Điểm nghẽn lớn nhất của TPHCM hiện nay là hạ tầng
TP Hồ Chí Minh ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực vi mạch bán dẫn TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi công nghiệp là yêu cầu cấp thiết Khánh thành Trung tâm Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại TP Hồ Chí Minh |
Ông đánh giá như thế nào về chính sách chuyển đổi công nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh tại TPHCM?
TPHCM vẫn luôn là đầu tàu kinh tế, đóng góp lớn và đặc biệt nhất cho sự phát triển của cả nước. Việc chuyển đổi công nghiệp của TPHCM hiện nay là phù hợp theo hướng phát triển công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, cũng là xu thế chung của cả thế giới. Song TPHCM phải chọn hướng đi nào sao cho phù hợp với tiềm năng và lợi thế của mình.
TPHCM đang hướng tới chuyển đổi kép theo hai định hướng chính là phát triển công nghệ cao và thân thiện với môi trường, bao gồm việc giảm phát thải khí nhà kính. TPHCM từ lâu đã là một đô thị lớn, trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ, khoa học công nghệ, giáo dục, y tế, và văn hóa… Thành phố cần tiếp tục phát triển trên những nền tảng đó để tiến bước vững chắc trong giai đoạn chuyển đổi.
Chúng ta đang chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng số hóa, vì vậy, TPHCM sẽ phát triển ngành công nghiệp hiện đại, giảm bớt sự phụ thuộc vào các ngành công nghiệp truyền thống như dệt may và da giày – những ngành thâm dụng lao động. Thay vào đó, chúng ta sẽ tập trung vào công nghệ cao, công nghệ tiên tiến và sản xuất thông minh. Quá trình này đòi hỏi thời gian và đặc biệt là phải đầu tư mạnh mẽ vào nguồn lực, trong đó tài chính và nhân lực là hai yếu tố then chốt.
Diễn đàn Kinh tế TPHCM năm 2024 là cơ hội để TPHCM mở rộng hợp tác với cộng đồng quốc tế, thu hút các nhà đầu tư có kinh nghiệm trong quá trình chuyển đổi này. Đây cũng là ý nghĩa lớn của diễn đàn kinh tế, nơi các nhà khoa học và đại diện từ các thành phố lớn trên thế giới có thể trao đổi và chia sẻ những bài học quý giá để hỗ trợ sự phát triển của TPHCM.
Chẳng hạn như theo chia sẻ của chuyên gia Hàn Quốc rằng phát triển không chỉ dựa vào công nghiệp mà còn phải tận dụng lợi thế và tiềm năng riêng. Hay như Malaysia phát triển dựa trên nông nghiệp và nguồn tài nguyên, Chile dựa vào ngành khai thác. Trụ cột phát triển của TPHCM vẫn là thương mại, dịch vụ, nhất là thương mại dịch vụ cao cấp. Song TPHCM cần phát triển ngành công nghiệp theo hướng công nghiệp xanh, hiện đại và công nghệ cao, một hướng đi mà các thành phố như Anh, Nhật và Hàn Quốc đang thực hiện.
Theo ông, điểm nghẽn lớn nhất của TPHCM trong quá trình chuyển đổi công nghiệp là gì?
Theo tôi, TPHCM đang có rất nhiều lợi thế để thu hút đầu tư, chuyển đổi công nghiệp. Tuy nhiên, thách thức đặt ra là làm sao thực hiện các bước chuyển đổi vừa giải quyết được những tồn tại hiện tại của TPHCM, vừa đảm bảo an sinh xã hội và tạo việc làm. Do đó, khi tiến hành quá trình chuyển đổi, cần có sự hỗ trợ, không chỉ về tài chính mà còn về đào tạo nghề nghiệp. Đặc biệt là đối với lao động trong các ngành công nghiệp truyền thống như dệt may và da giày, giúp họ thích ứng với các ngành công nghệ cao.
Và điểm nghẽn lớn nhất của TPHCM hiện nay vẫn là hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng về giao thông và hạ tầng ở các khu công nghiệp. TPHCM đang nỗ lực đầu tư để giảm chi phí logistics – yếu tố mà các doanh nghiệp đầu tư luôn quan tâm, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận chuyển và kho bãi.
Dự kiến từ năm 2026 đến năm 2030, TPHCM sẽ dành hơn 1 triệu tỷ đồng (khoảng 40 tỷ USD) từ nguồn vốn đầu tư công để phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội. Trong đó như tôi đã đề cập đó là đầu tư cho hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông, hạ tầng tại các khu công nghiệp và hạ tầng số. Bên cạnh đó, các lĩnh vực như y tế và giáo dục - đào tạo cũng cần đầu tư lớn trong thời gian tới. Khi TPHCM xây dựng được hệ sinh thái hỗ trợ tốt, chúng ta sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn. Ngày 25/9, TPHCM cũng đã ra mắt Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 để hỗ trợ doanh nghiệp. Hiện tại TPHCM đã có Trung tâm Chuyển đổi số nhằm hỗ trợ quá trình chuyển đổi số cho cả doanh nghiệp và người dân.
Để hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi công nghiệp này, TPHCM đã và đang triển khai các chính sách gì, thưa ông?
Để hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi này, TPHCM có thuận lợi khi được Quốc hội trao cho Nghị quyết 98/2023/QH15 với 44 cơ chế và chính sách. Trong đó, có những cơ chế quan trọng liên quan đến việc thu hút các nhà đầu tư chiến lược và nguồn nhân lực chất lượng cao. Bên cạnh Nghị quyết 98, với định hướng phát triển của đất nước trong thời gian tới, qua các phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, chúng ta thấy rằng sẽ có sự phân cấp, phân quyền nhiều hơn cho các địa phương. Điều này cho phép các địa phương tự quyết định và chịu trách nhiệm về những quyết định của mình, một điều rất cần thiết trong bối cảnh các biến động khó lường trên nhiều lĩnh vực hiện nay, từ biến đổi khí hậu, địa chính trị, đến các xu hướng toàn cầu khác. Sự phân cấp, phân quyền này giúp địa phương chủ động hơn, phù hợp với xu thế phát triển hiện tại.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
TP Hồ Chí Minh hướng đến phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao
13:19 | 27/09/2024 Kinh tế
Khánh thành Trung tâm Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại TP Hồ Chí Minh
15:43 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư
18:50 | 24/09/2024 Kinh tế
Thúc đẩy thị trường đầu tư hiệu quả năng lượng, hướng tới Net Zero
14:51 | 27/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 540 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/9
13:41 | 27/09/2024 Infographics
Xuất nhập khẩu đạt bình quân hơn 63 tỷ USD/tháng
09:41 | 27/09/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu năm 2024 nhắm mốc 400 tỷ USD
08:00 | 27/09/2024 Kinh tế
Kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng
07:25 | 27/09/2024 Kinh tế
Máy vi tính, sản phẩm điện tử đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu sang Indonesia
19:45 | 26/09/2024 Kinh tế
Điều tra chống bán phá giá một số sản phẩm ván sợi gỗ nhập từ Thái Lan, Trung Quốc
19:44 | 26/09/2024 Kinh tế
Chung sức hỗ trợ ngành dệt may và da giày phát triển bền vững
16:03 | 26/09/2024 Kinh tế
Chi hàng chục tỷ đô nhập nguyên liệu dệt may, da giày, chất dẻo
15:59 | 26/09/2024 Xuất nhập khẩu
Hỗ trợ tốt hoạt động thanh toán với mô hình ngân hàng mở
15:15 | 26/09/2024 Kinh tế
Bến Tre: Tầm nhìn hướng Đông và tiềm năng phát triển bền vững
14:49 | 26/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Ngành Hải quan: Thu ngân sách đạt 288.493 tỷ đồng
Thúc đẩy thị trường đầu tư hiệu quả năng lượng, hướng tới Net Zero
Bắt đối tượng giả danh cán bộ hải quan để lừa đảo
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước hội đàm với Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba
Điểm nghẽn lớn nhất của TPHCM hiện nay là hạ tầng
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform