiên, theo ông Cẩm, việc đề xuất thành lập trung tâm không phải là vấn đề mới, song đến nay việc triển khai vẫn chưa thành công. Đơn cử, một số doanh nghiệp đã đầu tư, xây dựng nguyên phụ liệu nhưng chưa thu được kết quả cao, có đơn vị phải đóng cửa sau một thời gian hoạt động.
Do vậy, từ kinh nghiệm của một số nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, ông Trương Văn Cẩm kiến nghị cơ quan chức năng hỗ trợ các doanh nghiệp về cơ chế chính sách, nguồn lực, đất đai giúp các doanh nghiệp ổn định đầu tư, chuyển giao công nghệ cũng như đẩy mạnh việc giao dịch giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch Hiệp hội Da giày- Túi xách Việt Nam (Lefaso) cũng nêu quan điểm, cần có những giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành nhằm tạo ra những lợi ích bền vững. Trong đó, giải pháp là xây dựng khu trung tâm giao dịch phát triển nguyên phụ liệu và đổi mới sáng tạo ngành thời trang Việt Nam tại Bình Dương. Khi có trung tâm này, giúp các doanh nghiệp Việt Nam thúc đẩy nội lực, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Tin liên quan
Giá tăng, xuất khẩu tôm bứt phá tại nhiều thị trường
10:48 | 22/09/2024 Kinh tế
Thủ tướng Chính phủ: Các doanh nghiệp cần phát huy 6 tiên phong
15:04 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chủ tịch VinGroup, Thaco, Sun Group, Sovico… hiến kế cho phát triển kinh tế
15:00 | 21/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
T&T Group phát động cuộc thi “Sáng tạo Ý tưởng thiết kế Ấn phẩm Xuân Ất Tỵ 2025”
14:35 | 22/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinamilk và FPT hợp tác nâng tầm quản trị tài chính bằng giải pháp công nghệ
09:12 | 22/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nguồn lực phục hồi từ giá trị và vị thế của doanh nghiệp
06:30 | 22/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Alena Energy cùng nhiều sản phẩm công nghệ xanh được giới thiệu tại GRECO 2024
20:43 | 21/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khó thu hồi, tỷ lệ nợ xấu khối ngân hàng tư nhân lên tới 7,77%
20:32 | 21/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lãnh đạo các ngân hàng lớn kiến nghị giải pháp giảm áp lực dòng vốn trung và dài hạn
20:28 | 21/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
MSB dành 1.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất cho doanh nghiệp ảnh hưởng bởi bão số 3
09:08 | 21/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel hỗ trợ chuyển đổi máy 4G miễn phí cho toàn bộ khách hàng
09:01 | 21/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
VNVC triển khai tiêm đầu tiên vắc xin sốt xuất huyết phục vụ người dân Việt Nam
17:05 | 20/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
7 doanh nghiệp được phân giao hạn ngạch nhập khẩu 121.000 tấn đường
16:21 | 20/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
TP Hồ Chí Minh: Thí điểm chuyển đổi số trong bán lẻ
Chủ động nguồn nguyên phụ liệu - “lối thoát” cho dệt may, da giày xuất khẩu
Lỗ hổng quay vòng hóa đơn hợp thức đường lậu
T&T Group phát động cuộc thi “Sáng tạo Ý tưởng thiết kế Ấn phẩm Xuân Ất Tỵ 2025”
Hải quan - Biên phòng Lạng Sơn phối hợp thực hiện 3.083 lượt tuần tra, kiểm soát
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform