Khối trường ngoài công lập đề nghị xem lại quy định nghỉ hè 3 tháng
Tuyển sinh đầu cấp: Nỗ lực giảm số lượng học sinh | |
Học sinh Hà Nội nghỉ hè từ ngày 15/7 | |
Trao 126 suất học bổng cho học sinh, sinh viên vượt khó học giỏi |
Kiến nghị thay đổi
Mới đây, Bộ GD&ĐT cho biết sẽ tiếp tục quy định thống nhất trong cả nước thời gian khai giảng năm học 2020-2021 là ngày 5/9, các trường không tổ chức dạy học trước ngày khai giảng. Thời gian tập trung học sinh để chuẩn bị cho khai giảng năm học mới sớm nhất là ngày 1/9.
Các trường ngoài công lập đang rất lo lắng trước quy định mới của Bộ GD&ĐT. |
Với kiến nghị của nhiều cơ sở giáo dục ngoài công lập về việc cho trẻ được đi học sớm hơn thời gian quy định chung, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết sẽ xem xét sửa đổi Thông tư 13/2011/TT-BGDĐT ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục cho phù hợp hơn.
Bộ cũng yêu cầu các trường tư thục cần báo cáo với Sở GD&ĐT về thời gian tập trung học sinh đến trường nhưng cần lưu ý dành thời gian cho học sinh được nghỉ hè trong bối cảnh kết thúc năm học 2019-2020 muộn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Liên quan đến việc này, đại diện các trường ngoài công lập tại Hà Nội vừa đồng loạt ký vào đơn kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ về dự thảo thời gian nghỉ hè 3 tháng vừa được Bộ thông tin mới đây.
Cụ thể, nhóm các trường này cho rằng, Thông tư số 13/2011/TT-BGDĐT ngày 28/03/2011 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế hoạt động của các trường phổ thông tư thục, Khoản 3, Điều 14 quy định: “Trường phổ thông tư thục cấp THCS, cấp THPT được bổ sung thời gian học tập không quá 4 tuần/năm ngoài quy định đối với trường phổ thông công lập cùng cấp học nhưng không thu thêm học phí cho thời gian học bổ sung”.
Như vậy, các trường tư tới đây có được bổ sung thời gian học tập không quá 4 tuần/năm để thực hiện các chương trình nhà trường hay không? Hơn nữa, khi học sinh và phụ huynh có nhu cầu nhà trường tổ chức các hoạt động hè, câu lạc bộ, ôn tập củng cố kiến thức cũ cho các em học yếu... trong thời gian nghỉ hè trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện và thỏa thuận, liệu có được hay không?
Các trường ngoài công lập cho rằng, phải mất rất nhiều năm, Bộ mới ra được một văn bản quy phạm pháp luật về quy chế hoạt động của các trường tư thục đầy đủ, rõ ràng và rất sát thực tiễn như Thông tư 13/2011/2011/TT-BGDĐT. Thông tư này nói chung, Khoản 3 Điều 14 nói riêng không chỉ đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và bức thiết của xã hội, cha mẹ học sinh, học sinh trong việc thiết lập các sân chơi lành mạnh, bổ ích cho con em trong thời gian nghỉ hè để phụ huynh yên tâm làm việc, mà còn tạo điều kiện để đội ngũ các nhà giáo đang giảng dạy tại trường tư thục có thu nhập đảm bảo cuộc sống.
Cũng trong đơn kiến nghị, các trường cho rằng, nếu Bộ sửa đổi Thông tư 13/2011/TT-BGDĐT theo hướng quản lý nhà nước với trường tư như với trường công lập, thì không những quy định sáng suốt trên đây mà Bộ xây dựng bị vô hiệu hóa, mà quyền của học sinh, cha mẹ học sinh trong việc sử dụng thời gian nghỉ hè cũng bị xâm phạm. Khi bố mẹ vẫn phải đi làm không có người trông, các cháu lại lao vào game hay các hoạt động không lành mạnh, hậu quả đó thực khôn lường!
"Không phù hợp"
Nêu khó khăn khi phải đóng cửa trường học 3 tháng, ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Marie Curie nhìn nhận, dịch Covid-19 làm không ít trường tư phá sản hoặc đứng trước nguy cơ này. Rất nhiều trường tư thục phải rất cố gắng mới có thể vượt qua.
Cũng theo ông Khang, nếu mỗi năm có 3 tháng nghỉ hè thì đồng nghĩa với việc các thầy cô không có lương trong thời gian đó, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống. Do đó, ông Khang kiến nghị Bộ GD&ĐT giữ nguyên quy định trường tư được phép tựu trường, học trước trường công lập 4 tuần.
Còn bà Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Đoàn Thị Điểm thì cho biết, nếu trường tư chỉ dạy chương trình của Bộ GD&ĐT sẽ khó hút được học sinh vì không có điểm khác biệt, do đó sẽ khó tồn tại.
Do đó, theo bà Hiền, tựu trường sớm có thể đảm bảo được việc dạy kiến thức, kỹ năng..., cũng như triển khai các chương trình hợp tác quốc tế. “Đây thực sự là nhu cầu của cha mẹ học sinh khi xác định cho con theo học tại trường, chưa kể việc quản lý trẻ trong thời gian hè”, bà Hiền nói.
Ở một góc nhìn khác, cô Văn Thùy Dương, Phó Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Lương Thế Vinh cũng cho rằng kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 như một cuộc thi giành học bổng, tức là nếu học sinh đạt điểm cao thì được tuyển vào trường công lập và không phải nộp học phí. Đồng nghĩa với việc để vào trường công lập thì các em đã là học sinh khá, giỏi.
Còn lại 40% học sinh trượt công lập tức là có đầu vào chất lượng thấp hơn sẽ vào học dân lập, tư thục và đóng học phí.
Vậy nên muốn để học sinh học tốt các trường bắt buộc phải có phương án bồi dưỡng cho các con và các con sẽ phải học, không có con nào muốn từ yếu, trung bình lên khá, từ khá lên giỏi mà không cần phải học nhiều hơn các bạn vốn dĩ sức học tốt hơn.
“Do đó việc ấn định học sinh khá, giỏi và học sinh yếu, kém đều nghỉ hè 3 tháng như nhau là điều không hợp lý, chưa kể bản thân trường tư nhận học sinh không có đầu vào tốt bằng trường công lập, song lại không cho thời gian để bổ túc kiến thức thì chuyện cứ học xong ở trường, phụ huynh phải đưa con đi học thêm là chuyện đáng lo lắng”, lãnh đạo trường này nêu quan điểm.
Tin liên quan
Tổ chức lớp đào tạo nghiệp vụ hải quan cơ bản theo hình thức trực tuyến
19:31 | 19/09/2024 Hải quan
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc tiếp xã giao WMI, Quỹ Temasek và VinaCapital
20:19 | 06/08/2024 Tài chính
Hải quan Móng Cái đào tạo nâng cao trình độ cho công chức
15:14 | 22/07/2024 Hải quan
Ngày làm việc thứ hai của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII
21:07 | 19/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng, dầu điều chỉnh tăng giảm tùy loại trong kỳ điều hành ngày 19/9
15:11 | 19/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10
10:33 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vẫn còn nhiều trường học chưa thể dạy học sau bão lũ
10:13 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chính phủ: 6 nhóm giải pháp khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão số 3
09:35 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương
09:03 | 17/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tăng cường kết nối và hỗ trợ giữa hai nền kinh tế Việt Nam và Lào
08:20 | 17/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
'Phông bạt'
07:41 | 17/09/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh: Đặt chỉ tiêu 99,5% hồ sơ giải quyết đúng hạn
21:45 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Khắc phục hậu quả bão lũ, giữ mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7%
18:35 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vượt khó, đồng hành qua bão lũ
06:41 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
19:06 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển
19:00 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Ngày làm việc thứ hai của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII
Hải quan Bình Dương: Mức độ tuân thủ pháp luật hải quan của doanh nghiệp có sự cải thiện
Bộ Tài chính trao quyết định bổ nhiệm nhân sự 2 lãnh đạo cấp vụ
Tổ chức lớp đào tạo nghiệp vụ hải quan cơ bản theo hình thức trực tuyến
Khơi thông vốn xanh để tăng tốc tới Net Zero
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform