Gian nan cuộc chiến chống biến đổi khí hậu
Tiếng kêu cứu từ Bắc Cực | |
Hoãn hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu | |
Việt Nam được viện trợ 30,2 triệu USD chống biến đổi khí hậu |
Nếu thế giới không nhanh chóng hành động, tác động của biến đổi khí hậu sẽ ngày càng nguy hiểm. |
Hàng chục nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ đã tham gia hội nghị thượng đỉnh trực tuyến do Liên hợp quốc (LHQ), Anh và Pháp phối hợp tổ chức cùng với Chile và Italy nhằm khẳng định trước cộng đồng quốc tế cam kết mạnh mẽ hướng đến một xã hội trung hòa về khí thải. Một ngày trước thượng đỉnh, cả 27 thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã đạt đồng thuận trong việc nâng mức cắt giảm khí thải trước 2030 lên thành 55% so với mức 40% trước đây. Thủ tướng Anh Boris Johnson đã khai mạc hội nghị với cam kết cắt giảm ít nhất 68% khí thải trước năm 2030, hứa hẹn Anh sẽ chấm dứt “ngay khi có thể” việc tài trợ cho các loại năng lượng hóa thạch.
Trong khi đó, các quốc gia có nỗ lực yếu trong cuộc chiến khí hậu như Brazil hay Australia lại không có mặt tại hội nghị thượng đỉnh. Trước hội nghị, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres cảnh báo nhiệt độ Trái Đất “mới” tăng hơn 1,2°C, mà hiện tại nhân loại đã phải đương đầu với những vấn đề biến đổi khí hậu nghiêm trọng. Nhà hoạt động môi trường nổi tiếng Greta Thunberg cũng đã cực lực chỉ trích giới lãnh đạo chính trị thế giới khi đề ra “các mục tiêu xa vời”, đồng thời kêu gọi cần có các hành động ngay tức khắc.
Giới chuyên gia về môi trường cũng có một số nhận định tương tự. Theo Chương trình Môi trường LHQ, sản lượng các năng lượng hóa thạch, như than, dầu và khí đốt, vẫn tiếp tục tăng 2%/năm cho đến năm 2030, trong khi phải giảm 6%/năm thì mới có thể đạt mục tiêu Hiệp định Paris đề ra. Đáng chú ý, từ năm 2016 đến 2019, khoảng 2.700 tỷ USD đã được cấp cho 2.100 doanh nghiệp năng lượng hóa thạch và số tiền vẫn tiếp tục tăng lên. Theo Liên minh Minh bạch Khí hậu, 54% ngân sách dành cho năng lượng trong các kế hoạch chấn hưng hậu dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 là đầu tư cho năng lượng hóa thạch, trong đó có đến 86% số tiền tài trợ không hề bị ràng buộc bởi các đòi hỏi về môi trường. Trước đó, một báo cáo khoa học khí hậu của LHQ vào năm ngoái cũng cảnh báo cách mà thế giới đang quản lý đất đai và cách thực phẩm được sản xuất và tiêu thụ sẽ phải góp phần kiềm chế tình trạng nóng lên toàn cầu, nếu không thì an ninh lương thực, sức khỏe con người và hệ sinh thái sẽ lâm nguy.
Trước tình hình này, chính phủ các nước cần có chính sách rõ ràng về giảm khí thải, sử dụng năng lượng hóa thạch, chú trọng đến môi trường, bảo vệ thiên nhiên, mới có thể góp phần chống biến đổi khí hậu.
Tin liên quan
Hợp lực 3 bên cho phát triển bền vững
16:16 | 15/08/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đề xuất mở thêm tuyến vận tải hàng hóa đường bộ quốc tế Việt- Trung
18:33 | 29/07/2024 Kinh tế
Sức hút riêng có của các đảo du lịch sinh thái không khí thải
09:54 | 09/07/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ông Trump cùng các đối tác ra mắt mạng giao dịch tiền kỹ thuật số mới
07:47 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Những tín hiệu lạc quan về kinh tế Mỹ trước thềm cuộc họp của Fed
07:46 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Hội nghị Hội đồng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN lần thứ 38
08:20 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Italy-Anh nhất trí tăng cường hợp tác trong các vấn đề quan trọng toàn cầu
08:19 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hơn 2 tấn ma túy đá cất giấu trong lô hàng dưa hấu
11:01 | 16/09/2024 Hải quan thế giới
UAE tìm kiếm hiệp định thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới
08:06 | 16/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
09:09 | 13/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
09:01 | 08/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
8 tháng chi hơn 246 tỷ USD nhập chủ yếu là máy móc thiết bị
Xuất khẩu giảm mạnh trong nửa đầu tháng 9
Một chạm để thanh toán với thẻ MSB trên Apple Pay
FPT Long Châu chuyển nhanh 10 tấn thuốc hỗ trợ người dân vùng bão lũ
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform