Khấp khởi cơ hội tăng trưởng xuất khẩu nhờ EVFTA
Dệt may là ngành điển hình được đánh giá sẽ hưởng nhiều lợi ích khi EVFTA có hiệu lực. Ảnh: Nguyễn Thanh. |
Cú hích đa dạng hoá thị trường
EVFTA chính thức ký kết ngày 30/6/2019. Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp định EVFTA sẽ giúp kim ngạch XK của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020; 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có hiệp định. Đồng thời, kim ngạch NK từ EU cũng tăng nhưng với tốc độ thấp hơn XK, cụ thể là khoảng 15,28% vào năm 2020; 33,06% vào năm 2025 và 36,7% vào năm 2030. Về mặt vĩ mô, EVFTA góp phần làm GDP của Việt Nam tăng thêm ở mức bình quân 2,18-3,25% (năm 2019-2023); 4,57-5,3% (năm 2024-2028) và 7,07-7,72% (năm 2029-2033). |
Nhắc tới EVFTA, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh hồ hởi chia sẻ: EVFTA là hiệp định có vai trò rất quan trọng, có tiêu chuẩn cao và mang tính toàn diện. Việc ký kết EVFTA sẽ giúp nâng cao đáng kể vị thế của Việt Nam. Đối với XK, EVFTA sẽ là cú hích rất lớn giúp Việt Nam đa dạng hóa thị trường và mặt hàng XK, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản cũng như những mặt hàng Việt Nam vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh.
Bộ Công Thương nêu rõ: Ngay khi EVFTA có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế NK đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch XK của Việt Nam sang EU. Sau 7 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế NK đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch XK của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch XK còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế NK trong hạn ngạch là 0%.
“Như vậy, có thể nói gần 100% kim ngạch XK của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế NK sau một lộ trình ngắn. Cho đến nay, đây là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho ta trong các hiệp định FTA đã được ký kết. Lợi ích này đặc biệt có ý nghĩa khi EU liên tục là một trong hai thị trường XK lớn nhất của ta hiện nay”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.
Ở góc độ mặt hàng, rất nhiều cơ hội gia tăng XK được mở ra cho những mặt hàng Việt Nam có lợi thế như: Dệt may, da giày, nông, thủy sản (kể cả gạo, đường, mật ong, rau củ quả), đồ gỗ,… Bộ Công Thương đánh giá: Mức cam kết trong EVFTA có thể coi là mức cam kết cao nhất mà Việt Nam đạt được trong các FTA đã được ký kết cho tới nay. Điều này càng có ý nghĩa khi hiện nay, mới chỉ hơn 42% kim ngạch XK của Việt Nam sang EU được hưởng mức thuế 0% theo Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).
Dệt may là một trong những ngành hàng khá điển hình được nhận định sẽ hưởng nhiều ích lợi khi EVFTA chính thức có hiệu lực. Ông Lương Hoàng Thái- Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết: Thuế quan với tất cả hàng dệt may sẽ được đưa về 0%. Trong đó, 77% mặt hàng về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực. EU là thị trường đứng đầu thế giới về NK hàng dệt may và là thị trường XK lớn thứ hai của dệt may Việt Nam.
Ông Vũ Đức Giang-Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam phân tích kỹ lưỡng hơn: Năm nay, ngành dệt may đặt ra mục tiêu XK 40 tỷ USD. Trong đó, thị trường lớn nhất là Mỹ chiếm 42% trong tổng kim ngạch XK của dệt may Việt Nam; đứng thứ hai là thị trường EU, chiếm khoảng 21,5% so với mục tiêu đặt ra là 20%; đứng thứ ba là Nhật chiếm 19,5% và thứ tư là Hàn Quốc chiếm 14%... “EU vẫn là thị trường có tính chiến lược trọng điểm, lâu dài. Lý do là bởi, các đơn hàng dệt may của EU là dòng hàng có giá trị gia tăng cao hơn các thị trường khác”, ông Vũ Đức Giang nhận định.
Vượt khó quy tắc xuất xứ
Cơ hội mở rộng thị trường, tăng trưởng XK khi EVFTA có hiệu lực đã khá rõ ràng. Song, có tận dụng được cơ hội hay không lại là câu chuyện khác.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang-Giám đốc Trung tâm WTO (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam): Với EVFTA, nếu không đảm bảo quy tắc xuất xứ thì hàng hóa Việt Nam không được ưu đãi. Điển hình như với ngành dệt may, bà Trang phân tích: “Vấn đề nguồn cung nguyên liệu ngành dệt may là thách thức. Dù đã có nhiều nỗ lực nhưng khoảng 90% nguyên phụ liệu của Việt Nam đang NK từ các nguồn không phải là thành viên của EVFTA và không được ưu đãi cộng gộp như trong hiệp định. Tuy nhiên, những yêu cầu cao về quy tắc xuất xứ trong EVFTA cũng như trong nhiều hiệp định khác là động cơ để thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài vào ngành dệt và dệt nhuộm ở Việt Nam”, bà Trang nói.
TS. Lê Huy Khôi - Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách công thương (Bộ Công Thương) đánh giá: Với những cam kết sâu rộng về mở cửa thị trường cả về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và đầu tư..., EVFTA sẽ tác động hầu khắp các ngành/lĩnh vực trong nền kinh tế của Việt Nam. Ngoài câu chuyện các hàng rào kỹ thuật, với EVFTA, lo ngại còn đến từ việc hàng hoá XK giá rẻ của Việt Nam vào EU có nguy cơ bị điều tra và áp thuế chống bán phá giá; hàng hoá XK có lợi thế của Việt Nam, nếu XK ồ ạt cũng có nguy cơ bị điều tra tự vệ vượt ngưỡng, điển hình như mặt hàng quần áo lót, quần áo trẻ em,... Điều này dẫn đến việc EU tăng thuế trở lại hoặc ngừng cắt giảm thuế đối với mặt hàng đó.
Ông Jean Jaques Bouflet-Phó Chủ tịch EuroCham Việt Nam nêu quan điểm: Muốn khai thác được lợi thế từ EVFTA, các DN Việt Nam cần đổi mới tư duy kinh doanh. DN phải nắm vững các thông tin thị trường, quy tắc xuất xứ cũng như các quy định của EU để có chiến lược dài hơi tiếp cận thị trường.
Nhiều chuyên gia cho rằng, để có thể hoá giải thách thức, tận dụng tốt cơ hội từ EVFTA, ở thời điểm hiện tại, giải pháp quan trọng còn là tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo xu hướng thị trường (xu hướng cung cầu và giá cả,…); xu hướng áp dụng các rào cản kỹ thuật (về kiểm dịch, môi trường, an toàn thực phẩm, lao động và công đoàn,…) trong thương mại từ các nước EU để có thể đưa ra cảnh báo sớm cho tất cả các đối tượng tham gia trong chuỗi giá trị sản xuất hàng XK (đặc biệt là hàng nông, thủy sản) của Việt Nam. Điều này giúp các DN XK chuẩn bị sẵn sàng vượt qua được các rào cản kỹ thuật.
“Thời gian tới, trọng tâm Bộ Công Thương đặt ra là phối hợp cùng cộng đồng DN, người dân, các bên liên quan… nỗ lực sớm đưa EVFTA vào thực thi. Chính phủ Việt Nam và EU cũng như các đối tác của EU sẽ có chương trình cụ thể để không chỉ tổ chức giám sát, triển khai thực hiện EVFTA một cách đầy đủ, kịp thời mà còn tiếp tục tăng cường năng lực, thể chế cũng như cơ hội, tạo nên tương tác ngày càng thuận lợi hơn giữa đôi bên”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.
Trong EVFTA, đối với hàng XK của EU, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan ngay khi hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế (chiếm 64,5% kim ngạch nhập khẩu). Tiếp đó, sau 7 năm, 91,8% số dòng thuế tương đương 97,1% kim ngạch XK từ EU được Việt Nam xóa bỏ thuế NK. Sau 10 năm, mức xóa bỏ thuế quan là khoảng 98,3% số dòng thuế (chiếm 99,8% kim ngạch NK). Đối với khoảng 1,7% số dòng thuế còn lại của EU, ta áp dụng lộ trình xóa bỏ thuế NK dài hơn 10 năm hoặc áp dụng hạn ngạch thuế quan theo cam kết WTO. |
Tin liên quan
Để xuất khẩu dừa thành công vào Trung Quốc
08:58 | 21/09/2024 Kinh tế
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc có thể đạt 300 triệu USD năm 2024
16:28 | 19/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS): 28,55 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 9
14:03 | 19/09/2024 Infographics
Fed cắt giảm lãi suất tác động ra sao tới Việt Nam?
16:08 | 21/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp thu hút đầu tư năng lượng tái tạo
09:07 | 21/09/2024 Kinh tế
100.000 tỷ đồng dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng bởi bão số 3
19:36 | 20/09/2024 Kinh tế
DOC tiếp tục duy trì lệnh áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp túi dệt từ Việt Nam
13:37 | 20/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Hàng hóa XNK tăng gần 7 tỷ USD
13:36 | 20/09/2024 Kinh tế
Cần chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau siêu bão số 3
09:37 | 20/09/2024 Kinh tế
“Siêu” cảng giúp thúc đẩy kết nối khu vực, nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng của Việt Nam
08:44 | 20/09/2024 Kinh tế
Khơi thông vốn xanh để tăng tốc tới Net Zero
19:30 | 19/09/2024 Kinh tế
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi vốn vay bị ảnh hưởng từ bão số 3
15:14 | 19/09/2024 Kinh tế
Đối phó với tình hình kinh tế bất ổn, vàng được hưởng lợi?
09:38 | 19/09/2024 Kinh tế
Ứng dụng mô hình mới kết nối ngành nội thất và xây dựng
19:53 | 18/09/2024 Kinh tế
Nguồn cung và giao dịch bất động sản đã được cải thiện
16:29 | 18/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Fed cắt giảm lãi suất tác động ra sao tới Việt Nam?
Thủ tướng Chính phủ: Các doanh nghiệp cần phát huy 6 tiên phong
Chủ tịch VinGroup, Thaco, Sun Group, Sovico… hiến kế cho phát triển kinh tế
Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn
Hé lộ Range Rover Velar mới
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform