Duy trì đà phục hồi trong bối cảnh nhiều bất định
Bên cạnh những yếu tố bất lợi, kinh tế Việt Nam vẫn có nhiều điểm sáng tạo nền tảng cho triển vọng phát triển của năm 2024. Ảnh: Đức Duy/Vietnam+ |
Đồng thời, cần tiếp tục cải cách thể chế để phát triển bền vững và là nền tảng cho các lĩnh vực mới như kinh tế số, kinh tế xanh. Các giải pháp này sẽ giữ vai trò quan trọng trong việc định hình hướng phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2024.
TS. Lê Xuân Sang: Trong bối cảnh mô hình kinh tế chưa có cải thiện về chiều sâu, để đạt mục tiêu tăng trưởng cao ngay trong năm 2024, Chính phủ sẽ phải dựa chủ yếu vào các chính sách trọng cầu. Các động lực tăng trưởng từ đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu cần được đẩy mạnh hơn nữa. Để tạo động lực cho tăng trưởng cần giảm tính bất định bên ngoài thông qua nghiên cứu, dự báo có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chủ động và thích ứng trong ứng phó chính sách và thích nghi. Bên cạnh đó, việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp và nợ xấu ngân hàng là điều kiện tiên quyết để phục hồi vững chắc nền kinh tế. Ngoài ra, cần thúc đẩy một bộ máy nhà nước hoạt động hữu hiệu, dám làm và cống hiến, đổi mới sáng tạo, kiến tạo phát triển trong một thế giới đầy đổi thay. Xuân Thảo (ghi) |
Tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô
Đánh giá về những khó khăn hiện tại của kinh tế Việt Nam, TS. Phạm Anh Tuấn, Phó Viện trưởng điều hành Viện Kinh tế Việt Nam cho biết, trong giai đoạn 2023-2024, tình hình kinh tế thế giới tiếp tục biến động nhanh, phức tạp, khó lường, tác động, ảnh hưởng đến hầu hết các quốc gia, khu vực trên phạm vi toàn cầu.
Các yếu tố bất định đối với kinh tế Việt Nam có thể kể đến là tác động tiêu cực từ 3 “cơn gió ngược” bên ngoài. Đó là sự suy giảm tăng trưởng ở nhiều đối tác kinh tế lớn Việt Nam, nhất là Trung Quốc, thậm chí suy thoái tăng trưởng ở Đức và một vài nước EU, sự suy giảm thu nhập khả dụng ở các nước phát triển ảnh hưởng tiêu cực đến XK của Việt Nam. Chính sách thắt chặt tiền tệ ảnh hưởng tới tỉ giá, qua đó ảnh hưởng tới thương mại và đầu tư trong nước. Theo đó, giá cả quốc tế, nhất là giá dầu và các mặt hàng liên quan vẫn còn nhiều bất định, giá đầu vào nhiều sản xuất tuy giảm, song vẫn còn ảnh hưởng. Ngoài ra, khó khăn còn đến từ sự bất định về tình hình thực thi chính sách trong nước và tình hình biến động của thị trường bất động sản trong thời gian vừa qua.
Tuy nhiên, theo Phó Viện trưởng điều hành Viện Kinh tế Việt Nam, bên cạnh những yếu tố bất lợi, kinh tế Việt Nam vẫn có nhiều điểm sáng tạo nền tảng cho triển vọng phát triển của năm 2024 như: nền tảng kinh tế vĩ mô được giữ ổn định, lạm phát thấp, tỷ giá biến động nhỏ, thu chi ngân sách ổn định, đầu tư nước ngoài tăng mạnh... Thực tế cũng cho thấy, kinh tế Việt Nam quý 1 đã có những chỉ số phục hồi và phát triển khá tốt, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý 1 các năm 2020-2023.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 theo đúng quy định, không để tiếp tục chậm trễ, bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm; đồng thời, đẩy nhanh việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia theo tinh thần lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt và thu hút mọi nguồn lực xã hội. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ động phân tích, dự báo, kịp thời cập nhật, tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các phương án, kịch bản chỉ đạo, điều hành phù hợp nhằm thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người dân. Tập trung xúc tiến, thu hút các dự án FDI có quy mô lớn, công nghệ cao, nhất là trong phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, điện tử, bán dẫn, Hydrogen... Bộ Tài chính tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, quyết liệt triển khai chuyển đổi số, quy định về hóa đơn điện tử, nhất là đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong thu, chi ngân sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách nhà nước; bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu và chống thất thu thuế, nhất là đối với các dịch vụ kinh doanh ăn uống, nhà hàng, thương mại điện tử, kinh doanh trên các nền tảng xuyên biên giới…; triệt để và cương quyết cắt giảm các khoản chi thường xuyên, các nhiệm vụ chi chưa thực sự cấp bách. Thúc đẩy và kiểm soát phát triển lành mạnh, an toàn, hiệu quả các thị trường tài chính, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Khẩn trương triển khai các biện pháp cần thiết để nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi trong năm 2024... |
Theo TS Võ Trí Thành, việc điều hành chính sách kinh tế vĩ mô thời gian qua đã có nhiều nỗ lực. Đó là việc ổn định kinh tế vĩ mô, kích cầu tiêu dùng, du lịch và hỗ trợ người lao động, tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý với một nhiều luật “cũ” được cải thiện và xây “mới”, đáp ứng xu thế số, xanh, dịch chuyển chuỗi cung ứng,… cùng nhiều chính sách hiệu quả khác.
Ba nhóm giải pháp định hình hướng phát triển
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) trong Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 đã nhận định, kinh tế Việt Nam được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 6% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025. Để thúc đẩy tăng trưởng, ADB cho rằng, cần có các biện pháp mạnh mẽ hơn để giải quyết những yếu kém về cơ cấu của nền kinh tế trong nước như: sự phụ thuộc nhiều vào ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI; mối liên kết lỏng lẻo giữa các ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu và phần còn lại của nền kinh tế; thị trường vốn non trẻ; sự phụ thuộc quá nhiều vào tín dụng ngân hàng cũng như các rào cản pháp lý phức tạp đối với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, ADB tin rằng, đầu tư công vẫn là một động lực cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, và việc triển khai hiệu quả đầu tư công có ý nghĩa quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng.
Cũng theo TS. Võ Trí Thành, Chính phủ Việt Nam cần duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kích thích tiêu dùng, đầu tư phát triển hạ tầng, thu hút FDI chất lượng qua tận dụng việc nâng cấp quan hệ đối tác với Hoa Kỳ, Nhật Bản và tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp. Đồng thời, cần tiếp tục cải cách thể chế để phát triển bền vững và là nền tảng cho các lĩnh vực mới như kinh tế số, kinh tế xanh. Ba nhóm giải pháp này sẽ giữ vai trò quan trọng trong việc định hình hướng phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2024.
“Phía trước còn nhiều khó khăn, song chúng ta vẫn có lý do để tin vào một kết quả tích cực hơn trong phát triển kinh tế năm 2024. Quan trọng hơn, hy vọng Việt Nam tạo dựng được những nền tảng cơ bản tốt hơn, chất lượng hơn, cả về thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực, để bứt phá phát triển trong giai đoạn tới”, TS. Võ Trí Thành khẳng định.
Đồng tình với quan điểm trên, theo TS. Trần Đình Thiên, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, cần nhìn thẳng vào những thực chất của kinh tế Việt Nam. Bởi nền kinh tế Việt Nam đang gặp vấn đề không chỉ ở thị trường bất động sản mà là ở cấu trúc toàn thể của thị trường tài chính. Về mặt tăng trưởng kinh tế Việt Nam đang có một nghịch lý thành công với việc GDP tăng trưởng cao nhưng lạm phát thấp, kinh tế vĩ mô ổn định nhưng thị trường, doanh nghiệp, ngân hàng vẫn đối diện nhiều rủi ro. Điểm đặc biệt ở đây là hiện tượng tiền không thể chuyển thành vốn khả dụng để đóng góp cho tăng trưởng. “Nền kinh tế mở nhưng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm 2/3 kim ngạch xuất nhập khẩu. Nền kinh tế dồi dào tiền nhưng doanh nghiệp ‘khát’ vốn. Quy mô doanh nghiệp mới thành lập càng ngày càng nhỏ, dù số doanh nghiệp có tăng lên nhưng tuổi thọ thực sự của doanh nghiệp lại ngắn”, TS. Trần Đình Thiên phân tích.
Cũng theo TS. Trần Đình Thiên, nước ta đang dần ổn định kinh tế vĩ mô, lãi suất huy động và cho vay duy trì xu hướng giảm. Do vậy, để biến thách thức thành cơ hội, cần khai thác hiệu quả động lực từ Quy hoạch quốc gia, các luật mới như Luật Đất đai và có cơ chế trao quyền cho các địa phương để gia tăng cơ hội thu hút đầu tư; có cách tiếp cận mới trong phát triển thị trường tài chính - tiền tệ; nghiên cứu xây dựng mô hình các khu sinh thái công nghiệp, khu thương mại tự do thế hệ mới... Bên cạnh đó cần nỗ lực khai thông nền kinh tế trên ba tuyến: hạ tầng giao thông, các kênh dẫn vốn, các cơ chế và thủ tục.
Tin liên quan
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Kinh tế Việt Nam: Tăng trưởng tích cực cả về lượng và chất
09:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Xây dựng nền kinh tế vững mạnh, hùng cường trong một thế giới đầy biến động
18:08 | 02/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
TP Hồ Chí Minh đồng hành với doanh nghiệp trong sản xuất, xuất khẩu xanh
10:41 | 15/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 54 tỷ USD: Nhiệm vụ khả thi
08:48 | 14/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
Kiểm soát tình trạng tăng giá bất động sản
15:01 | 13/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động
17:50 | 12/09/2024 Kinh tế
Đề nghị ngân hàng mạnh dạn cho vay mới để khắc phục thiệt hại sau bão lũ
15:26 | 12/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
Sẵn sàng xuất khẩu dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
14:00 | 12/09/2024 Kinh tế
Sự cần thiết của chuyển đổi công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
13:49 | 12/09/2024 Kinh tế
Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh
09:40 | 12/09/2024 Kinh tế
Thúc giục đưa dòng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
09:38 | 12/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Xuất cấp lương thực, vật tư cho 4 tỉnh khắc phục hậu quả bão số 3
TP Hồ Chí Minh: Đặt chỉ tiêu 99,5% hồ sơ giải quyết đúng hạn
Thủ tướng: Khắc phục hậu quả bão lũ, giữ mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7%
Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh: Ngăn chặn hàng loạt vụ vận chuyển ma túy tinh vi
TP Hồ Chí Minh đồng hành với doanh nghiệp trong sản xuất, xuất khẩu xanh
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform