“Khuyết tật” trong luật pháp nên không rõ trách nhiệm cá nhân
Để nói rõ hơn về trách nhiệm của mỗi cá nhân trong từng vụ việc, phóng viên Báo Hải quan đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng, PGS.TS. Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ Công an).
Trong lời biện minh cho những sai phạm của mình, các cá nhân có liên quan thường nhắc đến câu “đúng quy trình”. Theo ông, quy trình ở đây nên được hiểu như thế nào?
Quy trình là một văn bản để tiến hành công việc. Về hình thức thì quy trình luôn được thực hiện đúng, nhưng thực chất bên trong sẽ có sự sai khác. Bởi trên đời này không có một quy trình nào thể hiện đầy đủ hành vi con người. Quy trình chỉ là cái bóng, còn hàng triệu hành vi nằm ngoài quy trình mà không ai có thể nắm bắt được hết.
Tại nước ta, nhiều địa phương, cơ quan, đơn vị bị chi phối bởi nhóm lợi ích, khiến nhiều hành vi, việc làm bị lệch lạc về chuẩn mực pháp lý và đạo đức. Những vụ việc gần đây như vụ xả thải gây ô nhiễm môi trường của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, vụ ông Trịnh Xuân Thanh… đều có bóng dáng của nhóm lợi ích nên việc quy trách nhiệm cho mỗi cá nhân đều khó khi pháp luật không quy định.
Nói như vậy thì việc quy trách nhiệm cá nhân cho mỗi sự cố, mỗi sai phạm ở nước ta là khó thực hiện, thưa ông?
Ở nước ta, từ trước đến nay đã có nhiều vụ việc liên quan đến trách nhiệm của một cá nhân, có những vụ đã được xử lý triệt để, nhưng cũng có những vụ còn tồn tại bất cập, gây bức xúc dư luận.
Mới đây nhất là việc quy trách nhiệm cho ông Võ Kim Cự, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh khi ký giấy cấp phép đầu tư cho Formosa. Việc ông Cự không thừa nhận trách nhiệm, theo tôi, là thiếu trung thực, trốn tránh trách nhiệm, với tư cách đảng viên là thiếu trung thực với Đảng.
Tuy nhiên, từ lời tự bào chữa của ông Võ Kim Cự cũng có những lời đáng phải suy nghĩ, nó làm nảy lên hai vấn đề của bộ máy Nhà nước Việt Nam. Thứ nhất là pháp luật chưa chặt chẽ, ”khuyết tật” trong luật pháp nên không rõ trách nhiệm cá nhân trong công tác điều hành, quản lý. Hành lang pháp lý của ta rộng mênh mông, không có đường biên nào nên ai cũng có thể vượt qua được. Thứ hai là hệ thống giám sát quyền lực của Việt Nam còn lỏng lẻo, chồng chéo, một số khâu tha hóa nên nhiều cá nhân lợi dụng để thực hiện hành vi sai phạm, trái quy định.
Trên thế giới, lãnh đạo từ cấp địa phương đến nguyên thủ Quốc gia thường có “văn hóa từ chức” khi để xảy ra sai phạm. Theo ông, đâu là cơ sở để họ có thể thực hiện một cách nghiêm chỉnh như vậy?
Bất cứ Nhà nước nào tồn tại, kể cả Hoa Kỳ, Đức, Anh, Nhật Bản…, các thành viên của tổ chức bộ máy đều vận hành theo một hệ thống luật pháp chặt chẽ, xác định rất rõ trách nhiệm cá nhân. Nền hành chính hiện đại có cấu trúc vận hành khác nhau do lịch sử văn hóa nên giữa các quốc gia có những khác biệt, nhưng có một nguyên lý cơ bản là “một việc chỉ do một cơ quan chịu trách nhiệm, một cơ quan chỉ một người chịu trách nhiệm”.
Vì thế, ở Hàn Quốc, một cây cầu bị sập thì Bộ trưởng phụ trách giao thông từ chức. Bộ trưởng ở Nhật Bản dù mới lên được vài tuần, đến địa phương phát biểu sai vài câu cũng từ chức. Ở Anh, một trường cấp II phổ thông, học viên bị giáo viên đánh chửi, Bộ trưởng phụ trách giáo dục từ chức… Đối với cơ quan chính quyền địa phương, các nước thường gọi là Tỉnh trưởng, nếu làm không được thì Tỉnh trưởng chịu trách nhiệm. Điều này cho thấy trách nhiệm của cá nhân rất rõ ràng.
Đặc biệt, mỗi cá nhân đều vận hành trong một hành lang luật pháp rất chặt chẽ, vượt ra ngoài sẽ bị người dân phát hiện và cơ quan tư pháp xử lý ngay. Một hành lang cho mọi công chức, viên chức đến cả người đứng đầu đất nước đều vận hành rất hẹp. Theo luật pháp của nhiều nước, mọi sự việc không có trách nhiệm của Chính phủ mà quy hết cho Thủ tướng, người nắm quyền lực cao nhất phải chịu trách nhiệm cao nhất.
Vậy theo ông, để rõ ràng hơn trách nhiệm của mỗi cá nhân trong các sai phạm, pháp luật Việt Nam và hệ thống quản lý của Việt Nam cần những thay đổi như thế nào?
Tôi đã nhiều lần góp ý là phải làm lại và sửa lại Hiến pháp 2013, đặc biệt là chương nói về quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng, Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh phải rõ ràng. Theo một nguyên tắc hiện đại là từ bỏ trách nhiệm tập thể, làm rõ trách nhiệm cá nhân người đứng đầu. Chừng nào còn “níu áo” nhau thì không thể xử lý được cốt lõi vấn đề.
Nhìn sang Singapore, tại sao Lý Quang Diệu xây dựng được bộ máy trong sạch bậc nhất thế giới? Tôi đã từng được nghe trợ lý của ông chia sẻ rằng, một quan chức, công chức từ Thủ tướng, Bộ trưởng đến tỉnh trưởng vận hành trong bộ máy của Singapore, thường xuyên 24/24h chịu sự soi xét của 5-7 tổ chức.
Vì tất cả mọi hành vi tham ô, hối lộ, mua quan bán chức… đều diễn ra trong bóng tối, không ai ăn vụng trong ánh sáng cả. Nên nếu 5-7 cơ quan cùng chiếu vào, sẽ như một ngọn đèn soi thì rất khó để tha hóa, tham nhũng, hối lộ. Mọi hoạt động đều công khai, minh bạch và có hệ thống giám sát chặt chẽ.
Chính phủ mới đã cam kết xây dựng “Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp”, nhưng lời nói cần đi đôi với việc làm. Đừng để xảy ra việc như năm 2003, Thủ tướng có văn bản yêu cầu, từ nay về sau địa phương nào để lâm tặc phá rừng thì người đứng đầu chịu trách nhiệm, nhưng 13 năm rồi chưa ai chịu trách nhiệm, trong khi rừng vẫn bị tàn phá.
Do đó, Nhà nước không được bảo vệ một cá nhân hay một nhóm cá nhân tha hóa, mà cần bảo vệ lòng tin người dân. Mới đây, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo làm quyết liệt vụ ông Trịnh Xuân Thanh, điều này sẽ được lòng dân và làm gương cho các cá nhân khác. Từ đó, các vụ việc khác cũng cần thực hiện theo tư tưởng, chỉ đạo này, trên tinh thần không có “vùng cấm” trong xử lý các quan chức.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
(PHOTO) Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự Lễ kỷ niệm 1 năm Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ
09:07 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hội nghị Thượng đỉnh tương lai
08:36 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
"Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới"
08:36 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Cửa khẩu thông minh phải gắn liền với cải cách thủ tục hành chính
20:11 | 22/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đến New York dự tuần lễ cấp cao Đại hội đồng LHQ
10:06 | 22/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Muối, gạo và lương
06:31 | 22/09/2024 Người quan sát
Báo chí giải pháp: Hướng đi cho báo chí truyền thống?
21:12 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
'Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân'
20:57 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng yêu cầu ngân hàng tăng trưởng tín dụng an toàn, xem xét giảm thêm lãi vay
20:46 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Chính phủ: Các doanh nghiệp cần phát huy 6 tiên phong
15:04 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn
10:37 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phát biểu bế mạc Hội nghị TW 10 khóa XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
19:28 | 20/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bế mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
18:55 | 20/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Vinamilk tích cực thực hiện dự án cánh rừng Net Zero
Hải quan TPHCM tổ chức giao hữu bóng đá quyên góp ủng hộ đồng bào miền Bắc
Thủ tục, chính sách thuế đối với hàng hóa sản xuất xuất khẩu
Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay Quốc tế Nội Bài (CV 1574)
Kia Carnival 2025: Nâng cấp toàn diện giá từ 1,299 tỷ đồng
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform