Doanh nghiệp hiến kế để TPHCM khôi phục kinh tế hậu Covid-19
TPHCM khởi động chiến dịch khôi phục du lịch sau đại dịch Covid-19 | |
TPHCM tiếp tục "mục tiêu kép" vừa chống dịch vừa khôi phục kinh tế |
Lần đầu tiên kinh tế thành phố tăng trưởng dưới 1,2%. Ảnh: N.H |
Sáng 3-10, UBND TPHCM tổ chức buổi toạ đàm “Khôi phục và phát triển kinh tế TPHCM trong bối cảnh diễn biến phức tạp của đại dich Covid-19 hiện nay”.
76% doanh nghiệp chưa tiếp cận các gói hỗ trợ
Ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM phác thảo bức tranh chung của doanh nghiệp TPHCM gồm 4 nhóm.
Nhóm 1 là những doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, có lãi, chủ yếu nằm ở tài chính, ngân hàng, lương thực thực phẩm, chế biến, thiết bị máy móc, phòng chống dịch, đồ gỗ, công nghệ thong tin, hạ tầng kỹ thuật... Số lượng doanh nghiệp thuộc nhóm này chiếm khoảng 10-15%.
Nhóm 2 là những doanh nghiệp đang duy trì hoạt động, chờ cơ hội phục hồi chiếm chừng 20%.
Nhóm 3 là những doanh nghiệp năng lực sản xuất cạn kiệt, suy yếu về tài chính, nhân lực, thị trường bị thu hẹp quy mô, cung ứng đứt gãy, thu hẹp thị trường... Nhóm doanh nghiệp này đang thua lỗ, ngừng hoạt động chủ yếu nằm trong ngành du lịch, dịch vụ, vui chơi giải trí, bất động sản... chiếm tới 40-50%.
Nhóm 4 là doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ không đủ năng lực phải ngừng sản xuất, chấm dứt hoạt động chiếm 20%.
Cụ thể trong lĩnh vực dệt may, đại diện Hội May thêu đan TPHCM cho hay, trong quý 4, doanh nghiệp dệt may mới chỉ có khoảng 50% đơn hàng. Trong khi đó giá gia công đang giảm trung bình 10%, có những đơn hàng giảm tới 15%. Từ nay tới cuối năm, các doanh nghiệp dệt may vẫn phải cho nghỉ 20-50% doanh nghiệp.
Về việc tiếp cận các gói chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, ông Dũng cho biết có tới 76% doanh nghiệp được hỏi chưa tiếp cận được các gói hỗ trợ của nhà nước. Chỉ có 10% doanh nghiệp đã được ngân hàng cơ cấu lại nợ, giãn nợ, hạ lãi suất cho vay...; 5% doanh nghiệp tiếp cận hỗ trợ về tạm ngừng đóng hưu trí và chưa có doanh nghiệp nào được vay gói lãi suất 0%.
Cũng theo ông Dũng, hầu hết doanh nghiệp không tiếp cận được gói vay hỗ trợ để trả lương lao động vì doanh nghiệp lo thủ tục để vay được gói này còn khó hơn vay bình thường. Ngân hàng chủ yếu cho vay khách hàng quen, còn khách hàng mới rất ít.
Doanh nghiệp cần hỗ trợ vốn, giảm thuế…
Kiến nghị để phục hồi, thúc đẩy kinh tế TPHCM, các doanh nghiệp đều cho rằng cần có chính sách đẩy mạnh kích cầu du lịch, mua sắm tiêu dùng. Bên cạnh đó, NHNN cần cải thiện các điều kiện cho vay, có thể cho doanh nghiệp vay bằng cách thẩm định các nguồn thu dòng tiền, phương án kinh doanh, tín chấp...
Ngoài ra, ông Chu Tiến Dũng cho rằng, thành phố cần hỗ trợ triển khai chuyển đổi số trong cộng đồng doanh nghiệp.
"TPHCM cần thực sự đồng hành doanh nghiệp lâu dài để phục hồi sản xuất, đề xuất ngân hàng mở rộng các điều kiện, giảm lãi suất cho vay, doanh nghiệp được vay nhiều hơn, lãi suất thấp hơn, điều kiện thuận lợi hơn. Đặc biệt, cơ quan quản lý nhà nước cần hạn chế kiểm tra, thanh tra trong đợt dịch này để doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh", ông Dũng nhấn mạnh.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM cũng nêu ý kiến, bên cạnh việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng, giữ nguyên nhóm nợ, cần tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến các quy định về tiền sử dụng đất để giải tỏa ách tắc cho các dự án trên địa bàn, đảm bảo quyền lợi cho người mua nhà
Hội May thêu đan TPHCM cũng đề xuất giảm thuế 30% cho tất cả doanh nghiệp, giảm thuế GTGT xuống 5% và cho phép doanh nghiệp khấu trừ lỗ 2020 vào phần quyết toán 20% của năm 2019.
Phát biểu tại tọa đàm, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cho hay, lần đầu tiên kinh tế thành phố tăng trưởng dưới 1,2%. Tính đến ngày 30/9, trên 27.000 doanh nghiệp giải thể và tạm ngưng hoạt động với số vốn đăng ký kinh doanh giảm hơn 140.000 tỷ đồng và làm giảm đi doanh số hoạt động sản xuất kinh doanh của thành phố hơn 21.000 tỷ đồng
Trước tình hình đó, TPHCM đã thành lập Hội đồng phát triển kinh tế ngành, gồm lãnh đạo sở, ngành, các chuyên gia và cả hiệp hội, doanh nghiệp tham gia. Từ đó sẽ tập hợp được nhiều ý kiến, đề xuất giá trị, thiết thực hơn, có những giải pháp kịp thời, hiệu quả để khôi phục, phát triển kinh tế TPHCM.
Theo ông Phong, việc phục hồi kinh tế thành phố phải bắt đầu từ phục hồi hoạt động của doanh nghiệp bởi chính doanh nghiệp là bộ phận quan trọng tạo ra của cải cho xã hội, tạo việc làm. Đây cũng chính là bộ phận góp phần kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy giải ngân đầu tư công.
Tin liên quan
Việt Nam vẫn cơ bản sản xuất gia công, chưa chạm nhiều đến tự động hóa
16:41 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp châu Âu cam kết hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi kinh tế xanh
15:57 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Việt Nam có cơ hội lớn gia nhập ngành công nghiệp hỗ trợ lĩnh vực hàng không, vũ trụ
14:50 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
Việt Nam vẫn cơ bản sản xuất gia công, chưa chạm nhiều đến tự động hóa
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
Uzbekistan ký thỏa thuận hợp tác hải quan với Hoa Kỳ
CAEXPO 2024: Thúc đẩy giao thương quốc tế cho các doanh nghiệp kinh tế - quốc phòng
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform