Không doanh nghiệp nào có thể thao túng, giá vàng do cung - cầu quyết định
Chỉ trong một phiên, vàng SJC giảm không phanh gần 6 triệu đồng mỗi lượng | |
Giá vàng còn “sáng lạn” trong nửa cuối năm? | |
Giá vàng đối mặt với khó khăn |
Giá vàng SJC chênh lệch lớn với giá vàng thế giới và giá vàng thương hiệu riêng trong nước. Ảnh: SJC |
“Không một doanh nghiệp nào có thể thao túng vàng SJC"
Trong cuộc họp mới đây về công tác quản lý thị trường vàng tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), bà Lê Thúy Hằng, Tổng Giám đốc Công ty SJC cho biết, từ năm 2012, thương hiệu SJC được Chính phủ và NHNN lựa chọn là thương hiệu vàng quốc gia. Việc sản xuất vàng miếng được NHNN quản lý rất chặt chẽ trong tất cả các khâu của quy trình, bắt đầu từ cân đo sản phẩm, kiểm tra series, đốt nấu và dập ra vàng miếng. Giá để gia công các miếng vàng chỉ là 140.000 đồng cho một lượng.
“SJC hoàn toàn không có lợi với chênh lệch giá vàng như hiện nay. Trong 10 năm qua SJC không được dập một miếng vàng nào từ nguyên liệu. Từ khi giao thương hiệu vàng, SJC mất hoàn toàn các lợi thế về kinh doanh, lợi nhuận ròng của SJC giảm, từ hơn 300 tỷ đến gần 400 tỷ tới giờ chỉ đạt 74-80 tỷ lãi ròng mỗi năm”, bà Lê Thúy Hằng chia sẻ.
Về giá vàng trên thị trường, lãnh đạo SJC cũng khẳng định, SJC không phải người thao túng hay làm giá, bởi giá vàng do cung - cầu thị trường quyết định. Giá vàng trong nước sẽ tham chiếu giá vàng thế giới, sau đó theo cung - cầu thực tế của thị trường để quyết định ra giá vàng. Bà Hẳng cũng nêu rõ, không đơn vị nào có thể tự chủ động định giá trên thị trường vàng.
Trên thị trường hiện nay, giá vàng SJC đang giao dịch quanh mốc 66 triệu đồng/lượng, cao hơn tới 17 triệu đồng/lượng so với giá vàng thế giới khi quy đổi theo tỷ giá USD, chưa tính thuế, phí. Cùng với đó, chênh lệch giữa giá mua – giá bán của vàng SJC hiện là 1 triệu đồng/lượng, nhưng có thời điểm tăng lên tới 2 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC cũng đang cao hơn giá vàng của các thương hiệu riêng trong nước tới 14 triệu đồng/lượng.
Lý giải về mức chênh lệch này, bà Lê Thúy Hằng cho biết, số lượng vàng trên thị trường còn rất ít, bởi có những năm, những thời điểm, giá nguyên liệu và giá vàng SJC thấp hơn hoặc bằng, các thương hiệu trong nước nấu vàng miếng của SJC để sản xuất nhẫn và nữ trang. Đặc biệt, năm 2019, thị trường vàng xuất đi nước ngoài rất nhiều cho nên lượng vàng SJC trên thị trường hiện nay còn rất ít. Nguồn cung hiện tại không có trong khi nhu cầu thị trường có, do vậy tạo ra độ chênh về giá so với vàng thế giới.
Cũng về vấn đề này, ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch Hội đồng Sáng lập Tập Đoàn Công ty Cổ phần Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI cho rằng, không có doanh nghiệp nào muốn giá vàng tăng quá cao, rất rủi ro vì người dân sẽ mua đi – bán lại. Nên các doanh nghiệp luôn mong muốn giá vàng ở trạng thái tương đối bình ổn, bảo đảm hoạt động kinh doanh an toàn, lượng vàng cung ra trên thị trường nằm trong khả năng kiểm soát được.
Từ 2014 đến nay, NHNN không đưa thêm vàng ra thị trường, nên vàng miếng SJC trong lưu thông thậm chí còn được chuyển hóa sang vàng nguyên liệu để phục vụ cho sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ. Các loại vàng trang sức mỹ nghệ này còn được đem xuất khẩu. Ngoài ra, do nguồn cung bị giảm, giá vàng thế giới tăng cao, các doanh nghiệp phải phòng thủ, dự trữ vàng do không biết giá vàng thế giới biến động như nào. |
Trước những vấn đề được nêu ra từ các doanh nghiệp kinh doanh vàng, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho rằng, chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới cũng như chênh lệch giữa vàng miếng SJC và các loại vàng miếng khác là phù hợp. Sự chênh lệch là do chênh lệch giá nguyên liệu nhập khẩu và nguồn cung hạn chế.
Đối với câu hỏi chênh lệch giá vàng SJC và ngoài SJC vào túi ai? Thống đốc NHNN cho rằng, người dân lựa chọn SJC thì mua giá cao hơn và khi bán sẽ bán giá cao hơn.
“Không một doanh nghiệp nào có thể thao túng vàng SJC để có thể chênh lệch lên đến mấy triệu như vậy. Vấn đề này các cơ quan quản lý đã có thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp khi được phản ánh trên báo chí, truyền thông”, Thống đốc NHNN nêu rõ.
Cần đánh giá kỹ lưỡng việc sửa đổi Nghị định 24
Hiện thị trường vàng đang được quản lý bằng Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng được Chính phủ ban hành từ năm 2012. Trải qua 10 năm, các doanh nghiệp vẫn đang “ngóng” cơ quan quản lý xem xét, sửa đổi các quy định của Nghị định này, nhất là về việc độc quyền sản xuất, gia công vàng SJC, dù cho rằng “Nghị định 24 đến giờ vẫn chưa hết vai trò lịch sử”.
Theo NHNN, Nghị định 24 phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, góp phần ổn định tâm lý của người dân, duy trì giá trị Đồng Việt Nam thông qua việc kiểm soát chặt lạm phát nên người dân chuyển hóa một lượng lớn vàng vật chất sang tiền VND và dùng nó để tạo ra nguồn lực đầu tư, tái đầu tư cho nền kinh tế. |
Ông Đỗ Minh Phú nhận định, Nghị định 24 không chỉ tác động thuần túy đối với thị trường vàng miếng, với các hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh vàng và ngân hàng, mà còn tạo ra hành lang pháp lý tương đối chuẩn trong lĩnh vực sản xuất vàng trang sức, nhờ đó không có tình trạng vàng thấp tuổi, ăn gian tuổi...
Theo Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng, thực hiện Nghị định 24, NHNN phải kiểm soát việc sản xuất, cung ứng vàng miếng là do có những giai đoạn người dân có xu hướng đầu cơ vào vàng miếng. Nghị định 24 đã làm giảm bớt tình trạng đầu cơ vàng miếng này.
Do đó, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, NHNN sẽ phối hợp với các doanh nghiệp để phân tích, đánh giá mục tiêu điều hành trong tổng thể chính sách vĩ mô để tham mưu đề xuất làm sao vừa thúc đẩy thị trường vàng trang sức mỹ nghệ, vừa hạn chế rủi ro. Việc sửa đổi Nghị định 24 cần đánh giá kỹ lưỡng, xem xét kỹ các ý kiến, cần có sự tham gia của nhiều bên liên quan và có sự động thuận trong xã hội.
Tin liên quan
Đối phó với tình hình kinh tế bất ổn, vàng được hưởng lợi?
09:38 | 19/09/2024 Kinh tế
Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động
17:50 | 12/09/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp xứ Basque tìm cơ hội hợp tác tại Việt Nam
19:51 | 08/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Techcombank và Manulife Việt Nam ngừng hợp tác độc quyền
17:11 | 08/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
“Gọi tên” các thách thức lớn nhất doanh nghiệp đang đối mặt
15:29 | 08/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
EuroCham: Dù còn trở ngại, các kế hoạch mở rộng kinh doanh vẫn đầy tiềm năng
14:42 | 08/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lợi nhuận 9 tháng của khối doanh nghiệp trung ương tăng
11:26 | 08/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xoá “khoảng cách” giữa nghiên cứu và triển khai cho đổi mới sáng tạo
09:10 | 08/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam được vinh danh doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
09:03 | 08/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lộ sai sót qua thanh tra kinh doanh vàng, PNJ nộp phạt tiền tỷ
18:48 | 07/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thị trường Việt Nam: Cứ 5 người muốn khởi nghiệp thì có 3 người muốn triển khai trong 18 tháng tới
18:46 | 07/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
BAC A BANK chào bán 15 triệu trái phiếu phát hành ra công chúng
16:45 | 07/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bão số 3 "quật ngã" nhiều doanh nghiệp nhỏ hơn
15:23 | 07/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu tốt, FMC đạt doanh số tăng gần 50%
15:00 | 07/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel ra mắt gói cước NINE với nhiều tiện ích
10:48 | 07/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Doanh nghiệp xứ Basque tìm cơ hội hợp tác tại Việt Nam
Bộ Tài chính công khai 326 dự án giải ngân đầu tư công dưới 30% kế hoạch
Nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm gì tại thị trường Việt Nam?
Techcombank và Manulife Việt Nam ngừng hợp tác độc quyền
Ủng hộ đơn vị hải quan bị ảnh hưởng của bão số 3
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics