EU chật vật với cuộc khủng hoảng di cư
EU nhấn mạnh sự cần thiết của việc di cư an toàn và hợp pháp Châu Âu trước nỗi ám ảnh mới về người di cư Châu Âu đối mặt với bóng ma khủng hoảng di cư mới |
Dòng người di cư đến châu Âu |
Các quốc gia như Pháp, Áo, Hà Lan và Anh đang nỗ lực ngăn chặn những người di cư bằng các biện pháp cứng rắn. Anh thậm chí cảnh báo thuê Rwanda xử lý đơn xin tị nạn. Anh đã ký một thỏa thuận với Rwanda để chuyển người nhập cư trái phép sang quốc gia Đông Phi này với mục đích làm mất động cơ của những người vượt biên trái phép chỉ nhằm được định cư ở Anh.
Đan Mạch thất bại trong nỗ lực mở một trung tâm tị nạn ở Rwanda, tuy nhiên Chính phủ nước này đã thực hiện các thủ tục xin tị nạn hạn chế hơn trong những năm gần đây. Đan Mạch cũng duy trì kiểm tra biên giới với Đức trong nhiều năm.
Do vị trí địa lý, người di cư có xu hướng đến các nước EU đầu tiên như Italy, Hy Lạp, Malta, Cyprus, Croatia và gần đây là Ba Lan. Các nước này đang tìm cách áp các quy định khó khăn nhất đối với người di cư khi nhập cảnh vào nước đầu tiên. Một số biên giới bên ngoài EU đã bị đóng cửa. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ còn duy nhất con đường biển nguy hiểm để đến EU hoặc cố tình vào khối bằng máy bay với thị thực thật hoặc giả. Đóng cửa khối theo cách này được gọi là “bảo vệ biên giới bên ngoài của EU” và được các Bộ trưởng Nội vụ EU ủng hộ.
Nhằm ngăn dòng người di cư đổ về qua ngả Địa Trung Hải, Italy buộc phải từ chối các tàu cứu hộ tư nhân đưa những người mắc kẹt đến các cảng của nước này. Nhưng hiện Italy vẫn đang vật lộn với làn sóng di cư bất chấp nguy hiểm, vượt biển vào quốc gia cửa ngõ EU này. Đây cũng là lý do Chính phủ Italy muốn Tunisia ngăn người di cư lên các tàu tới EU ngay từ đầu. Số người tìm cách từ Tunisia đến Italy tăng gấp 10 lần trong năm nay.
Trong khi đó, lực lượng biên phòng Hy Lạp, Croatia và Ba Lan đang dùng đến các biện pháp trục xuất để đẩy lùi những người di cư mới đến. Những người bị bắt sẽ bị buộc phải trở lại nước mà họ đến từ đó. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng bác bỏ việc thực hiện các hành vi trên, cho rằng những biện pháp này bị cấm theo luật pháp châu Âu và quốc tế.
Năm 2022, Cơ quan Bảo vệ Biên giới và Bờ biển châu Âu (Frontex) ghi nhận khoảng 330.000 lượt vượt biên trái phép, mức cao nhất kể từ năm 2016, thời điểm khối này đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng người di cư. Năm 2023, Frontex dự đoán số người vượt biên trái phép có thể tăng cao hơn nữa do lượng người di cư qua tuyến đường Địa Trung Hải đến Italy tăng gấp ba lần vào mùa Xuân năm nay. Do đó, một số quốc gia thành viên EU và các thành viên cũ như Anh đang nỗ lực áp dụng các luật, quy định và thủ tục tị nạn chặt chẽ hơn để ngăn chặn dòng người di cư đến những nước này.
Tin liên quan
EU và Trung Quốc khởi động cơ chế truyền thông luồng dữ liệu xuyên biên giới
08:15 | 29/08/2024 Nhìn ra thế giới
Tránh gián đoạn xuất khẩu khi thực hiện quy định chống phá rừng của EU
14:22 | 27/08/2024 Kinh tế
3 nhóm hàng xuất khẩu mang về hơn 100 tỷ USD
09:08 | 24/08/2024 Xuất nhập khẩu
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
09:01 | 08/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nợ quốc gia của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng vọt
09:41 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật ngân sách hơn 110 tỷ USD cho năm 2025
09:39 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga nghiên cứu điều chỉnh học thuyết hạt nhân để phù hợp với tình hình mới
09:32 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng
09:31 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
ASEAN tăng cường hợp tác tình báo quân sự vì hòa bình, an ninh khu vực
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga và Mông Cổ có lập trường tương đồng về nhiều vấn đề toàn cầu
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ 9 tại LB Nga
19:36 | 03/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hong Kong (Trung Quốc) mở rộng chương trình tạo thuận lợi cho hàng hóa trung chuyển
19:36 | 03/09/2024 Hải quan thế giới
Tại sao đồng NDT không thể “soán ngôi” của USD?
14:41 | 03/09/2024 Nhìn ra thế giới
Những dấu hiệu đáng ngại về triển vọng chi tiêu tiêu dùng tại Mỹ
12:17 | 02/09/2024 Nhìn ra thế giới
Dấu ấn Obama trong chiến dịch của Kamala Harris
08:19 | 02/09/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Đức giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 3 năm qua
09:16 | 30/08/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Bão số 3 gây thiệt hại nặng cho hệ thống điện
Hải quan sân bay quốc tế Nội Bài đảm bảo thủ tục hải quan thông suốt sau bão số 3
Sôi nổi Hội thao của 5 Cục Hải quan Cụm thi đua số 1
Cảnh giác trước chiêu lừa “Hải quan bán xe thanh lý”
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics