Không chờ đợi
Một chuyên gia kinh tế đã cho rằng, với Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay bất kỳ FTA nào khác, để tận dụng cơ hội và giảm thiểu thách thức, các DN chỉ cần áp dụng một công thức chung là “chủ động” – nhưng điều đáng tiếc là đến nay các DN vẫn chưa vận dụng hiệu quả. Đa phần DN vẫn thiếu sự chủ động trong mọi hành động, từ nghiên cứu văn bản pháp luật, các quy định, cam kết cho tới việc thay đổi quy trình sản xuất, kinh doanh, nguồn nguyên liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm… Vậy nên, đội ngũ DN Việt Nam phần lớn vẫn là những “chiếc thuyền thúng” trên con đường ra biển lớn.
Câu hỏi đặt ra là, các DN còn đang chờ đợi điều gì trước những cơ hội gần như đã bày ra trước mắt? Có thể thấy, sự thiếu chủ động của DN do thông tin thiếu, năng lực có hạn và khả năng ứng phó trước sự biến động không thể lường trước của thị trường. Nhưng xét một cách khách quan, nguyên nhân có thể kể đến nữa là những cản trở đến từ cơ quan quản lý, những điều kiện kinh doanh, những quy định chồng chéo… vẫn khiến không ít DN phải chùn bước, không muốn lớn lên.
Tuy nhiên, nguyên nhân dù thế nào thì cũng có một thực tế rất rõ ràng là, nhiều DN, trong đó có những DN tư nhân Việt Nam đã và đang rất thành công không chỉ tại thị trường trong nước, mà ngày càng khẳng định thương hiệu với cộng đồng doanh nghiệp thế giới. Có nghĩa là, cùng một xuất phát điểm, cùng từ một nền kinh tế, sự thành bại hẳn nhiên nằm ở cách chèo lái “con thuyền” tiến về phía trước. Đó là nhờ sự chủ động, biết đi trước đón đầu, biết cái mình có và cái thế giới đang cần, biết được thời cơ để bứt phá và biết được đâu là khó khăn để cân nhắc, khéo léo lựa chọn hướng đi riêng…
Kinh tế đã chuyển mình, tư duy người làm lãnh đạo đất nước cũng đã chuyển mình, hướng tới vì cộng đồng DN tư nhân hơn, gỡ bỏ hàng loạt những rào cản. Do vậy, các DN cần tìm cách giải “bài toán” về sự chủ động, không thể trông chờ mãi vào sự “đỡ đầu” của Nhà nước. Nếu không chủ động thay đổi, không kịp thích ứng với thị trường quốc tế, thì dù có hay không có FTA, DN Việt Nam khó cạnh tranh nổi với các DN nước ngoài.
Tin liên quan
Kinh tế Đức có thể suy thoái năm thứ 2 liên tiếp
08:31 | 07/10/2024 Nhìn ra thế giới
9 tháng qua, kinh tế tiếp đà tăng trưởng tích cực
14:54 | 06/10/2024 Kinh tế
Đa dạng hóa, làm mới sản phẩm chứng khoán để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
08:14 | 04/10/2024 Kinh tế
Hệ lụy “tour 0 đồng”
07:41 | 04/10/2024 Người quan sát
Thuế với bất động sản thứ hai
14:00 | 01/10/2024 Người quan sát
Quảng cáo “thổi phồng” công dụng
14:29 | 30/09/2024 Người quan sát
Tây mà là… của ta
06:12 | 29/09/2024 Người quan sát
Đường sắt cao tốc Bắc Nam
09:51 | 25/09/2024 Người quan sát
Muối, gạo và lương
06:31 | 22/09/2024 Người quan sát
Luật hóa chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thiệt hại vì thiên tai
13:45 | 20/09/2024 Người quan sát
'Phông bạt'
07:41 | 17/09/2024 Người quan sát
Cảnh giác trước các thông tin lừa đảo, thất thiệt trong bão lũ
15:51 | 13/09/2024 Người quan sát
Chung tay giúp dân vùng lũ
16:10 | 10/09/2024 Người quan sát
Trái cây Việt thêm ngọt
07:59 | 02/09/2024 Người quan sát
Sách giáo khoa giả
07:40 | 27/08/2024 Người quan sát
Chấn chỉnh công tác đấu giá đất
20:15 | 24/08/2024 Người quan sát
Tin mới
3 lí do khiến giá bất động sản tăng cao đột biến
Tìm giải pháp xây dựng Hệ thống quản lý hàng hóa XNK giao dịch qua thương mại điện tử
Động lực chính cho tăng trưởng kinh tế cả nước từ 2 "đầu tàu" Hà Nội và TPHCM
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 81 phát hành ngày 8/10/2024
TP Hồ Chí Minh: Phối hợp quản lý chặt sản xuất vàng trang sức
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics