FDI - gam màu sáng kinh tế đầu năm
Hoạt động sản xuất tại Samsung Việt Nam. Ảnh: ST. |
Sụt giảm 21% vì Covid-19
Những con số vừa được Tổng cục Thống kê, Bộ KH&ĐT công bố cho thấy, thu hút FDI đầu năm 2020 giảm sút khá mạnh. Tính đến cuối tháng 3, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 8,55 tỷ USD, giảm 21% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, về vốn điều chỉnh, có 236 lượt dự án đăng ký điều chỉnh với tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 1,07 tỷ USD, chỉ bằng 82% so với cùng kỳ năm 2019.
Nếu như trong nhiều năm trở lại đây, hoạt động góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có mức tăng mạnh theo từng quý, từng năm, thậm chí có thời điểm tăng tới gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước thì trong quý I/2020, tổng giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là gần 2 tỷ USD. Con số này chỉ bằng 34,4% giá trị vốn góp so với cùng kỳ năm 2019, giảm tới hơn 65%. Chưa kể, vốn FDI giải ngân cũng giảm 6,6% so với năm ngoái. “Đây là lần giảm đầu tiên của giải ngân vốn FDI trong giai đoạn 2016-2020”, ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê nhấn mạnh.
Nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút của vốn FDI vừa qua trước hết là do sự tác động của đại dịch Covid-19 lên toàn bộ nền kinh tế thế giới. Sự nguy hiểm và dễ lây lan của dịch bệnh đã khiến nhiều DN nước ngoài quyết định tạm hoãn các hoạt động khảo sát đầu tư hoặc tạm hoãn triển khai các dự án.
Theo ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, trong thời gian qua, ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến hoạt động giao thương, đi lại bị hạn chế, vì thế gần như không có đoàn DN FDI nào triển khai khảo sát, tìm hiểu tại các địa phương. “Dịch bệnh Covid-19 làm ảnh hưởng đến việc khảo sát đầu tư, chuẩn bị xây dựng nhà máy. Từ đầu năm đến nay, đặc biệt là sau tết Nguyên đán đến nay rất ít đoàn DN đến Việt Nam để khảo sát đầu tư, nếu không muốn nói là không có”, ông Nguyễn Văn Toàn cho biết. Theo ông Toàn, đại dịch Covid-19 làm đứt gãy hệ thống trong chuỗi giá trị, chuỗi sản xuất toàn cầu, và chỉ cần một khâu trong tiến trình đầu tư bị đứt gãy sẽ ảnh hưởng đến cả hệ thống, làm cho sản xuất bị trì trệ và đó cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến thu hút FDI.
Theo PGS. TS Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính, dịch Covid-19 làm cho tài chính, tiền tệ và hoạt động đầu tư bị xáo trộn lớn. Thị trường chứng khoán náo loạn, giá vàng tăng đột biến... do đó việc đầu tư cũng trở nên nguy hiểm. Đây là lí do các nhà đầu tư trì hoãn và hoạt động đầu tư giảm sút ở mức cao nhất, tại nhiều quốc gia, không chỉ ở Việt Nam.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cũng cho biết, sau tết Nguyên đán, ông có dịp gặp gỡ với lãnh đạo Samsung Việt Nam tại Thái Nguyên, Bắc Ninh. Ngay từ thời điểm đó, đại diện DN này cho biết dịch Covid-19 khiến họ lo ngại bởi dự trữ nguyên liệu để sản xuất của họ đến giữa tháng 3 là hết. “Thời điểm đó, dịch đang bùng phát tại Vũ Hán ảnh hưởng lớn đến nguyên liệu đầu vào cho sản xuất của nhiều DN, việc lo đủ nguyên liệu để duy trì sản xuất đã khó, do đó việc mở rộng sản xuất của các DN càng khó hơn. Đây cũng là một phần nguyên nhân khiến nguồn vốn tăng thêm của các dự án FDI trong quý này giảm so với 2019”, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nói.
Kiểm soát tốt Covid -19 - điểm cộng hút FDI thời gian tới
Theo các chuyên gia, với sự ảm đạm của kinh tế toàn cầu trong quý I thì kết quả thu hút FDI vừa qua là khá tích cực.
Tại một số địa phương trọng điểm trong thu hút FDI như Vĩnh Phúc, thông tin từ Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid – 19 tuy có làm ảnh hưởng đến công tác thu hút đầu tư nước ngoài, song nhờ tích cực hỗ trợ các DN triển khai dự án, giải quyết khó khăn, vướng mắc, tìm kiếm các nhà đầu tư mới, 2 tháng đầu năm 2020, Vĩnh Phúc tiếp tục là điểm đến của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Theo đó, tỉnh đã thu hút được 2 dự án FDI mới và 4 lượt dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt 21,4 triệu USD.
Đưa ra dự báo cho cả năm 2020, các chuyên gia có những nhận định tương đối tích cực. PGS. Đinh Trọng Thịnh cho rằng, nếu dịch được khống chế vào cuối tháng 4/2020 thì tăng trưởng GDP vẫn kỳ vọng trên 6% và thu hút FDI dự đoán ở mức 38 tỷ USD, tương đương 2019. Chuyên gia này nhấn mạnh, tăng trưởng GDP và thu hút FDI còn phụ thuộc vào khả năng khống chế dịch của các quốc gia là bạn hàng - đối tác truyền thống của Việt Nam, bởi nếu các quốc gia đó còn bị ảnh hưởng lớn của dịch bệnh sẽ ảnh hưởng tới đầu ra – xuất khẩu của Việt Nam.
Còn theo ông Nguyễn Văn Toàn, ngay trong khó khăn, chúng ta sẽ tìm ra những tín hiệu lạc quan. Hậu Covid-19, giống như có một “lực nén”, thu hút FDI có thể sẽ bật tăng sau một thời gian chìm vào khoảng lặng. Nguồn vốn sẵn sàng, các dự án sẽ được triển khai nhanh chóng. Việt Nam đang là một trong những nước được đánh giá kiểm soát dịch Covid-19 tốt nhất, đây sẽ là điểm cộng trong thu hút đầu tư FDI thời gian tới. Nếu Việt Nam vẫn tiếp tục đà chống dịch tốt như hiện nay thì sự tin tưởng của các quốc gia, của các DN FDI sẽ cao hơn.
“Dự báo FDI vào Việt Nam năm 2020 sẽ giảm khoảng 10-20% so với 2019, do dịch bệnh này sẽ ảnh hưởng mạnh trong nửa đầu năm. Nửa cuối năm 2020 sẽ là thời gian để nền kinh tế của các nước được phục hồi, theo đó, FDI 2020 có thể giảm đi so với 2019. Bài học cho chúng ta sau khi Covid-19 qua đi là Chính phủ phải tận dụng cơ hội này để đỡ phụ thuộc vào Trung Quốc, phải tìm nguồn cung ứng khác theo hướng hoặc tự cung ứng hoặc thu hút FDI đầu tư vào nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung ứng nguyên liệu cho sản xuất”, ông Toàn nhấn mạnh.
Các chuyên gia cũng cho rằng, với Chỉ thị 11/CT-TTg về các giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho DN bị ảnh hưởng bởi Covid-19, các DN FDI cũng sẽ dần được tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, qua đó tạo cơ hội để Việt Nam thu hút mạnh mẽ hơn dòng vốn FDI khi dịch bệnh qua đi. Bên cạnh đó, xu thế dòng vốn đầu tư nước ngoài dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam để tránh thuế của Mỹ trong thương chiến Mỹ - Trung, Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ giữa năm 2020... sẽ tiếp tục là lực đẩy cho nguồn vốn FDI vào Việt Nam thời gian tới.
Trong số ít ỏi dự án FDI, nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu (thuộc Trung tâm nhiệt điện LNG Bạc Liêu) của nhà đầu tư đến từ Singapore với mục tiêu sản xuất điện từ khí tự nhiên hóa lỏng LNG có giá trị 4 tỷ USD, chính là dự án FDI lớn nhất của Việt Nam trong quý này và là nhân tố chính làm cho tổng vốn đăng ký cấp mới của vốn FDI trong quý I đạt 5,5 tỷ USD, tăng 44,8% so với cùng kỳ năm 2019. |
Tin liên quan
Phải nỗ lực hơn trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh
19:52 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của năm nay
13:31 | 07/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Trái cây Việt Nam có cơ hội đi sâu hơn nữa vào thị trường Trung Quốc
10:13 | 09/09/2024 Kinh tế
Kinh tế Việt Nam: Tăng trưởng tích cực cả về lượng và chất
09:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng
07:40 | 08/09/2024 Kinh tế
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
20:09 | 07/09/2024 Kinh tế
Vì sao trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm?
19:50 | 07/09/2024 Kinh tế
Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa
19:44 | 06/09/2024 Kinh tế
Tăng tốc phát triển du lịch bền vững thông qua ESG
19:29 | 06/09/2024 Kinh tế
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3
19:23 | 06/09/2024 Kinh tế
Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản
14:51 | 06/09/2024 Xuất nhập khẩu
Việt Nam xuất siêu 19,07 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm
14:12 | 06/09/2024 Kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2024 ước đạt 526,6 nghìn tỷ đồng
10:34 | 06/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 473 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/8
09:25 | 06/09/2024 Infographics
Huy động tài chính cho chuỗi giá trị lúa gạo phát thải thấp
07:47 | 06/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Hội thao Cụm thi đua số 1 thành công với nhiều giải thưởng
May Tiền Tiến được gia hạn doanh nghiệp ưu tiên
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
Ôtô bị hư hỏng vì thiên tai, chủ xe cần làm gì để được bồi thường bảo hiểm?
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics