Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Bawns Cas H5

Không nên đặt hết gánh nặng tăng trưởng kinh tế lên đôi vai người lao động

(HQ Online) - Số giờ làm việc của người lao động là một nội dung đang được nhiều đại biểu Quốc hội tranh luận khi cho ý kiến về Bộ luật Lao động (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV. Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cho rằng, cần xem xét kỹ lưỡng vấn đề này, bởi điều này không chỉ tác động về sức cạnh tranh của doanh nghiệp, đến nền kinh tế mà còn là sức khỏe của hàng triệu người lao động.
khong nen dat het ganh nang tang truong kinh te len doi vai nguoi lao dong Dự án Bộ Luật Lao động (sửa đổi): Nên hay không nên điều chỉnh giờ làm việc?
khong nen dat het ganh nang tang truong kinh te len doi vai nguoi lao dong Quy định làm thêm giờ trong dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi: Doanh nghiệp dễ phạm luật
khong nen dat het ganh nang tang truong kinh te len doi vai nguoi lao dong Nên nâng trần làm thêm giờ và để linh hoạt theo năm
khong nen dat het ganh nang tang truong kinh te len doi vai nguoi lao dong Nhiều cơ hội việc làm cuối năm cho người lao động
khong nen dat het ganh nang tang truong kinh te len doi vai nguoi lao dong

So với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới, thời giờ làm việc của Việt Nam hiện đang ở mức nào, thưa ông?

Việt Nam hiện thuộc nhóm nước có thời giờ làm việc cao trên thế giới và khu vực. Cụ thể, về thời giờ làm việc bình thường, theo số liệu khảo sát đối với 154 nước và vùng lãnh thổ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), cùng với khoảng 40 nước khác, Việt Nam nằm trong nhóm nước có thời giờ làm việc bình thường theo tuần cao nhất thế giới (từ 48 giờ/tuần trở lên). Về thời gian nghỉ phép, trong số 155 nước khảo sát, trừ 6 quốc gia không có quy định, Việt Nam nằm trong nhóm nước có số ngày nghỉ phép năm khởi điểm ít nhất thế giới (12 ngày), ngang bằng với 8 nước, nhiều hơn 31 nước và ít hơn 110 nước.

Về giờ làm việc trung bình năm (giờ làm việc thực tế), Việt Nam là nước thuộc nhóm có số giờ làm việc thực tế cao nhất thế giới. Số liệu tổng hợp giờ làm việc thực tế của 63 quốc gia năm 2014 cho thấy Việt Nam xếp thứ 3 trong số nhóm các quốc gia có giờ làm việc thực tế cao nhất (từ 2.250 - 2.500 giờ) với mức giờ làm việc trung bình năm là 2.339,55 giờ - cao hơn 60 nước, chỉ xếp sau Campuchia và Bangladesh.

Trong 11 nước tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Việt Nam là nước có số giờ làm việc thực tế cao nhất (một nước chưa có dữ liệu là Brunei). Trong khu vực ASEAN, Việt Nam có số giờ làm việc thực tế cao thứ hai sau Campuchia (3 nước chưa có dữ liệu là Myanmar, Lào, Brunei). Đặc biệt, Trung Quốc là đất nước có sự tương đồng với Việt Nam nhưng hiện nay số làm việc bình thường là 40 giờ/tuần, số ngày nghỉ lễ 21 ngày.

Về giờ làm thêm, Việt Nam ở mức trung bình của thế giới nhưng hiện tượng vi phạm giờ làm thêm ở Việt Nam khá phổ biến. Kết quả thanh tra lao động ngành May mặc năm 2015 cho thấy: 39,5% doanh nghiệp không thực hiện đúng về số giờ làm thêm của người lao động. Đã có bằng chứng cho thấy người lao động phải chịu áp lực để tăng cường độ lao động, kéo dài thời gian làm việc để hoàn thành định mức lao động nhưng không được tính lương làm thêm ngoài giờ.

Một trong những vấn đề đang nhận được sự quan tâm của nhiều người lao động cũng như doanh nghiệp là đề xuất về làm thêm giờ, thời giờ làm việc bình thường trong dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi). Ông có ý kiến gì về đề xuất này?

Theo luật hiện hành, thời gian làm thêm giờ một ngày của người lao động được quy định là không quá 12 tiếng; một tháng không quá 30 giờ; một năm không quá 200 giờ, trường hợp đặc biệt không quá 300 giờ. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện, nhiều doanh nghiệp cho rằng, quy định giới hạn giờ làm thêm của Việt Nam như vậy thấp, ảnh hưởng tới doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp gia công, chế biến xuất - nhập khẩu, khiến họ gặp nhiều khó khăn trong hoạt động. Nhiều doanh nghiệp đề xuất nên bỏ giới hạn làm thêm giờ theo tuần, theo tháng mà chỉ nên để giới hạn theo năm và đề xuất tăng thêm tổng số giờ thêm giờ theo năm.

Theo tôi, việc xem xét tăng giờ làm thêm từ thực tiễn cũng phải cân nhắc kỹ, vì làm thêm giờ tác động đến rất nhiều yếu tố. Không chỉ là về sức cạnh tranh của doanh nghiệp, tác động đến nền kinh tế mà còn là sức khỏe của người lao động. Làm thêm giờ nhiều khiến người lao động không có điều kiện chăm sóc gia đình, cũng gây ra những vấn đề xã hội khác. Điều này kéo theo một loạt hệ lụy chứ không đơn giản chỉ là nhu cầu làm thêm giờ của người lao động, nâng cao thu nhập như một số ý kiến đã nêu. Vấn đề này rõ ràng liên quan đến cả đời sống, tiền lương của người lao động.

Việc nâng mức trần làm thêm giờ có thể được nhưng đi kèm với đó là việc tính tiền lương làm thêm giờ phải được quy định tính theo phương pháp lũy tiến, càng làm thêm giờ nhiều, người lao động phải được hưởng lợi ích nhiều hơn từ việc làm thêm giờ đó. Cùng với đó, khi huy động làm thêm giờ, doanh nghiệp cũng phải hết sức cân nhắc để có mức huy động người lao động cần thiết. Bản chất của làm thêm giờ là giải quyết những công việc cấp bách, đột xuất, không có kế hoạch trước. Tránh tình trạng doanh nghiệp lợi dụng chế độ làm thêm giờ để giảm chi phí sản xuất. Ví dụ, họ không tuyển dụng thêm lao động, chỉ tăng làm thêm giờ, để giảm các chi phí khác. Có tình trạng một loạt doanh nghiệp làm thêm giờ quanh năm, tháng nào cũng làm thêm giờ thì đó không phải là bản chất của làm thêm giờ.

Về số giờ làm việc/tuần, theo ông có nên thực hiện giảm giờ làm ở khu vực doanh nghiệp xuống 44 giờ/tuần ở thời điểm này không?

Trong thời gian qua, vấn đề thời giờ làm việc kéo dài là một trong những nguyên nhân dẫn đến xung đột, tranh chấp lao động, ngừng việc và đình công. Nhóm yêu sách về thực hiện các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi chiếm tỉ lệ cao thứ hai sau tiền lương trong yêu sách của các cuộc ngừng việc, đình công, đặc biệt là yêu sách giảm tăng ca của công nhân.

Nhiều cuộc khảo sát, điều tra đời sống công nhân lao động của Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) và của các tổ chức khác cho thấy rõ ảnh hưởng xấu của thời giờ làm việc kéo dài đến cuộc sống của người lao động, từ mất cơ hội tìm bạn đời, thể hiện tình cảm, quan tâm chăm sóc giữa vợ - chồng, đến thực hiện trách nhiệm chăm sóc con cái, tác động đặc biệt lớn đến nhóm lao động có con nhỏ. Và tiền lương làm thêm giờ đối với phần lớn người lao động không đủ bù đắp các chi phí xã hội như thuê người đón con, trông con ngoài giờ hoặc tái tạo sức lao động. Từ những lý do đó, mong muốn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là không nên đặt hết gánh nặng tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động lên đôi vai người lao động mà cần đánh giá đúng hơn trách nhiệm của người sử dụng lao động.

Chính vì vậy, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị xem xét giảm thời giờ làm việc bình thường của người lao động từ 48 giờ trong một tuần hiện tại xuống 44 giờ trong một tuần vào thời điểm hiện nay là cần thiết và có cơ sở.

Xin cảm ơn ông!

Xuân Thảo (ghi)

Tin liên quan

Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công

Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công

(HQ Online) - Theo các chuyên gia quốc tế, Việt Nam cần hoàn thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cùng các đột phá về chính sách, hạ tầng và nguồn nhân lực để hướng đến chất lượng phát triển bền vững hơn.
Kinh tế Việt Nam: Tăng trưởng tích cực cả về lượng và chất

Kinh tế Việt Nam: Tăng trưởng tích cực cả về lượng và chất

(HQ Online) - Thu hút đầu tư, sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, tiêu dùng, lượng khách quốc tế đến Việt Nam… trong 7 tháng đầu năm 2024 đều tăng trưởng khá, cho thấy sự hồi phục của kinh tế Việt Nam ngày càng rõ nét. Theo dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hoàn toàn có sơ sở kỳ vọng kết quả tăng trưởng cao hơn, vượt mục tiêu 6,5% trong năm 2024.
Xây dựng nền kinh tế vững mạnh, hùng cường trong một thế giới đầy biến động

Xây dựng nền kinh tế vững mạnh, hùng cường trong một thế giới đầy biến động

(HQ Online) - Tạo lập được mô hình với những trụ cột phát triển vững chắc trong gần 40 năm liên tiếp, Việt Nam tích lũy đáng kể nội lực và lạc quan hướng tới nền kinh tế vững mạnh, hùng cường trong điều kiện kinh tế thế giới có nhiều biến động.
Xuất khẩu sang EU sẽ có nhiều khởi sắc trong 2021

Xuất khẩu sang EU sẽ có nhiều khởi sắc trong 2021

(HQ Online) - Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đánh giá về kinh tế 2020 và nhận định về tăng trưởng kinh tế 2021.
Doanh nghiệp Việt Nam luôn có lợi thế “sân nhà” trong cuộc cạnh tranh từ FTA

Doanh nghiệp Việt Nam luôn có lợi thế “sân nhà” trong cuộc cạnh tranh từ FTA

(HQ Online) - Năm 2020, việc thực thi các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã mang lại nhiều kết quả rất tích cực, dù nền kinh tế trong nước đứng trước nhiều thách thức. Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, bà Nguyễn Thị Thu Trang (ảnh), Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, các cơ quan nhà nước vẫn còn nhiều việc để triển khai thực thi hiệu quả FTA, còn các doanh nghiệp cũng phải tự nỗ lực để cải thiện năng lực cạnh tranh một cách chắc chắn để không thua trên “sân nhà”.
Yếu tố nào tác động đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn năm 2021-2025?

Yếu tố nào tác động đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn năm 2021-2025?

(HQ Online) - Dự thảo báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 trình Đại hội XIII của Đảng đã đưa ra mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm khoảng 6,5-7%. Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, PGS.TS. Phạm Thế Anh, Trưởng bộ môn Kinh tế vĩ mô, trường Đại học Kinh tế quốc dân, kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng, kết quả như trên sẽ đạt được nếu Việt Nam có những đột phá chiến lược, vượt trội hơn nhiều quốc gia khác.
Gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng là tin vui lớn của doanh nghiệp

Gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng là tin vui lớn của doanh nghiệp

(HQ Online) - TPHCM dự kiến triển khai gói tín dụng 4.000 tỷ đồng với lãi suất 0% hỗ trợ cho doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực đang bị tác động bởi dịch Covid-19. Báo Hải quan đã có cuộc trao đổi với ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM (HUBA) xung quanh gói hỗ trợ này.
Năm 2021, doanh nghiệp dệt may phải thúc đẩy chuỗi sản xuất

Năm 2021, doanh nghiệp dệt may phải thúc đẩy chuỗi sản xuất

(HQ Online) - Nhận định về năm 2021, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho rằng, sức mua thị trường năm 2021 vẫn sẽ dậm chân tại chỗ, không có sự tăng trưởng đột phá nếu tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dệt may dễ dàng khai thác lợi ích của các hiệp định đã có và thúc đẩy chuỗi sản xuất trong khu vực.
Mở đường cho "cây trăm tỷ" thạch đen xuất khẩu  sang Trung Quốc

Mở đường cho "cây trăm tỷ" thạch đen xuất khẩu sang Trung Quốc

(HQ Online) - Ngày 8/12, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và Tổng cục Hải quan Trung Quốc ký Nghị định thư về XK thạch đen của Việt Nam sang Trung Quốc tại cuộc họp trực tuyến giữa hai bên. Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đánh giá, với việc mở cửa được thị trường Trung Quốc, XK "cây trăm tỷ" của Việt Nam sẽ tốt hơn, mang lại thu nhập cao hơn cho người dân.
Người phát ngôn Bộ Công an: Cần phân biệt pháo hoa và pháo hoa nổ để tránh vi phạm

Người phát ngôn Bộ Công an: Cần phân biệt pháo hoa và pháo hoa nổ để tránh vi phạm

(HQ Online) - Liên quan đến Nghị định 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 11/1/2021, đang được người dân trong cả nước quan tâm, tìm hiểu. Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an, Người phát ngôn Bộ Công an vừa có buổi trao đổi với báo chí về vấn đề này.
Ngân hàng cung cấp thông tin  cho cơ quan Thuế:  Hiểu đúng, hiểu đủ  để tránh hoang mang

Ngân hàng cung cấp thông tin cho cơ quan Thuế: Hiểu đúng, hiểu đủ để tránh hoang mang

(HQ Online) - Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý Thuế đưa ra yêu cầu các ngân hàng thương mại phải cung cấp thông tin về tài khoản thanh toán của người nộp thuế theo đề nghị của cơ quan Thuế. Điều này dấy lên những lo ngại về việc bảo mật thông tin khách hàng. Tuy nhiên, khi trao đổi với Phóng viên Báo Hải quan, theo chuyên gia tài chính – ngân hàng TS. Nguyễn Trí Hiếu (ảnh), pháp luật đã có quy định rất rõ ràng, những ai vi phạm đều sẽ bị xử lý.
Nên công khai những người sử dụng bằng giả

Nên công khai những người sử dụng bằng giả

(HQ Online) - Xung quanh việc cấp và sử dụng bằng giả xảy ra tại trường Đại học Đông Đô, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Lê Viết Khuyến, Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục, Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng.
Ngành Hải quan tập trung cao điểm ngăn hàng lậu dịp tết Tân Sửu 2021

Ngành Hải quan tập trung cao điểm ngăn hàng lậu dịp tết Tân Sửu 2021

(HQ Online) - Trước nguy cơ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, đặc biệt là dịp cao điểm trước, trong và sau tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 tăng cao, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) Nguyễn Hùng Anh đã trả lời phỏng vấn Báo Hải quan về các biện pháp của lực lượng Hải quan sẽ triển khai trong thời gian tới.
Hải quan chủ động sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn

Hải quan chủ động sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn

(HQ Online) - Trước thềm hội nghị đối thoại của Bộ Tài chính với DN về chính sách và thủ tục hành chính thuế, hải quan năm 2020, diễn ra ngày 24/11 tại Hà Nội và 27/11 tại TP Hồ Chí Minh, Báo Hải quan có cuộc trao đổi với ông Kim Long Biên, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Tổng cục Hải quan các nội dung liên quan hội nghị này.
Mức độ hài lòng của DN, sự tín nhiệm của người dân đối với ngành Hải quan  đã tăng lên nhiều lần

Mức độ hài lòng của DN, sự tín nhiệm của người dân đối với ngành Hải quan đã tăng lên nhiều lần

(HQ Online) - Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh, trong bối cảnh kinh tế đang chịu nhiều ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, mối quan hệ đối tác giữa Hải quan với doanh nghiệp ngày càng được cải thiện, giúp doanh nghiệp thuận lợi trong thương mại, gia tăng uy tín của Việt Nam trong hội nhập quốc tế.
Doanh nghiệp trong nước cũng có hoạt động chuyển giá

Doanh nghiệp trong nước cũng có hoạt động chuyển giá

(HQ Online) - Các quy định về quản lý thuế doanh nghiệp có giao dịch liên kết tại Việt Nam đã đảm bảo đủ cơ sở pháp lý, phù hợp với thông lệ quốc tế, không có sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Đó là khẳng định của ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế khi nói về những nội dung của Nghị định 132/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 5/11/2020.
Xem thêm
peugeot-viet-nam
cty-toan-phat
banner-hd-bank-300x250
acecook-tra-quyen-loi-talkshow-2-thang

Tin mới

Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán

Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán

Chiều 9/9, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến đánh giá tình hình thực hiện công tác tài chính - ngân sách tháng 8, triển khai chương trình công tác tháng 9/2024.
Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi

Giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT sau bão Yagi

BHXH yêu cầu tuyệt đối không để người dân không được khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe do các gián đoạn về giao thông, hạ tầng, cơ sở vật chất,… sau bão, lũ.
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan

Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan

Ban Quản lý KKT cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn thực hiện điều tiết phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị vào Khu phi thuế quan kể từ 9h ngày 10/9.
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3

Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã yêu cầu các ngân hàng đánh giá thiệt hại vốn vay của khách hàng và triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ sau bão số 3.
Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện

Bộ Công Thương "hỏa tốc" yêu cầu đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thuỷ điện

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chỉ đạo 7 nhà máy thủy điện gồm: Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Huội Quảng, Bản Chát, Tuyên Quang, Thác Bà và các công trình thủy điện thuộc phạm vi quản lý khu vực miền Bắc, miền Trung tuân thủ nghiêm quy trình vận hành liên
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan

(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan

Trải qua 79 năm xây dựng và trưởng thành, Hải quan Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt trong giai đoạn phát triển kinh tế và hội nhập.
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại

(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại

Hợp tác hải quan đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng, phát triển và duy trì Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) khi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (gọi tắt là ASEAN) trở thành một thị trường đơn nhất, một cơ sở sản xuất và phân phối chung.
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế

(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế

Với 126 km bờ biển và hơn 4.000 km2 diện tích mặt biển nội hải, TP Hải Phòng có nhiều tiềm năng, thế mạnh và giữ vị trí trọng yếu trong phát triển kinh tế - xã hội của miền Bắc và giao thương quốc tế của cả nước.
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ

(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ

Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm có thời hạn Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước

(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước

Ngay sau khi kết thúc hội đàm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chứng kiến lễ ký 14 văn kiện giữa các ban, bộ, ngành, trung ương và địa phương.
Phiên bản di động