Hai thách thức trong hoạt động của "Siêu ủy ban"
Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương phát biểu như vậy tại Diễn đàn Quản trị sự thay đổi và tái cấu trúc DNNN trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra sáng 30/11.
Theo Ban tổ chức Diễn đàn, sắp xếp, đổi mới và thích ứng với sự thay đổi trong công cuộc cổ phần hóa DNNN là nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong phát triển kinh tế-xã hội hằng năm nhằm nâng cao hiệu quả tái cấu trúc DNNN trong bối cảnh toàn cầu chú trọng thực chất và hiệu quả.
Để thực hiện công tác sắp xếp và đổi mới DNNN, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 707/2017/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án “Cơ cấu lại DNNN, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2016-2020”. Cùng với Nghị quyết số 12/2017/NQ của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII ban hành trong Hội nghị lần thứ V một lần nữa nhấn mạnh việc đẩy mạnh tái cơ cấu, sắp xếp DNNN là nhiệm vụ hết sức quan trọng.
Theo số liệu của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển DN, trong năm 2017, cả nước phê duyệt phương án cổ phần hóa 57 DNNN (năm 2016 là 55 DN).
Trong 6 tháng đầu năm 2018, Chính phủ đã tiếp tục phê duyệt phương án cổ phần hóa 19 DNNN (bằng 86% so với cùng kỳ 2017), tổng giá trị DN là 40.672 tỷ đồng, trong đó, giá trị vốn nhà nước là 23.084 tỷ đồng. Tổng thu từ cổ phần hóa 6 tháng đầu năm 2018 đạt 28.055 tỷ đồng, trong đó thu từ cổ phần hóa là 22.457 tỷ đồng và thu từ thoái vốn là 5.598 tỷ đồng.
Lũy kế đến nay, tổng số thu từ cổ phần hóa, thoái vốn đạt khoảng 198.000 tỷ đồng, trong đó năm 2016 thu 30.000 tỷ đồng, năm 2017 thu 140.000 tỷ đồng và 2018 là 28.000 tỷ đồng.
Tại Diễn đàn, các nhà quản lý, các chuyên gia, đại diện DNNN đã đối thoại, trao đổi thẳng thắn về cơ chế chính sách và thực trạng cơ cấu lại, đổi mới DNNN, cùng với đó là những vướng mắc rào cản đối với tiến trình cổ phần hóa DNNN, tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 đối với tiến trình cổ phần hóa.
Thông qua trao đổi, thảo luận, góp ý, các chuyên gia kinh tế, đại diện DNNN đã đưa ra những đánh giá khách quan về vai trò của thiết chế hỗ trợ tái cơ cấu DNNN và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản trị và hiệu quả hoạt động của DNNN, nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNN trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Theo ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, trước nay chúng ta quản lý DNNN theo kiểu tăng cường thanh tra, kiểm tra… như thế vô tình chúng ta khoác cho DNNN cái áo chật chội, mà chúng ta không nói đến cái gốc của tái cơ cấu, đổi mới DNNN là quản trị tốt. Đây mới là mấu chốt để góp phần cải thiện vấn đề tái cơ cấu, đổi mới DNNN.
Về sự ra đời của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN, ông Phan Đức Hiếu nhấn mạnh, sự chồng chéo, trùng lặp trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng chủ sở hữu vốn nhà nước tại DN dẫn tới đòi hỏi phải cải cách.
Theo ông Hiếu, cải cách có thể thành công hay không, nhưng nếu không cải cách thì mọi việc đứng yên, trong khi đó khi thực hiện cải cách, chúng ta có cơ hội thành công trong tái cấu trúc DNNN.
Thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN là bước tiến cụ thể thực hiện chủ trương, nỗ lực của Chính phủ trong tách bạch quyền chủ sở hữu và quản lý nhà nước, một bước để thiết lập khuôn khổ quản trị hiện đại, minh bạch, mang tính chất của một nhà đầu tư.
Kỳ vọng lớn nhất là mặc dù cơ quan này là cơ quan thuộc Chính phủ, song không chỉ giúp bảo tồn phát triển vốn mà còn nâng cao hiệu quả DNNN. Thành lập Ủy ban còn là thúc đẩy và thiết lập quản trị tốt tại DNNN, ngay cả khi Nhà nước không nắm giữ vốn ở đó.
Tuy nhiên, theo ông Hiếu, có hai thách thức lớn của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN. Thách thức thứ nhất là Ủy ban này khoác áo cơ quan Nhà nước nhưng tinh thần lại phải hoạt động như một nhà đầu tư có tính chuyên môn cao và chuyên nghiệp cao.
Thứ hai là cơ quan nhà nước nhưng với những đòi hỏi cao như vậy thì cần phải cơ chế nào mới khuyến khích Ủy ban có nhân sự tốt, chuyên gia tốt. Công việc của Ủy ban sẽ rất nhiều, rất nặng nề, vượt qua thách thức này trước mắt rất cần sự nỗ lực.
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) 8 tỉnh, thành xuất khẩu chục tỷ đô
11:05 | 30/09/2024 Infographics
Trái cây Việt Nam còn nhiều dư địa tiến sâu vào thị trường Trung Quốc
16:22 | 29/09/2024 Kinh tế
Vướng mắc về nguyên liệu thủy sản sẽ được rà soát, tháo gỡ sau kỳ kiểm tra của EC
16:10 | 29/09/2024 Kinh tế
Thời cơ của công nghiệp bán dẫn
14:37 | 29/09/2024 Kinh tế
Chủ thể OCOP hỗ trợ nhau cùng phát triển và hướng đến xuất khẩu
19:40 | 28/09/2024 Kinh tế
6 thị trường nhập khẩu chục tỷ đô - Trung Quốc áp đảo
12:28 | 28/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ký kết biên bản ghi nhớ về việc cung cấp dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
16:02 | 27/09/2024 Xuất nhập khẩu
Thúc đẩy thị trường đầu tư hiệu quả năng lượng, hướng tới Net Zero
14:51 | 27/09/2024 Kinh tế
Điểm nghẽn lớn nhất của TPHCM hiện nay là hạ tầng
14:00 | 27/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 540 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/9
13:41 | 27/09/2024 Infographics
TP Hồ Chí Minh hướng đến phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao
13:19 | 27/09/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu đạt bình quân hơn 63 tỷ USD/tháng
09:41 | 27/09/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu năm 2024 nhắm mốc 400 tỷ USD
08:00 | 27/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 5 tháng 9/2024 (từ ngày 23/9 đến 29/9/2024)
(INFOGRAPHICS) 8 tỉnh, thành xuất khẩu chục tỷ đô
Hải quan Hòn Gai thu hút 153 doanh nghiệp mới
Tiêu hủy hơn 1 tấn chân gà đông lạnh không rõ nguồn gốc
Phá vụ buôn lậu bạch kim trị giá gần 32 tỷ đồng
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics