Đối thoại Shangri-La: Thế khó của Mỹ và Trung Quốc tại châu Á
Đối thoại Shangri-La 2019 tại Singapore |
Đối thoại Shangri-La diễn ra trong bối cảnh những căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang làm gia tăng nguy cơ về một cuộc xung đột quân sự hoặc chiến tranh toàn diện ở châu Á, khu vực vốn đã chứa nhiều điểm nóng địa chính trị nguy hiểm nhất thế giới. Cảnh báo trên được đưa ra sau khi Trung Quốc tăng cường các hành động đáp trả Mỹ khi tuyến bố điều tra tập đoàn vận chuyển FedEx và một danh sách đen “tiềm năng” gồm các công ty và cá nhân nước ngoài bị cho là “không đáng tin cậy”.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana, sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau bị tháo gỡ khiến nguy cơ đối đầu gia tăng đến mức có thể dẫn đến chiến tranh. Nỗi lo lớn nhất hiện nay là khả năng một cuộc xung đột quốc tế giống như Chiến tranh Thế giới thứ nhất sẽ xảy ra. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen cũng bày tỏ quan ngại rằng những chia rẽ dâng cao có thể bùng nổ thành chiến tranh.
Doanh nghiệp chủ động “né” chiến tranh thương mại Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang có những diễn biến khó lường và đang tác động đến dòng chảy thương mại hàng hóa ... |
Châu Á đang rơi vào một mớ bòng bong những tranh chấp địa chính trị chưa thể giải quyết. Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan tham dự Đối thoại Shangri-La đã lên tiếng mô tả Trung Quốc- dù không chỉ đích danh nước này- là “mối đe dọa dài hạn lớn nhất đối với các lợi ích sống còn của các nhà nước trên khắp khu vực này”, với lập luận rằng Bắc Kinh đã phá hoại sự ổn định của châu Á bằng một “bộ công cụ áp bức”. Tuy nhiên, ông cũng đưa ra một giọng điệu ôn hòa khi nói rằng “Trung Quốc vẫn đang có một mối quan hệ hợp tác với Mỹ”. Về phần mình, Tướng Ngụy Phượng Hòa, người tham dự Diễn đàn lần này với tư cách Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên của Trung Quốc đến Shangri-La kể từ năm 2011, mặc dù đã lên tiếng kêu gọi hòa bình, cởi mở và “hợp tác cùng có lợi”, và nhấn mạnh rằng Trung Quốc không đe dọa bất cứ ai.
Shangri La 2019: Đối sách của Đông Nam Á giữa “tâm bão” Mỹ-Trung Cạnh tranh Mỹ - Trung có ảnh hưởng gì đến Đông Nam Á và khu vực này có thể làm gì để đối phó với ... |
Một số quốc gia châu Á, bao gồm các đồng minh của Mỹ như Philippines hay các nước khác có mối quan hệ hợp tác an ninh hạn chế với Mỹ hơn như Singapore, từ lâu vẫn lo ngại rằng sự công khai đối đầu ngày càng lớn giữa Washington với Bắc Kinh có thể buộc họ phải đi đến lựa chọn đứng về bên nào, và những lo ngại này càng cấp bách hơn trong năm nay. Bộ trưởng Malaysia Mohamad Sabu đánh giá “sẽ xuất hiện một nỗi lo sợ trên toàn khu vực nếu các nước nhỏ hơn buộc phải chọn đứng về bên nào- điều có thể gây tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế và xây dựng đất nước”.
"Gót chân Achilles" của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại (HQ Online) - Bất chấp những nỗ lực tự phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, Trung Quốc phụ thuộc nặng nề vào chip máy ... |
Theo ông Ng Eng Hen, “sẽ rất tồi tệ khi các nước trong khu vực phải lựa chọn giữa Trung Quốc hay Mỹ…, bởi đó sẽ là một cuộc chơi mà rốt cuộc tất cả đều là kẻ thất bại, và là một cuộc chạy đua khiến lợi ích của tất cả các bên liên quan đều bị sụt giảm”. Bộ trưởng Ng Eng Hen cho biết trong bối cảnh xung đột song phương hiện nay, thách thức với cả Mỹ và Trung Quốc, với tư cách là các cường quốc thống trị ở châu Á, là làm thế nào để đưa ra được lý lẽ thuyết phục một cách “toàn diện và bao quát” để tất cả các nước dù lớn hay nhỏ có thể chấp nhận vị thế thống trị, ngoài sức mạnh quân sự của họ”. Ông Ng Eng Hen cho rằng lộ trình mới trong chính sách ngoại giao của Mỹ là khắc phục những sự thiếu cân bằng đã tích tụ trong hai thập kỷ qua, với vỏ ngoài là chủ trương “Nước Mỹ trước tiên”. Theo ông, “chúng ta có thể hiểu, thậm chí tán dương những động cơ này, nhưng những tác động của nó gây quan ngại nhiều hơn dự báo”.Ông nhấn mạnh “một sự thay đổi triệt để không chỉ là điều cần thiết đối với Mỹ và các đồng minh, mà với cả thế giới”, và chắc chắn ít ai nghĩ được rằng thế giới sẽ thay đổi với tiến độ cực kỳ nhanh trong tương lai gần.
Những rào cản lớn trên con đường đàm phán Mỹ-Trung (HQ Online) - Mỹ và Trung Quốc đã bắt đầu vòng đàm phán thương mại cấp cao mới tại Bắc Kinh. |
Tin liên quan
Bắt 4 đối tượng mua bán người xuyên quốc gia
14:58 | 20/09/2024 An ninh XNK
Giá dầu thị trường thế giới nối dài đà phục hồi mạnh mẽ
08:02 | 20/09/2024 Nhìn ra thế giới
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc có thể đạt 300 triệu USD năm 2024
16:28 | 19/09/2024 Xuất nhập khẩu
Lạm phát tăng thấp hơn dự báo, BoE có khả năng giữ nguyên lãi suất
08:10 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Cục Dự trữ liên bang cắt giảm lãi suất mạnh mẽ
08:09 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cùng các đối tác ra mắt mạng giao dịch tiền kỹ thuật số mới
07:47 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Những tín hiệu lạc quan về kinh tế Mỹ trước thềm cuộc họp của Fed
07:46 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Hội nghị Hội đồng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN lần thứ 38
08:20 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Italy-Anh nhất trí tăng cường hợp tác trong các vấn đề quan trọng toàn cầu
08:19 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hơn 2 tấn ma túy đá cất giấu trong lô hàng dưa hấu
11:01 | 16/09/2024 Hải quan thế giới
UAE tìm kiếm hiệp định thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới
08:06 | 16/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
09:09 | 13/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Bắt 4 đối tượng mua bán người xuyên quốc gia
Hải quan Quảng Ninh kiểm soát chặt hàng giả, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Hải quan TPHCM: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ
Luật hóa chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thiệt hại vì thiên tai
DOC tiếp tục duy trì lệnh áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp túi dệt từ Việt Nam
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform