Giải ngân đầu tư công phải “đột phá” để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP
Doanh nghiệp Việt Nam cần những chính sách hỗ trợ kịp thời để vượt qua khó khăn, duy trì sản xuất kinh doanh. Ảnh: H.Dịu |
Phụ thuộc vào đột phá ở 3 lĩnh vực
Đánh giá về tình hình kinh tế của Việt Nam trong năm 2023, ông Andrew Jeffries, Giám đốc quốc gia của ADB tại Việt Nam nhận định, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2023 sẽ bị hạn chế do suy thoái kinh tế thế giới, chính sách tiền tệ tiếp tục thắt chặt ở các nước phát triển và tác động lan tỏa từ căng thẳng địa chính trị toàn cầu. “Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ tăng trưởng thông qua việc nới lỏng tiền tệ và khối lượng lớn đầu tư công kỳ vọng được giải ngân trong năm 2023, cùng với việc mở cửa trở lại của thị trường Trung Quốc sẽ giúp Việt Nam đương đầu với những bất lợi này”, Giám đốc quốc gia của ADB tại Việt Nam phân tích.
Cũng theo ông Andrew Jeffries, đầu tư công sẽ là động lực then chốt cho phục hồi và tăng trưởng kinh tế trong năm 2023 và 2024, giúp thúc đẩy ngành xây dựng và các hoạt động kinh tế liên quan khác. Cùng với việc nhanh chóng chuyển sang chính sách nới lỏng tiền tệ trong tháng 3, giải ngân đầu tư công được kỳ vọng mang lại tác động đa chiều, tạo ra động lực tăng trưởng mạnh mẽ cho nền kinh tế.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Cường cũng cho rằng, tăng trưởng phụ thuộc vào 3 lĩnh vực trụ cột. Đầu tiên nằm ở đầu tư công, vì vậy, Việt Nam cần đột phá để đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
“Năm 2023, khối lượng đầu tư công cần giải ngân là rất lớn, gần 30 tỷ USD. Nếu Việt Nam giải ngân hết, đầu tư công sẽ tạo đột phá mạnh cho tăng trưởng kinh tế. Nếu Việt Nam không đạt được kết quả này, mức tăng trưởng 6,5% sẽ là khó khả thi”, ông Nguyễn Minh Cường phân tích.
Bên cạnh đó, việc chuyển hướng chính sách của Việt Nam cũng là yếu tố quan trọng, có thể hỗ trợ mạnh cho tăng trưởng. Vừa qua, trong chưa đầy 1 tháng, Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất 2 lần. Việt Nam là nền kinh tế đầu tiên ở châu Á chuyển chính sách tiền tệ từ thắt chặt sang nới lỏng. Đây cũng là xu hướng trong khu vực, khi quý 1, 65% ngân hàng trung ương châu Á giữ nguyên chính sách tiền tệ, và chỉ còn 35% quốc gia có chính sách liên quan tăng lãi suất. Trong khi đó, cùng kỳ năm 2022, hơn 50% quốc gia trong khu vực có chính sách tiền tệ liên quan tăng lãi suất. Theo ông Cường, dư địa cho Việt Nam chuyển dịch chính sách tiền tệ là lạm phát giảm nhiệt, sức ép tỷ giá giảm. Việc chuyển hướng chính sách tiền tệ của Việt Nam là đúng đắn. Đột phá cuối cùng tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chính là sự mở của Trung Quốc.
Làm gì để khai thác động lực đầu tư công hiệu quả?
Để giải ngân đầu tư công đạt hiệu quả cao nhất, bà Phí Thị Hương Nga, Vụ trưởng Vụ Thống kê Công nghiệp và Xây dựng (Tổng cục Thống kê) cho rằng, Nhà nước cần tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh toàn bộ hoạt động dự án đầu tư công từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án, đến hoàn thành, quyết toán bàn giao đưa vào sử dụng... "Vì một khâu chậm sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ dự án, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư, làm giảm động lực tăng trưởng", bà Nga nói.
Bên cạnh đó, các bộ, ngành và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố cần bám sát, đánh giá đúng tình hình, chú trọng nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị dự án; chủ động, linh hoạt trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi thực hiện dự án, chuẩn bị tốt mặt bằng sạch cho thi công; nếu vượt quá thẩm quyền thì cần tổng hợp, báo cáo ngay để kịp xem xét, giải quyết sớm. Tập trung triển khai ngay việc thực hiện các dự án đã được giao kế hoạch vốn, đẩy nhanh việc thực hiện và giải ngân vốn đầu tư đối với các dự án, công trình chuyển tiếp. Tập trung đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành các dự án quan trọng, cấp thiết đang đầu tư dở dang; các dự án công trình có khả năng hoàn thành trong năm 2023.
“Đồng thời, thực hiện điều hoà vốn giữa Chương trình phục hồi kinh tế-xã hội và kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 đảm bảo thực hiện hết toàn bộ số vốn của Chương trình phục hồi phát triển kinh tế-xã hội trong năm 2023. UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương cần thực hiện các biện pháp kiểm soát giá và chất lượng nguyên vật liệu xây dựng phục vụ cho các dự án đầu tư công; Cập nhật, điều chỉnh, công bố giá vật liệu xây dựng theo tháng, đảm bảo đúng quy định của Luật Xây dựng là cơ sở điều chỉnh gói thầu, tổng mức đầu tư của dự án, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho chủ đầu tư, nhà thầu thi công”, bà Phí Thị Hương Nga đề xuất.
Trên thực tế, Chính phủ luôn theo sát, nắm bắt tình hình, chủ động đôn đốc và chỉ đạo các đơn vị, đầu mối dồn sức cho hàng loạt công việc liên quan, từ chuẩn bị đến triển khai dự án và giải ngân nguồn vốn quan trọng này. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 23/3/2023 về các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023, thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội. Chỉ thị nêu rõ, phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2023 đạt trên 95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Thủ tướng Chính phủ cũng thành lập 5 Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương (trường hợp bộ, cơ quan trung ương, địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình của cả nước). Đồng thời, yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương phải khẩn trương phân bổ chi tiết toàn bộ kế hoạch đầu tư vốn năm 2023 đã được Thủ tướng Chính phủ giao.
Về phía địa phương, hàng loạt tỉnh, thành phố cũng vào cuộc một cách đồng bộ. Là một trong hai “đầu tàu” kinh tế chính của cả nước, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 94/KH-UBND thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công 6 tháng đầu năm 2023; đặt mục tiêu đến hết 6 tháng đầu năm đạt tỷ lệ giải ngân 40-45%, phấn đấu kết thúc năm 2023 đạt từ 95% đến 100%. Hà Nội cũng yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương, chủ đầu tư có biện pháp giải ngân kế hoạch vốn theo lộ trình đã xây dựng; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các dự án, hoàn thành nhiệm vụ này trong 6 tháng đầu năm 2023. Các đơn vị, chủ đầu tư rà soát kỹ khả năng thực hiện dự án để đề xuất bố trí kế hoạch vốn cho phù hợp; khắc phục tình trạng không giải ngân được hết kế hoạch vốn do tính toán, đề xuất không hợp lý... Tỷ lệ giải ngân đến hết niên độ ngân sách năm 2023 không đạt tối thiểu 90% kế hoạch được giao là một trong các tiêu chí để xem xét, đánh giá, xếp loại hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức.
Thúc đầu tư công cũng được coi là giải pháp hàng đầu để TPHCM vực dậy kinh tế sau quý 1 tăng trưởng thấp "không ngờ tới". Để thúc đẩy đầu tư, tập trung đầu tư công cũng như tháo gỡ để thu hút đầu tư ngoài ngân sách, Chủ tịch UBND TPHCM yêu cầu các ban chiếm tỷ lệ đầu tư công lớn, các công trình trọng điểm, các chủ đầu tư thường xuyên cập nhật tiến độ, đôn đốc để giải quyết. Với các dự án trọng điểm, cần có giao ban hàng tuần, thậm chí hàng ngày vào thời gian cụ thể để cập nhật được các khó khăn vướng mắc, phối hợp giải quyết...
Tin liên quan
Thanh toán vốn đầu tư công qua KBNN bằng 39,4% kế hoạch sau 8 tháng
14:29 | 10/09/2024 Thuế - Kho bạc
Giải ngân đầu tư công 8 tháng ước đạt gần 40,5% kế hoạch
11:04 | 04/09/2024 Tài chính
Tiếp tục công khai giải ngân vốn đầu tư công, nhiều dự án trọng điểm có tỷ lệ thấp
11:23 | 30/08/2024 Tài chính
Fed cắt giảm lãi suất tác động ra sao tới Việt Nam?
16:08 | 21/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp thu hút đầu tư năng lượng tái tạo
09:07 | 21/09/2024 Kinh tế
Để xuất khẩu dừa thành công vào Trung Quốc
08:58 | 21/09/2024 Kinh tế
100.000 tỷ đồng dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng bởi bão số 3
19:36 | 20/09/2024 Kinh tế
DOC tiếp tục duy trì lệnh áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp túi dệt từ Việt Nam
13:37 | 20/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Hàng hóa XNK tăng gần 7 tỷ USD
13:36 | 20/09/2024 Kinh tế
Cần chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau siêu bão số 3
09:37 | 20/09/2024 Kinh tế
“Siêu” cảng giúp thúc đẩy kết nối khu vực, nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng của Việt Nam
08:44 | 20/09/2024 Kinh tế
Khơi thông vốn xanh để tăng tốc tới Net Zero
19:30 | 19/09/2024 Kinh tế
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc có thể đạt 300 triệu USD năm 2024
16:28 | 19/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi vốn vay bị ảnh hưởng từ bão số 3
15:14 | 19/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): 28,55 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 9
14:03 | 19/09/2024 Infographics
bawns cas h5
Tin mới
Fed cắt giảm lãi suất tác động ra sao tới Việt Nam?
Thủ tướng Chính phủ: Các doanh nghiệp cần phát huy 6 tiên phong
Chủ tịch VinGroup, Thaco, Sun Group, Sovico… hiến kế cho phát triển kinh tế
Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn
Hé lộ Range Rover Velar mới
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform