Khám phá vẻ đẹp Hòn Sơn
Từ bến tàu Rạch Giá, sau hơn một giờ trên tàu cao tốc, chúng tôi đặt chân lên Hòn Sơn. Hòn đảo hiện ra với bờ biển dài, cát trắng, nước biển xanh ngắt. Qua vài lời giới thiệu, chúng tôi tìm đến những “thổ địa” trên đảo để bắt đầu hành trình khám phá. Tiếp những người khách lạ, ông Danh Chưa (78 tuổi, ấp Bãi Nhà A, xã Lại Sơn) sinh sống trên đảo này 50 năm hồ hởi kể chuyện: Hòn Sơn còn có tên gọi Hòn Sơn Rái. Khi xưa, vua Gia Long trên đường trốn chạy quân Tây Sơn đã trôi lạc vào đảo này. Tại đây, vua và quân lính được những con rái cá bắt cá dưới biển quăng lên bờ và lấy đó làm thức ăn cứu đói cho cả đoàn quân. Để tưởng nhớ rái cá như một vị thần nên nhà vua đặt tên hòn đảo là Hòn Sơn Rái.
Ông Danh Chưa quê ở huyện Gò Quao (Kiên Giang). Năm 1968, chiến tranh ác liệt, ông đưa vợ và các con ra đảo sinh sống, tạo dựng cơ nghiệp. “Thời đó, người dân trên đảo này thưa thớt, không tới 50 hộ. Đường sá đi lại khó khăn, tôi được chính quyền địa phương tạo điều kiện lên núi phát cây dại trồng rẫy để có cái ăn, chứ thời đó không có ai buôn bán, giao thương gì cả”, ông Chưa chậm rãi kể.
Là vùng biển có nhiều cá tôm, Hòn Sơn nổi tiếng với nghề đánh bắt hải sản và thịnh hành nghề nước mắm. Sản lượng đánh bắt thủy sản rất lớn mang lại thu nhập cao cho người dân trên đảo. Từ đó, dân đổ về đây ngày càng đông. “Tôi đánh bắt ở phía Nam Du, Hòn Nghệ, Phú Quốc… Một chuyến đi kéo dài 1 - 2 tháng. Sau khi bán rồi chia ra tiền, tôi lĩnh được 60 ngàn đồng. Tiền khi đó giá trị lắm vì một tấn cá bán chỉ được 200 ngàn. Số tiền này đủ nuôi các con tôi ăn học 2 – 3 tháng” - ông Chưa nhớ lại.
Tuy nhiên vùng biển quanh đảo hôm nay cá tôm đang dần cạn kiệt do đánh bắt vô tội vạ. Nhiều ngư dân không thể sống được với nghề, phải bỏ lên bờ tìm kiếm kế sinh nhai mới. Đặc biệt nghề làm nước mắm ở Hòn Sơn nức tiếng một thời với hàng chục hộ kinh doanh. Nước mắm ở đây ngon không thua kém gì với các thương hiệu truyền thống trên đảo Phú Quốc. Nhiều hộ gia đình làm nước mắm truyền thống trên đảo đã phải bỏ nghề, chuyển sang kinh doanh ngành nghề khác. Hiện cả đảo chỉ còn 2 cơ sở kinh doanh nước mắm đó là thương hiệu Vĩnh Quí và Phương Thanh, nhưng hoạt động cầm chừng. Lý giải lí do dân bỏ nghề làm nước mắm, một cán bộ xã cho biết: Đơn giản chỉ vì nguồn nguyên liệu cá cơm đang cạn kiệt.
Nhiều tiềm năng chờ khám phá
Trên đảo hiện có khoảng 1.800 hộ dân, hơn 8.000 người. Trước năm 2017, chưa có điện, lượng khách du lịch đến với đảo mỗi năm chỉ hơn 10 ngàn lượt. Sau khi có điện, con số này tăng hơn 70 ngàn lượt. Hiện nay trên địa bàn xã có 31 nhà nghỉ, nhà trọ với 294 phòng phục vụ khách du lịch. Gần đây người dân còn chuyển sang mô hình nuôi trồng thủy sản lồng bè kết hợp với xây dựng nhà nghỉ để kinh doanh du lịch.
Theo lãnh đạo địa phương, sự phát triển du lịch ở Hòn Sơn cũng kéo theo những cơn sốt đất không thua kém ở Phú Quốc. Mặc dù chưa có nhiều nhà đầu tư du lịch nhưng dân đầu cơ ở nơi khác đã đổ về đây tìm mua đất khá đông.
Khoảng 10 năm trước, đất nông nghiệp ở đảo này có giá khoảng 20 triệu đồng/1000m2. Từ năm 2015, do người dân về đảo này càng đông, giá đất “ấm” dần lên, đặc biệt là đất ven biển. Theo khảo sát, đất nông nghiệp ở Hòn Sơn có giá từ 1 - 5 triệu/m2. “Nếu tính ra bây giờ, một 1000m2 đất nông nghiệp cũng có giá xấp xỉ tầm 1 - 5 tỷ đồng có nơi lên đến 7 tỷ đồng, tăng hơn 50 lần. Còn đất ở vị trí đẹp, bờ kè ven biển, đất thổ cư, có thể kinh doanh phát triển du lịch thì có giá “khủng” từ 15 - 20 triệu m2, giá cao là vậy nhưng vẫn có nhiều người tìm mua”, ông Hường - Phó Chủ tịch xã cho biết.
Không chỉ có những bãi biển đẹp, Hòn Sơn còn có 7 ngọn núi với nhiều di tích lịch sử như: Miếu Bà Cố Chủ, Đình Thần Lại Sơn, Thánh Thất Cao Đài, chùa Hải Sơn. Trong đó, Ma Thiên Lãnh là đỉnh núi cao nhất với độ cao 450m so với mực nước biển.Từ đây, có thể quan sát mọi nơi trên đảo. Chính những lợi thế đó đã hút hồn du khách đến với Hòn Sơn.
Về định hướng du lịch sắp tới, Phó Chủ tịch xã thông tin: “Hiện nay, Hòn Sơn còn rất nhiều tiềm năng mà các doanh nghiệp đã có hướng đầu tư. Một số nơi như dự án khu du lịch Bãi Bàng đã được tỉnh phê duyệt xây dựng khu resort... Vừa qua, Hòn Sơn được UBND tỉnh Kiên Giang công nhận Khu du lịch. Hi vọng, Hòn Sơn sẽ tận dụng hết những tiềm năng để trở thành một điểm đến hấp dẫn ở vùng biển Tây Nam”.
Tin liên quan
Trải nghiệm các món ẩm thực đặc sắc tại miền đất nắng gió Ninh Thuận
10:43 | 31/12/2020 Ẩm thực
Vẻ đẹp kiến trúc di tích lịch sử quốc gia thành cổ Diên Khánh
09:57 | 30/12/2020 Điểm đến
Bánh thắng dền – Món ăn dung dị nơi cao nguyên đá
13:15 | 29/12/2020 Ẩm thực
5.000 suất du lịch khám phá TPHCM dành cho thiếu nhi, hộ nghèo
16:08 | 26/12/2020 Du lịch
Núi Fajing - Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của "Thành phố Bầu Trời"
13:20 | 24/12/2020 Điểm đến
Giòn, thơm củ cải khô Đầm Hà
09:00 | 23/12/2020 Ẩm thực
Nét đặc trưng kiến trúc cổ nhà thờ Domain de Marie
11:59 | 21/12/2020 Điểm đến
Canh thưng mồng tơi
09:07 | 18/12/2020 Ẩm thực
Chinh phục Tà Chì Nhù - thiên đường mây và hoa tím
07:41 | 16/12/2020 Điểm đến
Đặc sản vùng đất Hậu Giang
14:13 | 11/12/2020 Ẩm thực
Ra mắt chuỗi khách sạn SOJO Hotels
14:07 | 11/12/2020 Tour - KS
Khám phá 13 thành phố rực rỡ sắc màu nhất trên thế giới
07:44 | 11/12/2020 Điểm đến
Google ra mắt công cụ hỗ trợ phục hồi ngành du lịch Việt Nam
13:21 | 09/12/2020 Du lịch
Tin mới
Hải quan Hà Tĩnh: Thu ngân sách gặp nhiều khó khăn
Dư địa để đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm vẫn còn khá nhiều
Phối hợp bắt giữ nhiều vụ buôn lậu trị giá lớn tại khu vực cảng Hải Phòng
Lãnh đạo Việt Nam-Lào nhất trí tập trung thực hiện hiệu quả các thỏa thuận
Liên minh châu Âu đề xuất số hóa hộ chiếu và thẻ căn cước
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics