Doanh nghiệp phải nắm vững các quy định để được hưởng ưu đãi thuế XNK
Các diễn giả tại Tọa đàm. |
Xây dựng môi trường chính sách ổn định, dễ dự đoán
Theo ông Phạm Tuấn Anh, hoạt động kinh tế luôn luôn vận động tạo ra yêu cầu sửa đổi đối với danh mục thực hiện phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu. Theo đó, danh mục HS của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) và Danh mục AHTN của ASEAN được định kỳ sửa đổi theo lộ trình 5 năm một lần.
Tương ứng như vậy, các Nghị định biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, nhập khẩu ưu đãi cũng được ban hành theo lộ trình thực thi tương ứng nhằm nội luật hóa các cam kết thuế quan, phù hợp phân loại hàng hóa theo chuẩn mực quốc tế trên cơ sở theo Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu theo HS/AHTN, giảm vướng mắc về phân loại, thuận thiện cho công tác kê khai, tính thuế hải quan.
Các Nghị định này ban hành biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, nhập khẩu ưu đãi đặc biệt cho giai đoạn 2022 – 2027 phù hợp với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam triển khai Danh mục HS của Tổ chức Hải quan thế giới và AHTN 2022 của ASEAN.
“Sự phù hợp và thống nhất về danh mục hàng hóa với tiêu chuẩn quốc tế sẽ giúp công tác thực thi được minh bạch, tạo thuận lợi cho hoạt động trao đổi thương mại. Đây cũng là cơ sở pháp lý về thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam thực thi các FTA với lộ trình cụ thể, áp dụng ổn định trong 5 năm tới. Điều này góp phần xây dựng môi trường chính sách ổn định, dễ dự đoán cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam”, ông Phạm Tuấn Anh khẳng định. .
Thông tin thêm về vấn đề này, ông Phạm Tuấn Anh cho hay, theo thực tiễn trên thế giới, một số quốc gia như Hoa Kỳ, Canada thuế suất được cập nhật hàng năm, tuy nhiên, để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh của DN, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành các biểu thuế với lộ trình 5 năm tương ứng theo HS/AHTN cùng với đó là duy trì ổn định các điều kiện hưởng ưu đãi đảm bảo tính thống nhất, dễ theo dõi, thực thi của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
“Bên cạnh đó, các văn bản cũng đảm bảo được lộ trình xử lý các yêu cầu cập nhật, bổ sung và “nâng cấp” các hiệp định để tránh phát sinh các vướng mắc trong thực thi”, lãnh đạo Vụ Hợp tác quốc tế nhấn mạnh.
Cũng theo ông Phạm Tuấn Anh, việc ban hành Nghị định biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện cam kết tại các FTA/PTA tiếp tục thể chế hóa mục tiêu, quan điểm chỉ đạo về công tác hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện nghiêm túc các cam kết tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, góp phần tiếp tục tạo thuận lợi, thúc đẩy trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các nước, dự kiến sẽ tiếp tục đem lại những hiệu ứng tích cực cho phát triển kinh tế Việt Nam.
Các Nghị định đảm bảo tính ổn định trong áp dụng, đặc biệt là quy định về điều kiện hưởng ưu đãi
Theo lãnh đạo Vụ Hợp tác quốc tế, về cơ bản, các quy định tại các Nghị định được kế thừa, đảm bảo tính ổn định trong áp dụng, đặc biệt là các quy định về điều kiện hưởng ưu đãi. Bên cạnh đó, Nghị định cũng có một số điểm mới nhằm đảm bảo việc thực thi như: chuyển đổi cam kết thuế quan tại tại các Hiệp định để phù hợp với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở AHTN 2022; bổ sung phạm vi các nước được hưởng ưu đãi với một số Hiệp định đối với các quốc gia vừa thông báo điều ước quốc tế có hiệu lực như Peru với CPTPP hay bổ sung Ceuta và Melila tại EVFTA; hoàn thiện, chỉnh lý một số nội dung để tăng tính rõ ràng về pháp lý, tránh vướng mắc trong thực thi như quy định về cho hưởng ưu đãi với khu phi thuế quan, quy định về điều kiện hưởng ưu đãi.
“Về thuế quan, so với danh mục AHTN 2017 với 10.813 dòng thuế, AHTN 2022 đã được mở rộng phạm vi với 11.414 dòng thuế, tương ứng với đó là số dòng thuế tại các Nghị định cũng được tăng lên”, ông Phạm Tuấn Anh cho biết.
Ông Phạm Tuấn Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài chính) chia sẻ tại Tọa đàm. |
Bên cạnh đó, ngoài một số FTA đã kết thúc lộ trình cắt giảm thuế quan như ATIGA (2018), ASEAN – Trung Quốc (2020), ASEAN – Hàn Quốc (2021) và AANZFTA (2022), các FTA khác vẫn tiếp tục lộ trình cắt giảm thuế quan. Cùng với đó, để bảo lưu quyền lợi của Việt Nam khi thực thi FTA/PTA, các biểu thuế tiếp tục duy trì việc tách các dòng thuế ở cấp độ 10 số quốc gia, tuy nhiên, do quá trình thực thi cơ bản đã ổn định, số lượng các dòng thuế cấp 10 số giảm xuống chỉ còn 497 dòng (giảm 124 dòng so với phiên bản cũ).
Tuy vậy, quá trình chuyển đổi thuế tuân thủ hoàn toàn các cam kết mà ta đang thực thi, không tạo ra các ảnh hưởng tiêu cực đến việc tận dụng ưu đãi của DN.
Cơ quan quản lý và DN cùng phối hợp để đem lại lợi ích tối đa cho DN
Để DN có thể tận dụng tối đa các ưu đãi đặc biệt tại các biểu thuế XK, NK ưu đãi, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, ông Phạm Tuấn Anh cho biết, trước hết, qua điều tra thì thấy hạn chế lớn nhất của việc tận dụng hiệu quả các ưu đãi thuế của các hiệp định FTA chính là vấn đề về nhận thức, vấn đề về năng lực tiếp cận thông tin và năng lực phân tích thông tin của các đối tượng có khả năng thu lợi.
Từ góc độ cơ quan quản lý nhà nước, qua phân tích, đánh giá cả một giai đoạn, các cơ quan này cũng đã đưa ra những biện pháp, giải pháp và được quan tâm từ các cấp.
“Hiện nay, các hệ thống về các cẩm nang phân tích chiều ngang, chiều dọc các cam kết quốc tế, trong đó có cam kết về thuế xuất nhập khẩu đã được chỉ đạo khá đầy đủ, được cập nhật thường xuyên, đây sẽ là tài liệu rất giá trị mà các DN, dù là DN có kiến thức về lĩnh vực này còn hạn chế vẫn có thể sử dụng được”, ông Phạm Tuấn Anh cho biết.
Các hiệp hội DN của Việt Nam trong đó có cả DN FDI đang hoạt động tại Việt Nam cũng rất tích cực, chủ động trong việc xây dựng các cẩm nang hướng dẫn và cập nhật thông tin.
Những công cụ, những thông tin đó cùng với Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đòi hỏi cơ quan ban hành phải thực hiện rất nghiêm túc và đầy đủ quy trình đăng tải thông tin và thu thập ý kiến, giải trình ý kiến của tất cả các đối tượng có liên quan trong quá trình lấy ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
“Đối với DN thì tri thức là sức mạnh, là cơ sở để tạo nên khả năng cạnh tranh, do đó bản thân các DN phải tận dụng được những cơ hội tiếp cận với những thông tin, những hỗ trợ cũng như quyền được góp ý với các văn bản quy phạm pháp luật”, ông Phạm Tuấn Anh khuyến nghị.
Bên cạnh đó, đại diện lãnh đạo Vụ Hợp tác quốc tế cũng nhấn mạnh, DN cần nâng cao năng lực hiểu biết, DN có quyền tác động tới chính sách phục vụ mình, do đó, doanh nghiệp phải có năng lực tham gia vào quá trình hoàn thiện thể chế; phải nắm vững các quy định để được hưởng những ưu đãi mà mình có thể hưởng. Cơ quan quản lý và DN có thể cùng nhau phối hợp để đem lại lợi ích tối đa cho DN.
Để hỗ trợ các DN tiếp cận và tận dụng tốt các quy định tại 17 Nghị định về biểu thuế ưu đãi, ông Phạm Tuấn Anh cho biết, về mặt chủ trương, đường lối, hướng dẫn thì các cơ quan phân tích, đánh giá về triển khai thực thi FTA đã thực hiện thường xuyên, liên tục.
Về công cụ triển khai thực hiện thì các cơ quan, cụ thể như Tổng cục Hải quan, cơ sở dữ liệu về thuế suất theo từng đối tác và cơ sở pháp lý của từng dòng thuế đó, điều kiện được hưởng… đã được Tổng cục Hải quan đăng tải trên trang thông tin điện tử của Tổng cục. DN muốn tra cứu mã số của hàng hóa hoặc mô tả hàng hóa thì tự gõ vào tra cứu theo mã số HS. Sâu hơn, DN có thể tìm hiểu về các điều kiện để được hưởng ưu đãi, trong đó điều kiện được hưởng đòi hỏi trí thức nhiều nhất chính là về quy tắc xuất xứ.
“Những công cụ đó được sử dụng, tận dụng lặp đi lặp lại sẽ tạo ra kỹ năng, tạo tri thức cho DN trong việc tận dụng tối đa ưu đãi”, ông Phạm Tuấn Anh nhấn mạnh.
Tin liên quan
Vướng mắc về nguyên liệu thủy sản sẽ được rà soát, tháo gỡ sau kỳ kiểm tra của EC
16:10 | 29/09/2024 Kinh tế
Hoạt động báo chí có thể được hưởng ưu đãi thuế 15%
08:20 | 28/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
BAC A BANK triển khai combo “siêu ưu đãi” dành cho doanh nghiệp bảo lãnh
13:39 | 27/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tập trung xử lý các khoản nợ thuế trong những tháng cuối năm
08:59 | 05/10/2024 Tài chính
Thu thuế thương mại điện tử tại Hà Nội tăng 265%
16:18 | 04/10/2024 Tài chính
Hết quý 2/2024, Quỹ Bình ổn giá xăng dầu dư gần 6.061 tỷ đồng
16:01 | 04/10/2024 Tài chính
Chi ngân sách 3 quý đầu năm 2024 đạt khoảng 1.256,3 nghìn tỷ đồng
15:45 | 02/10/2024 Tài chính
Quyết liệt trong điều hành giá, giảm áp lực lên lạm phát
13:15 | 02/10/2024 Tài chính
Ngành Thuế tập trung đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế
09:07 | 02/10/2024 Tài chính
Thu ngân sách nhà nước đạt 85,1 dự toán
20:08 | 01/10/2024 Tài chính
3 tác phẩm của Đảng bộ Bộ Tài chính đạt giải tại Cuộc thi Chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024
14:34 | 01/10/2024 Tài chính
Tăng nhà đầu tư tổ chức - tăng chất cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp
13:45 | 01/10/2024 Tài chính
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc tiếp xúc cử tri tại Bình Định
11:03 | 01/10/2024 Tài chính
Bước chuyển quan trọng để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán
14:30 | 30/09/2024 Chứng khoán
Tăng tốc thực hiện các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công
09:26 | 29/09/2024 Tài chính
Duy trì thông suốt hoạt động Hải quan, Thuế, Kho bạc... để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị thiệt hại do bão số 3
20:17 | 28/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Nợ thuế gần 4,8 tỷ đồng, Công ty CP XNK và dịch vụ tổng hợp Nghệ An bị cưỡng chế
Xuất khẩu cá sấu và khỉ sang Trung Quốc: Cơ hội để ổn định đầu ra cho sản phẩm
Hợp tác phát triển giữa TPHCM và 9 tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ
Tập trung xử lý các khoản nợ thuế trong những tháng cuối năm
Cục diện "khó lường" ở Trung Đông
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics