Hai kịch bản điều hành giá những tháng cuối năm 2022
Luôn sẵn sàng các kịch bản để điều hành nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra | |
Tăng lãi suất điều hành giúp giảm áp lực lên tỷ giá, cải thiện thanh khoản ngân hàng |
Giá xăng dầu sẽ là yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá những tháng cuối năm. Ảnh: Thu Dịu. |
CPI mỗi tháng còn dư địa tăng 1,85%
Bộ Tài chính vừa đưa ra dự báo, trong những tháng cuối năm 2022 sẽ có nhiều yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá. Đầu tiên là giá xăng dầu dự báo vẫn biến động phức tạp, khó dự đoán khi các căng thẳng chính trị chưa có dấu hiệu được cải thiện. Nhu cầu hàng hóa thế giới cũng sẽ có nhiều biến động khi Trung Quốc chấm dứt chính sách "Zero-Covid" và mở cửa trở lại nền kinh tế.
Yếu tố khác phải kể đến như: giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu, liên doanh, liên kết; giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm, đồ uống, may mặc thường tăng theo quy luật vào giai đoạn chuyển mùa và thời điểm lễ Tết cuối năm; giá thịt lợn có thể biến động tăng các tháng cuối năm nếu nguồn cung không được đảm bảo; nhóm văn hóa, giải trí, du lịch có sự hồi phục trở lại khi dịch Covid-19 được kiểm soát.
Những yếu tố như: thiên tai và dịch bệnh có thể gây ảnh hưởng đến giá lương thực và thực phẩm cục bộ tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bị ảnh hưởng; đồng đô la Mỹ tăng giá làm tăng chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu, từ đó gây sức ép lên mặt bằng giá trong nước.
Ngoài ra, việc tập trung triển khai đẩy mạnh giải ngân đầu tư công vào cuối năm, nhất là việc triển khai các công trình kinh tế trọng điểm có thể làm tăng nhu cầu, nhất là đối với các mặt hàng vật tư xây dựng, từ đó có thể làm giá cả biến động nếu nguồn cung không đáp ứng kịp thời.
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, vẫn sẽ có những yếu tố giảm áp lực lên mặt bằng giá. Cụ thể, theo Bộ Tài chính đó là các yếu tố như: nguồn cung lương thực, thực phẩm dồi dào, đây là mặt hàng chiếm quyền số lớn trong rổ hàng hóa tính CPI, hiện nước ta vẫn chủ động được trong sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý dự kiến giữ ổn định đến hết năm 2022: giá điện bình quân, giá dịch vụ khám chữa bệnh theo lộ trình giá dịch vụ sự nghiệp công của Bộ Y tế; giá dịch vụ giáo dục dự kiến ổn định tại tất cả cấp học theo phương án của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Các chính sách tài khóa đang và dự kiến triển khai cũng góp phần làm giảm áp lực lên mặt bằng giá, trong đó các chính sách về miễn, giảm thuế, gia hạn thuế sẽ góp phần quan trọng trong việc bình ổn giá, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu.
Theo ước tính của Bộ Tài chính, trong 3 tháng còn lại của năm 2022, nếu giả định CPI các tháng còn lại tăng đều một tỷ lệ như nhau so với tháng trước thì CPI mỗi tháng còn dư địa tăng 1,85% để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát bình quân năm 2022 khoảng 4%.
2 kịch bản điều hành giá
Trên cơ sở tổng hợp thông tin và cập nhật dự báo xu hướng giá các mặt hàng quan trọng thiết yếu là trọng tâm của công tác quản lý, điều hành giá trong năm 2022, Bộ Tài chính đã đặt ra 2 kịch bản điều hành giá.
Cụ thể, ở kịch bản thứ nhất, giá xăng dầu bình quân năm 2022 tăng 40% so với năm 2021, giá gas tăng thêm 5%, giá thịt lợn tăng thêm 10%, giá gạo tăng thêm 5%, giá vật liệu xây dựng tăng thêm 10%. Cùng với đó, ảnh hưởng của thiên tai các tháng cuối năm 2022 tác động đến CPI khoảng 0,05%. Như vậy, dự báo CPI bình quân năm 2022 so với năm 2021 tăng khoảng 3,27%, CPI tháng 12 năm 2022 so với tháng 12 năm 2021 tăng 5,48%.
Kịch bản thứ hai sẽ giả định như kịch bản 1, thêm các yếu tố: giá xăng dầu bình quân năm 2022 tăng 45% so với năm 2021, giá các nguyên nhiên vật liệu, lương thực, thực phẩm tăng cao hơn 5% so với kịch bản 1; ảnh hưởng của thiên tai các tháng cuối năm 2022 tác động đến CPI khoảng 0,1%. Dự báo CPI bình quân năm 2022 so với năm 2021 tăng khoảng 3,51%, CPI tháng 12 năm 2022 so với tháng 12 năm 2021 tăng 6,84%.
Với các kịch bản trên, Bộ Tài chính dự báo CPI bình quân năm 2022 tăng trong khoảng 3,27-3,51%. Tổng cục Thống kê dự báo CPI bình quân trong khoảng 3,2%-3,5%. Ngân hàng nhà nước Việt Nam dự báo lạm phát bình quân năm 2022 tăng trong khoảng 3,4 ± 0,2%.
Theo Bộ Tài chính, mặc dù lạm phát bình quân năm 2022 có nhiều dư địa để kiểm soát trong phạm vi mục tiêu 4%, tuy nhiên lạm phát lũy kế CPI tháng 12/2022 so với tháng 12/2021 dự kiến sẽ ở mức cao, từ đó tạo áp lực cho lạm phát bình quân năm 2023 ngay từ đầu năm sau.
Tin liên quan
Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng
16:30 | 20/09/2024 Tài chính
Cần chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau siêu bão số 3
09:37 | 20/09/2024 Kinh tế
Giá xăng, dầu điều chỉnh tăng giảm tùy loại trong kỳ điều hành ngày 19/9
15:11 | 19/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam sẽ đạt xếp hạng tín nhiệm theo mục tiêu đề ra
09:48 | 20/09/2024 Tài chính
Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được đặt lệnh mua cổ phiếu mà không cần đủ 100% tiền
12:24 | 19/09/2024 Chứng khoán
Giám đốc KBNN Hà Nam được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc KBNN TPHCM
20:00 | 18/09/2024 Tài chính
Bảo hiểm tạo niềm tin và sự an tâm cho khách hàng chịu thiệt hại bởi bão số 3
07:40 | 17/09/2024 Tài chính
Ngành Tài chính khẩn trương hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão, lũ
18:44 | 16/09/2024 Tài chính
Xử lý nghiêm hành vi trục lợi về giá, ổn định tâm lý người tiêu dùng sau bão lũ
18:43 | 16/09/2024 Tài chính
Miễn giảm, gia hạn nhiều loại thuế, phí cho người dân, doanh nghiệp sau bão số 3
16:53 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
Cơ quan Thuế xử lý 9,6 tỷ hoá đơn điện tử
15:05 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
Xuất cấp lương thực, vật tư cho 4 tỉnh khắc phục hậu quả bão số 3
21:50 | 15/09/2024 Tài chính
Thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước đã vượt dự toán năm 2024
09:50 | 15/09/2024 Thuế - Kho bạc
Luật hóa quy định về hành vi thao túng thị trường chứng khoán
06:42 | 15/09/2024 Chứng khoán
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
16:08 | 14/09/2024 Thuế - Kho bạc
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
16:05 | 14/09/2024 Thuế - Kho bạc
bawns cas h5
Tin mới
'Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân'
Thủ tướng yêu cầu ngân hàng tăng trưởng tín dụng an toàn, xem xét giảm thêm lãi vay
Alena Energy cùng nhiều sản phẩm công nghệ xanh được giới thiệu tại GRECO 2024
Khó thu hồi, tỷ lệ nợ xấu khối ngân hàng tư nhân lên tới 7,77%
Lãnh đạo các ngân hàng lớn kiến nghị giải pháp giảm áp lực dòng vốn trung và dài hạn
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform