Giải pháp cân bằng lợi ích và rủi ro khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp
Xếp hạng tín nhiệm sơ bộ của Fiin Ratings với 24 DN phát hành cho thấy mức phân hóa lớn về sức khỏe tài chính trong khi lãi suất sản phẩm TPDN không có nhiều chênh lệch. |
Cảnh báo “sức khỏe” DN phát hành trái phiếu
Thị trường TPDN Việt Nam đã có sự phát triển rất mạnh trong khoảng 3 năm trở lại đây và hiện đã đạt 15% GDP. Trong 9 tháng năm 2021, tổng lượng TPDN phát hành tiếp tục ghi nhận mức tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 443 nghìn tỷ đồng.
Theo SSI Research, mặt bằng lãi suất thấp là động lực chính khiến các DN tích cực đẩy mạnh phát hành TPDN để huy động được nhanh chóng và giảm áp lực lên chi phí tài chính, khi mặt bằng lãi suất cho vay từ ngân hàng không có mức giảm tương ứng. Cụ thể, lãi suất phát hành bình quân của các TPDN (loại trừ trái phiếu ngân hàng) trong quý 3/2021 là 9,3%, tức giảm 1,1% so với cuối năm 2020, trong khi mặt bằng lãi suất cho vay chỉ giảm khoảng 0,6-0,7% trong cùng giai đoạn. Việc huy động vốn thông qua kênh trái phiếu cũng giúp các DN chủ động hơn cho nguồn vốn vay trung và dài hạn với khối lượng lớn.
Trong khi đó, nhu cầu đầu tư TPDN từ các nhà đầu tư cá nhân vẫn duy trì tích cực khi chênh lệch giữa lãi suất phát hành TPDN và lãi suất tiền gửi giữ ở mức cao, bình quân ở mức 4%/năm, cho thấy dư địa dòng tiền cá nhân tìm đến những tài sản đầu tư tài chính như TPDN vẫn còn rất lớn.
Sự phát triển của thị trường TPDN đã giúp các DN có thêm kênh huy động vốn hiệu quả. Tuy nhiên, trong sự tăng trưởng “nóng” của thị trường lại đang tiềm ẩn nhiều rủi ro đáng báo động, đặc biệt là rủi ro đối với các nhà đầu tư cá nhân tham gia mua TPDN.
Ông Nguyễn Nhật Hoàng, Phó phòng Xếp hạng tín nhiệm của Fiin Ratings cho biết, sức khỏe của các nhà phát hành đang có sự phân hóa rất lớn. Fiin Ratings đã thực hiện xếp hạng tín nhiệm sơ bộ đối với 24 nhà phát hành trên thị trường và cho thấy kết quả trải dài từ AA tới CCC, tức là từ mức đáp ứng các nghĩa vụ tài chính rất tốt cho tới mức có nhiều vấn đề. “Thị trường đang tồn tại tình trạng “vàng thau lẫn lộn” khi với cùng mức lãi suất nhưng mức độ rủi ro lại khác nhau rất nhiều. Nhà đầu tư có thể gặp rủi ro nếu mua phải TPDN của nhà phát hành có sức khỏe tài chính yếu” – ông Nguyễn Nhật Hoàng cho biết. Sự kiện vỡ nợ của Tập đoàn Evergrande tại Trung Quốc chính là minh họa cụ thể về rủi ro khi mua phải TPDN của nhà phát hành có sức khỏe tài chính yếu.
Ông Nguyễn Quang Thuân, Tổng giám đốc Fiin Group cũng nhấn mạnh, dù chưa chứng kiến việc DN phát hành TPDN vỡ nợ, chậm trả gốc, trả lãi ở Việt Nam, tuy nhiên, thị trường mới ở giai đoạn đầu và phải 3-5 năm nữa mới tới thời gian đáo hạn. “Rủi ro vỡ nợ ở Việt Nam là có, chỉ có điều chưa biết khi nào mà thôi. Nhiều DN đã phá sản và chủ nợ sau hàng chục năm vẫn chưa thể đòi được nợ, điển hình như Vinashin. Trong ngành ngân hàng, dù chưa có ngân hàng nào phá sản nhưng số lượng ngân hàng trên toàn hệ thống đã giảm từ con số 40 xuống chỉ còn hơn 30 ngân hàng. Nhiều DN lớn gửi tiền tại một số ngân hàng 0 đồng đến nay vẫn chưa thu hồi được tiền” – ông Thuân nhấn mạnh.
Những rủi ro này thậm chí còn gia tăng sau giai đoạn chịu tác động nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19 vừa qua.
Cách nào giảm rủi ro?
Trước sự phân hóa về sức khỏe tài chính của các nhà phát hành TPDN, ông Lê Hoàng Khang, Trưởng phòng Xếp hạng tín nhiệm của Fiin Ratings chỉ ra 4 nhóm rủi ro chính mà nhà đầu tư có thể gặp phải.
Thứ nhất là rủi ro tín dụng. Phần lớn nhà đầu tư cá nhân gặp khó khăn trong việc đánh giá rủi ro của các công cụ nợ do DN phát hành. Thông thường, các DN chỉ cung cấp những thông tin rất cơ bản về phương án kinh doanh, mục đích sử dụng vốn vay hay phương án trả nợ. Tuy nhiên, những nhà đầu tư không hoạt động trong lĩnh vực tài chính hoặc có kiến thức về tài chính kế toán sẽ rất khó để đưa ra được các phân tích có chiều sâu về rủi ro mà đơn vị phát hành có thể gặp phải. Khi đó, nhà đầu tư sẽ bị hấp dẫn bởi mức lãi suất cao, đặc biệt trong bối cảnh mặt bằng lãi suất của Việt Nam đang giữ ổn định ở mức thấp.
Thứ hai là rủi ro thanh khoản trái phiếu. Nhà đầu tư cần trao đổi với các đơn vị tư vấn trong trường hợp nhà đầu tư có nhu cầu thanh lý trái phiếu đang nắm giữ để thu hồi các khoản đầu tư. Việc hiểu rõ cơ chế thu hồi khoản đầu tư trước hạn và các điều kiện liên quan là việc hết sức cần thiết.
Thứ ba là rủi ro từ mức lãi suất huy động DN chi trả cho nhà đầu tư liệu có tương xứng với rủi ro nhà đầu tư có thể gặp phải. “Dịch bệnh đã làm đảo lộn môi trường và điều kiện kinh doanh của DN. Một số DN bị tổn thương và khả năng phục hồi còn bỏ ngỏ, lĩnh vực kinh doanh cốt lõi bị suy yếu. Do đó, nhà đầu tư cần cân nhắc với mức lãi suất cao, như vậy rủi ro mất vốn sẽ ở mức nào. Bên cạnh đó cần tính toán khả năng tài chính để phân bổ danh mục đầu tư một cách thận trọng, tránh tình trạng bỏ hết trứng vào một giỏ” – ông Khang khuyến nghị.
Thứ tư là các rủi ro khác liên quan đến vấn đề vĩ mô như cơ chế, điều khoản của trái phiếu. Nếu nhà đầu tư làm tốt các công tác sàng lọc ở 3 nhóm rủi ro phía trên và khi có các sự kiện không mong muốn thì mức độ thiệt hại cũng sẽ được giảm thiểu đáng kể.
Từ những rủi ro có thể gặp như trên, Fiin Ratings liệt kê một số chỉ số mà nhà đầu tư cần lưu ý khi đánh giá DN phát hành, gồm hệ số khả năng chi trả lãi vay, khả năng chi trả gốc vay, đòn bẩy tài chính, thanh khoản. Đối với việc đánh giá một sản phẩm TPDN cụ thể, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ càng về thông tin của đơn vị phát hành, đơn vị bảo lãnh; tài sản đảm bảo đi kèm trái phiếu; các điều kiện và điều khoản mua lại của đơn vị phát hành; quy mô phát hành, lãi suất, thời gian đáo hạn và điểm xếp hạng tín nhiệm.
Ông Khang cũng lưu ý, nhà đầu tư cá nhân sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thẩm định các sản phẩm trái phiếu. Do đó, nhà đầu tư nên tham chiếu đến các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp như các báo cáo xếp hạng tín nhiệm hoặc các tổ chức tư vấn.
Bên cạnh đó, các quỹ đầu tư trái phiếu chuyên nghiệp cũng là một lựa chọn cho các nhà đầu tư cá nhân để giảm thiểu rủi ro do những quỹ này thường có những quy định, ràng buộc, điều lệ hoạt động rõ ràng, được giám sát và thường được quản lý bởi các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm.
Tin liên quan
Hải quan Thái Bình hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão số 3
09:03 | 18/09/2024 Hải quan
Một số doanh nghiệp được bỏ thuế chống bán phá giá cá tra vào Hoa Kỳ
09:16 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TPHCM: Tuyển dụng nhiều lao động những tháng cuối năm
20:24 | 17/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thị trường minh bạch giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng hơn
08:06 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
BAC A BANK: 30 năm giữ tâm sáng, vững chãi vươn tầm
22:00 | 17/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Các tập đoàn, tổng công ty nhanh chóng khôi phục sản xuất sau bão lũ
20:16 | 17/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sữa đậu nành Soya Canxi kết nối các thế hệ cùng chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp toàn diện
19:16 | 17/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Proparco nâng mức tài trợ cho HDBANK lên 100 triệu USD, củng cố mục tiêu phát triển bền vững
19:16 | 17/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Samsung Việt Nam ủng hộ 10 tỷ đồng hỗ trợ các tỉnh miền Bắc khắc phục hậu quả bão lũ
14:52 | 17/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thêm 4 khách hàng trúng 9 triệu đồng nhờ uống Trà Dr Thanh
11:00 | 17/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hãng bay đầu tiên mở bán vé máy bay Tết
08:53 | 17/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Trà Dr Thanh trao món quà “khủng” cho một người bán hủ tiếu tại Bình Dương
16:19 | 16/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
VNVC chủ lực trong chiến dịch tăng tốc độ bao phủ vắc xin sởi cho trẻ em TPHCM
15:43 | 16/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
SuperPort™ Việt Nam: Kết nối chuỗi cung ứng giữa Trung Quốc và Đông Nam Á
15:02 | 16/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nhiều ngân hàng giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp bị thiệt hại do bão số 3
14:35 | 16/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hơn 73% doanh nghiệp gián đoạn chuỗi cung ứng sau bão Yagi
14:34 | 16/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị TW 10
Dù phục hồi, song xuất khẩu gỗ và sản phẩm đối mặt thách thức mới
Vẫn còn nhiều trường học chưa thể dạy học sau bão lũ
Chính phủ: 6 nhóm giải pháp khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão số 3
Một số doanh nghiệp được bỏ thuế chống bán phá giá cá tra vào Hoa Kỳ
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform