EU mạnh tay kiểm soát các "ông lớn" công nghệ
EU mạnh tay kiểm soát các công ty công nghệ lớn. |
Các dự thảo Đạo luật dịch vụ kỹ thuật số (DSA) và Đạo luật thị trường kỹ thuật số (DMA) được Ủy ban châu Âu (EC) công bố sau thời gian dài nghiên cứu và xây dựng, với nội dung cập nhật các quy định quản lý không gian trực tuyến nêu trong Hướng dẫn thương mại điện tử được thông qua từ năm 2000 - thời điểm các hãng công nghệ lớn chưa xuất hiện hoặc mới hình thành. Đề ra những quy định nghiêm ngặt mà các hãng phải tuân thủ khi hoạt động tại 27 quốc gia thành viên EU, với những khoản phạt khổng lồ hoặc cấm hoạt động tại thị trường châu Âu, các dự thảo luật mới được đánh giá có thể làm thay đổi cơ bản cách thức vận hành của các công ty công nghệ lớn.
DMA quy định các nền tảng trực tuyến có hơn 45 triệu người dùng cá nhân đăng nhập hằng tháng hoặc 10.000 người dùng doanh nghiệp tại EU được xếp vào nhóm "gác cổng", theo đó phải chịu trách nhiệm lớn hơn trong việc đảm bảo một môi trường trực tuyến công bằng cho các doanh nghiệp và khách hàng. Một nguồn thạo tin cho biết các hãng công nghệ lớn như Facebook, Google, Amazon, Apple, Microsoft và SnapChat của Mỹ, Alibaba và Bytedance của Trung Quốc, Samsung của Hàn Quốc và Booking.com của Hà Lan sẽ được đưa vào nhóm này. DMA sẽ tăng quyền hạn của EC để thúc đẩy thực thi các luật cạnh tranh nhanh hơn, yêu cầu các hãng công nghệ minh bạch thông tin về các thuật toán và quá trình xử lý dữ liệu người dùng.
Trong khi đó, DSA tăng quyền hạn của EC trong xử lý những nền tảng truyền thông xã hội cho phép đăng tải những nội dung phạm luật như các bài đăng tiêm nhiễm tư tưởng cực đoan, phát ngôn thù hận, thông tin sai lệch và khiêu dâm trẻ em. Theo đó, EC có thể yêu cầu các nền tảng gỡ bỏ những nội dung sai phạm, minh bạch trong hoạt động quảng cáo...
Đáng chú ý, trong nội dung các dự thảo có những điều khoản như phạt tối đa 10% doanh thu nếu vi phạm quy tắc cạnh tranh nghiêm trọng nhất, hoặc phạt 6% doanh thu hoặc cấm hoạt động tạm thời tại thị trường EU nếu vi phạm nghiêm trọng và tái diễn vi phạm gây nguy hại an ninh của các công dân châu Âu.
Theo Ủy viên EU phụ trách vấn đề cạnh tranh Margrethe Vestager, các dự thảo luật mới giúp EC quản lý các hãng công nghệ với mục đích ổn định trật tự và kiềm chế nhóm "gác cổng" lấn át thị trường, qua đó tạo một môi trường dịch vụ trực tuyến an toàn và đáng tin cậy, đảm bảo các quyền của người dùng.
Tuy nhiên, động thái mới của EU có nguy cơ làm leo thang căng thẳng với Washington, vốn đang nhức nhối do những nỗ lực tăng thuế đánh vào các doanh nghiệp công nghệ Mỹ. Myron Brilliant, Phó chủ tịch Văn phòng Thương mại Mỹ, bình luận: “Có vẻ như châu Âu đang có ý định trừng phạt những doanh nghiệp thành công, những doanh nghiệp đã có các khoản đầu tư lớn đóng góp vào sự tăng trưởng và hồi phục kinh tế của châu Âu”.
Quan chức phụ trách thị trường nội địa châu Âu Thierry Breton bác bỏ các thông tin cho rằng những quy định mới có sự phân biệt đối xử nhất định. Ông nhấn mạnh trong một cuộc họp báo: “Tất cả đều được chào đón ở châu Âu. Trách nhiệm của chúng tôi là định hướng, đề ra những quy định để bảo vệ điều mà chúng tôi xem là quan trọng”.
Dự thảo các nguyên tắc mới cần được các nước EU và giới lập pháp tại các quốc gia này thông qua, nơi một số lực lượng thậm chí còn thúc đẩy nhiều điều luật cứng rắn hơn trong khi số khác lại quan ngại về nguy cơ những quy định mới quá nghiệt ngã. Nghị viện châu Âu được cho là sẽ ủng hộ lập trường của EC.
Tin liên quan
Thiếu hụt nghiêm trọng và nhiều tác động tới nguồn nhân lực cảng biển
12:16 | 03/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Toàn văn bài viết về Chuyển đổi số của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
08:11 | 02/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
EU tăng tốc trong cuộc chiến pháp lý với các "gã khổng lồ" công nghệ
08:57 | 21/08/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cùng các đối tác ra mắt mạng giao dịch tiền kỹ thuật số mới
07:47 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Những tín hiệu lạc quan về kinh tế Mỹ trước thềm cuộc họp của Fed
07:46 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Hội nghị Hội đồng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN lần thứ 38
08:20 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Italy-Anh nhất trí tăng cường hợp tác trong các vấn đề quan trọng toàn cầu
08:19 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hơn 2 tấn ma túy đá cất giấu trong lô hàng dưa hấu
11:01 | 16/09/2024 Hải quan thế giới
UAE tìm kiếm hiệp định thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới
08:06 | 16/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
09:09 | 13/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
09:01 | 08/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Ngành in ấn và bao bì xanh được nhiều doanh nghiệp quan tâm
Trưởng phòng một doanh nghiệp tuồn 2,5 tấn chất độc xyanua bán ra thị trường
Hải quan Quảng Trị phối hợp chặn đứng vụ vận chuyển 10.500 bao thuốc lá nhập lậu
Giám đốc KBNN Hà Nam được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc KBNN TPHCM
Ứng dụng mô hình mới kết nối ngành nội thất và xây dựng
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform