Dự án nâng cấp mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất: Chưa hẹn ngày về đích
Trình lần thứ 5 vẫn chưa xong báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
Theo Quyết định 9016/QĐ-DKVN ngày 22/12/2014 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Dự án nâng cấp mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất có tổng tiến độ thực hiện là 78 tháng tính từ ngày phát hành hồ sơ mở thầu lựa chọn nhà thầu thiết kế tổng thể (FEED), với thời điểm là ngày 27/4/2015. Như vậy, Dự án được kỳ vọng sẽ hoàn tất vào tháng 10/2021.
Dẫu vậy, ở thời điểm hiện nay, do vướng mắc về phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và công tác thu xếp vốn, việc chọn nhà thầu EPC có thể phải lùi tới tháng 6/2020. Với thời gian thực hiện hợp đồng EPC là 47 tháng, Dự án đang được tính sẽ hoàn thành vào tháng 5/2024.
Như vậy, mốc hoàn thành Dự án so với tiến độ ban đầu đặt ra hiện đã chậm 31 tháng.
Ở thời điểm hiện tại, sau hơn 44 tháng triển khai, Dự án cũng đã hoàn thành được một số công việc chính. Đó là đã chi trả được 99,8% số tiền bồi thường và giải phóng được 95,6% diện tích đất. Với 84 hộ chưa bàn giao mặt bằng, kế hoạch hiện nay là hết tháng 3/2019 sẽ hoàn tất.
Hiện tổng dự toán và FEDD đã hoàn thành vào ngày 24/3/2017 và được PVN báo cáo kết quả thẩm định dự án vào ngày 13/2/2018, Bộ Công thương thông báo kế quả thẩm định ngày 26/3/2018. Trên cơ sở ủy quyền của PVN, Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã hoàn thành công tác thẩm định để sẵn sàng phê duyệt sau khi ĐTM được phê duyệt.
Điểm nghẽn lớn nhất của Dự án là ĐTM vẫn chưa được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.
Theo PVN cho hay, BSR đã trình ĐTM lên Bộ Tài nguyên và Môi trường lần đầu vào ngày 28/3/2017 và tới ngày 14/12/2018 đã trình lại lần thứ thứ 5, nhưng sau 21 tháng giải trình, cập nhật, Báo cáo ĐTM vẫn chưa được phê duyệt liên quan đến phương pháp xử lý 1,68 triệu m3 vật liệu nạo vét đáy biển bằng phương pháp nhận chìm.
Tới ngày 4/1/2019, PVN đã có công văn giải trình tổng thể các vấn đề liên quan và đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường đẩy nhanh. Tuy nhiên, tất cả vẫn chờ.
Cũng bởi ĐTM chưa được phê duyệt, nên việc chọn nhà thầu EPC cho Dự án cũng ảnh hưởng theo. BSR cho hay, tuy đã hoàn thành sơ tuyển danh sách ngắn các nhà thầu và công tác đấu thầu đang tiến hành, nhưng thời gian đóng thầu giai đoạn I đang phải gia hạn lần thứ 4 tới giữa tháng 2/2019 là bởi ĐTM chưa được phê duyệt.
Tới thời điểm hết năm 2018, Dự án đã giải ngân được 1.424 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng lớn nhất với 483 tỷ đồng; tiền bản quyền công nghệ là 245 tỷ đồng, thiết kế FEED là 474 tỷ đồng…
Thách thức thu xếp vốn
Có quy mô đầu tư khoảng 1,8 tỷ USD, Dự án nâng cấp mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sẽ dự tính vay khoảng 1,27 tỷ USD.
Đánh giá của BSR cũng thừa nhận, công tác thu xếp vốn có những diễn biến bất lợi với việc Chính phủ thay đổi chính sách bảo lãnh vay vốn, làm thay đổi về chất đối với phương án vay vốn và cơ cấu vốn đầu tư dự kiến của Dự án. Thực tế này cũng khiến công tác thu xếp tài chính khó khăn và phức tạp, thậm chí khó có thể tiếp cận nguồn vốn vay 1,27 tỷ USD với thời hạn vay 16 năm, lãi suất trung bình là 7%/năm… như đã đề cập khi xây dựng Dự án.
Trong các giải pháp để thu xếp vốn, PVN và BSR đang tập trung vào phương án tối ưu hóa tỷ lệ vốn chủ sở hữu và vốn vay, đề xuất Chính phủ các biện pháp tránh áp dụng các chính sách, công cụ tăng thu đột biến. Ngoài ra, PVN cũng đề xuất không thu điều tiết vì gây khó khăn cho việc triển khai Dự án và bảo lãnh cho PVN được vay vốn…
Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) lỗ hơn 1.000 tỷ đồng Theo Báo cáo tài chính quý IV/2018, BSR đã lỗ ròng 1.010 tỷ đồng. Nguyên do thị trường dầu thô thế giới biến động bất thường trong quý IV, giá dầu thô (Dated Brent) đã giảm 42% và giá sản phẩm như xăng Mogas 92 cũng giảm 38,03 USD/thùng trong giai đoạn từ ngày 4/10/2018 đến ngày 28/12/2018. Với đặc thù về sản xuất, chế biến liên tục, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất luôn phải duy trì một lượng dầu thô và cần thời gian chế biến để từ dầu thô cho ra sản phẩm xuất bán, điều này dẫn đến khi giá dầu thô và sản phẩm giảm thì giá vốn bị ảnh hưởng của tồn kho có giá cao hơn giá thị trường. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cuối kỳ là âm 346 tỷ đồng trên vốn điều lệ 31.303 tỷ đồng. |
Tin liên quan
Việt Nam gia nhập mạng lưới nhà máy sản xuất ô tô toàn cầu của Chery
15:49 | 26/09/2024 Xe - Công nghệ
Hoàn thiện thể chế thị trường chứng khoán nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
09:39 | 24/09/2024 Chứng khoán
Thiệt hại cả trăm tỷ đồng, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lo vi phạm hợp đồng
13:46 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lộ sai sót qua thanh tra kinh doanh vàng, PNJ nộp phạt tiền tỷ
18:48 | 07/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thị trường Việt Nam: Cứ 5 người muốn khởi nghiệp thì có 3 người muốn triển khai trong 18 tháng tới
18:46 | 07/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
BAC A BANK chào bán 15 triệu trái phiếu phát hành ra công chúng
16:45 | 07/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bão số 3 "quật ngã" nhiều doanh nghiệp nhỏ hơn
15:23 | 07/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu tốt, FMC đạt doanh số tăng gần 50%
15:00 | 07/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel ra mắt gói cước NINE với nhiều tiện ích
10:48 | 07/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp dồi dào đơn hàng xuất khẩu
09:06 | 07/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Trở ngại hạ tầng níu kéo doanh nghiệp phát triển
07:32 | 07/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mỗi tháng có hơn 20,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay lại hoạt động
20:46 | 06/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thúc doanh nghiệp tăng tốc chuyển đổi xanh
06:48 | 06/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thủ tướng: Doanh nghiệp, doanh nhân thực hiện "5 tiên phong"
16:29 | 04/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
VPIM 2024 sở hữu racekit và giải thưởng đặc biệt thế nào?
16:11 | 04/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hỗ trợ doanh nghiệp với nguồn vốn đến 80% dự án đầu tư
16:00 | 04/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
3 lí do khiến giá bất động sản tăng cao đột biến
Tìm giải pháp xây dựng Hệ thống quản lý hàng hóa XNK giao dịch qua thương mại điện tử
Động lực chính cho tăng trưởng kinh tế cả nước từ 2 "đầu tàu" Hà Nội và TPHCM
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 81 phát hành ngày 8/10/2024
TP Hồ Chí Minh: Phối hợp quản lý chặt sản xuất vàng trang sức
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics