Du lịch Việt cần làm gì để thương hiệu đi xa hơn?
Nhiều khả năng hoàn thành trước hạn mục tiêu đến năm 2020
Trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam đều có sự tăng trưởng ổn định, bình quân tăng trên 15% cả về số lượng khách du lịch nội địa và khách quốc tế đến Việt Nam. Năm 2018, ngành du lịch Việt Nam đã đón khoảng 15,6 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ trên 80 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ du lịch đạt 620.000 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng khách quốc tế rất cao (21%), trong khi Thái Lan, Singapore, Malaysia đều có dấu hiệu chững lại. Đây là cơ hội tốt cho du lịch Việt Nam rút ngắn khoảng cách với các quốc gia mạnh về du lịch trong khu vực.
Hình 1: Lượng khách du lịch quốc tế và nội địa tại Việt Nam (đơn vị: nghìn lượt khách)
Theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới WEF, Việt Nam hiện đứng hạng 67/136 nền kinh tế về năng lực cạnh tranh du lịch, xếp thứ 5 trong khối ASEAN. Trong số 14 chỉ số trụ cột, Tài nguyên tự nhiên (hạng 34) và Tài nguyên văn hóa và du lịch công vụ (hạng 30) của Việt Nam được đánh giá là tích cực nhất.
Các chuyên gia nhận định, ngành du lịch, lữ hành Việt Nam năm 2019 hứa hẹn sẽ tiếp tục tăng trưởng khi Việt Nam đang nổi lên là một điểm đến du lịch hấp dẫn trên thế giới. Với xu thế phát triển mạnh mẽ về kinh tế cũng như thu nhập như hiện nay, du lịch Việt Nam có triển vọng phát triển hơn nữa, nhiều khả năng hoàn thành trước hạn mục tiêu đến năm 2020 "thu hút được 17 - 20 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 82 triệu lượt khách du lịch nội địa, đóng góp trên 10% GDP, tổng thu từ khách du lịch đạt 35 tỷ USD, giá trị xuất khẩu thông qua du lịch đạt 20 tỷ USD, tạo ra 4 triệu việc làm, trong đó có 1,6 triệu việc làm trực tiếp" (Nghị quyết Ttung ương 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn).
Ba thách thức lớn nhất
Theo nhận định của các doanh nghiệp và nghiên cứu của Vietnam Report, hiện ngành du lịch Việt Nam đang phải đối mặt với 3 thách thức lớn nhất bao gồm: Khai thác tài nguyên du lịch chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có; Chưa huy động được nguồn lực hỗ trợ phát triển du lịch; Cơ sở hạ tầng còn thiếu, giao thông chưa thuận tiện.
Hình 2: Những hạn chế, khó khăn lớn nhất của ngành du lịch, lữ hành tại Việt Nam
Thứ nhất, mặc dù được đánh giá là quốc gia có nhiều lợi thế về tài nguyên du lịch nhưng khả năng khai thác chưa tưng xứng với tiềm năng sẵn có. Khách du lịch quốc tế vẫn chủ yếu tập trung ở các địa điểm du lịch đã có thương hiệu (Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc…), trong khi nhiều di sản mới (Cô Tô, Lý Sơn…) lại chưa thu hút đông du khách, thời gian lưu trú (nếu có) ngắn, chi tiêu của khách chưa cao.
Thứ hai, để phát triển ngành du lịch cần có sự định hướng chính sách phát triển đồng bộ các ngành dịch vụ có liên quan như vận tải hành khách, y tế, viễn thông…, nhưng hiện nay chế tài cũng như thực trạng liên kết ngành còn nhiều bất cập, do đó khó giữ chân du khách trong các lần sau.
Thứ ba, cùng với sự gia tăng thu nhập, lượng khách du lịch trung và thượng lưu ngày càng nhiều, đòi hỏi hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật ngành cần phải cải thiện tương ứng cả về lượng và chất, tuy nhiên thực tế số lượng khách sạn cao cấp, chất lượng dịch vụ phụ trợ, an ninh, môi trường… vẫn chưa đáp ứng được, gây ảnh hưởng đến cảm nhận của khách du lịch.
Ngoài ra, ngành du lịch Việt cũng đang phải đối diện với thói quen thay đổi của khách hàng. Nếu không có đấu pháp tốt rất dễ bỏ lỡ cơ hội tăng trưởng. Một nghiên cứu mới đây của Cục Thống kê và Sở Du lịch TP.Hồ Chí Minh đã chỉ ra xu hướng du lịch tự do, tự tổ chức tour theo cách riêng của khách du lịch đang ngày càng gia tăng. Khảo sát các công ty du lịch lữ hành cho thấy, số khách hàng mua tour trọn gói vẫn nhiều, nhưng số lượng khách mua dịch vụ lẻ (tour tham quan tại điểm đến) đang có chiều hướng gia tăng. Xu hướng này vô hình trung làm giảm tương đối doanh thu của các công ty du lịch.
Cùng với sự phát triển của công nghệ, khách du lịch, đặc biệt là giới trẻ thường xuyên sử dụng internet để tìm kiếm thông tin và đặt dịch vụ du lịch. Hơn 85% khách du lịch tham gia khảo sát của Vietnam Report cho biết, họ tìm kiếm thông tin về du lịch Việt Nam đầu tiên trên internet/ báo điện tử, trước khi tham khảo người quen và bạn bè. Do vậy, ngành du lịch Việt cần tận dụng tốt kênh truyền thông này.
Hình 3: Các kênh tìm kiếm thông tin về du lịch tại Việt Nam.
Kết quả phân tích dữ liệu truyền thông của Vietnam Report chỉ ra rằng, số lượng bài báo về doanh nghiệp rất ít, sự xuất hiện của các đại diện doanh nghiệp không nhiều (so sánh với các ngành dịch vụ khác như vận tải, thực phẩm - đồ uống, bán lẻ…). Xét về sự đa dạng nhóm chủ đề bao phủ, đa số thông tin của doanh nghiệp tập trung vào các chủ đề hình ảnh/ PR và giá cả.
Hình 4: Các nhóm chủ đề bao phủ nhiều nhất trên truyền thông ngành du lịch lữ hành Việt Nam
Có thể thấy, các doanh nghiệp đang chưa nhận thức đầy đủ vai trò của internet/ báo điện tử trong quảng bá thương hiệu du lịch, do đó chưa có sự đầu tư đúng mức. Đây là một vấn đề "đi ngược thời đại" của các doanh nghiệp du lịch lữ hành nói riêng và ngành du lịch Việt Nam nói chung.
5 khuyến nghị
Các chuyên gia trong ngành đã đưa ra nhóm 5 giải pháp, khuyến nghị để phát triển ngành du lịch lữ hành Việt Nam trong thời gian tới, bao gồm:
Hoàn thiện các quy định về quản lý du lịch, ngăn ngừa và loại bỏ tình trạng tổ chức tour du lịch bất hợp pháp;
Quy hoạch du lịch đồng bộ, đầu tư cơ sở hạ tầng (sân bay, đường cao tốc…), cơ sở vật chất - kỹ thuật phù hợp với tiềm năng khai thác du lịch tại các địa phương;
Có chính sách miễn thị thực dài hạn cho các thị trường trọng điểm (Việt Nam hiện là nước hạn chế miễn thị thực nhất so với các nước trong khu vực);
Phát triển du lịch xanh, giáo dục cộng đồng về du lịch bền vững, nâng cao ý thức ứng xử với du khách, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc…;
Tăng cường công tác quản lý chất lượng dịch vụ và an ninh du lịch, loại bỏ tình trạng ép giá, trộm cắp, cò mồi… tại các điểm tham quan, du lịch.
Ngành du lịch lữ hành Việt Nam đang có nhiều tín hiệu tích cực, tuy nhiên những yếu điểm còn tồn tại là không ít. Do đó, để phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh toàn ngành một cách hiệu quả rất cần sự chung sức của tất cả các doanh nghiệp. Sự lớn mạnh của từng doanh nghiệp sẽ đóng góp tạo đà tăng trưởng cho toàn ngành, đồng thời sự phát triển uy tín doanh nghiệp sẽ là cơ sở để đưa thương hiệu du lịch Việt Nam đi xa hơn, không chỉ trong khu vực mà còn trên toàn thế giới.
Top 10 công ty du lịch, lữ hành năm 2018 1.Công ty CP Du lịch và Tiếp thị giao thông Vận tải Việt Nam - Viettravel 2.Công ty TNHH MTV Du lịch lữ hành Saigontourist 3.Công ty CP Fiditour 4.Công ty CP Dịch vụ du lịch Bến Thành 5.Công ty lữ hành Hanoitourist - Tổng công ty Du lịch Hà Nội 6.Công ty CP Du lịch ExotissimoViệt Nam 7.Công ty CP Du lịch Việt Nam - Hà Nội 8.Công ty CP Dịch vụ du lịch và thương mại TST 9.Công ty TNHH MTV Trâu Việt Nam 10.Công ty TNHH TM và Du lịch ANEX Việt Nam |
Tin liên quan
Trải nghiệm các món ẩm thực đặc sắc tại miền đất nắng gió Ninh Thuận
10:43 | 31/12/2020 Ẩm thực
Vẻ đẹp kiến trúc di tích lịch sử quốc gia thành cổ Diên Khánh
09:57 | 30/12/2020 Điểm đến
Bánh thắng dền – Món ăn dung dị nơi cao nguyên đá
13:15 | 29/12/2020 Ẩm thực
5.000 suất du lịch khám phá TPHCM dành cho thiếu nhi, hộ nghèo
16:08 | 26/12/2020 Du lịch
Núi Fajing - Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của "Thành phố Bầu Trời"
13:20 | 24/12/2020 Điểm đến
Giòn, thơm củ cải khô Đầm Hà
09:00 | 23/12/2020 Ẩm thực
Nét đặc trưng kiến trúc cổ nhà thờ Domain de Marie
11:59 | 21/12/2020 Điểm đến
Canh thưng mồng tơi
09:07 | 18/12/2020 Ẩm thực
Chinh phục Tà Chì Nhù - thiên đường mây và hoa tím
07:41 | 16/12/2020 Điểm đến
Đặc sản vùng đất Hậu Giang
14:13 | 11/12/2020 Ẩm thực
Ra mắt chuỗi khách sạn SOJO Hotels
14:07 | 11/12/2020 Tour - KS
Khám phá 13 thành phố rực rỡ sắc màu nhất trên thế giới
07:44 | 11/12/2020 Điểm đến
Google ra mắt công cụ hỗ trợ phục hồi ngành du lịch Việt Nam
13:21 | 09/12/2020 Du lịch
Tin mới
Bùng nổ thương hiệu xe đạp lạ, khẳng định tiềm năng thị trường thể thao Việt Nam
Tăng tốc thực hiện các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ: Học tiêu chuẩn, hiểu cơ hội
Tây mà là… của ta
Bộ Y tế đồng tình tăng thuế để giảm tác hại của rượu, bia, thuốc lá
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics