Kiến nghị đơn giản kiểm tra chuyên ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp
Công chức Hải quan TPHCM kiểm tra thực phẩm nhập khẩu. Ảnh: T.H. |
Theo đó, tại Khoản 4 Điều 1, các chuyên gia đề nghị bổ sung một đoạn cho chính xác. Sau khi bổ sung, Khoản 4 có nội dung như sau: Việc kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện theo đề nghị của doanh nghiệp phục vụ việc thông quan hàng hóa tại nước nhập khẩu.
Đặc biệt, cần quy định cụ thể mặt hàng nhập khẩu thuộc danh mục quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhưng không sử dụng trong lĩnh vực nông nghiệp thì không phải kiểm tra chuyên ngành theo quy định tại thông tư này.
Bởi vì, đây là một trong những vướng mắc mà các doanh nghiệp và cơ quan Hải quan thường gặp khi làm thủ tục nhập khẩu cho một số mặt hàng.
Chẳng hạn, mặt hàng Diammonium phosphate nhưng không dùng làm phân bón, mà dùng trong công nghiệp.
Hoặc mặt hàng Zeolite, mã số HS 2842.10.00 nhưng không sử dụng trong môi trường nông nghiệp và thủy sản, mà dùng làm nguyên liệu sản xuất bột giặt.
Các chuyên gia kiến nghị, cần đưa vào Thông tư này một số quy định nhằm giảm thiểu danh mục hàng hoá phải kiểm tra chuyên ngành.
Theo ông Phạm Thanh Bình, chuyên gia dự án, từ nhiều năm nay, tại các nghị quyết Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu cắt giảm mạnh mẽ danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành. Các bộ quản lý chuyên ngành (bao gồm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện chỉ đạo này.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các doanh nghiệp, diện hàng hóa phải kiểm tra vẫn còn rất lớn, trong đó có nhiều trường hợp không cần thiết hoặc quá mức cần thiết.
Cụ thể, theo quy định tại Luật Thú y, các loại sản phẩm hàng hóa nhập khẩu thuộc diện phải kiểm dịch động vật chỉ bao gồm động vật, sản phẩm động vật trên cạn và thủy sản có trong danh mục. “Sản phẩm động vật”. Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Thú y, chỉ bao gồm các bộ phận, các phần của cơ thể động vật, thủy sản. Luật Thú y không quy định sản phẩm chế biến từ “sản phẩm động vật” hoặc sản phẩm có chứa “sản phẩm động vật” thuộc diện phải kiểm dịch động vật.
Trong khi đó, tại Chương 3 Luật An toàn thực phẩm Luật An toàn thực phẩm về điều kiện đảm bảo an toàn đối với thực phẩm cũng chỉ quy định thực phẩm tươi sống có nguồn gốc từ động vật mới phải có chứng nhận vệ sinh thú y của cơ quan thú y.
Tuy nhiên, quy định về kiểm dịch đối với “sản phẩm động vật” đang được giải thích và áp dụng theo hướng sản phẩm chế biến từ “sản phẩm động vật” hoặc sản phẩm có chứa “sản phẩm động vật” (kể cả loại bao gói sẵn) cũng thuộc diện phải kiểm dịch động vật. Hay nói cách khác, khái niệm “sản phẩm động vật” đã được mở rộng quá mức quy định tại Luật Thú y.
Khoản 3 Điều 3 Luật Thú y đưa “sơ chế” và “chế biến” vào chung một khái niệm. Trong khi, đây vốn là hai khái niệm với các nội hàm khác nhau. Tham khảo Điều 2 Luật An toàn thực phẩm thấy: khái niệm “chế biến” được quy định tại khoản 4, còn khái niệm “sơ chế” được quy định tại khoản 16. Bất cập trên của Luật Thú y đặt ra nhu cầu cần giải thích thêm về khái niệm này.
Việc mở rộng khái niệm “sản phẩm động vật” và thiếu phần giải thích đối với khái niệm “sơ chế, chế biến” như đã nêu trên là nguyên nhân quan trọng làm tăng diện hàng hóa phải kiểm dịch động vật, cản trở nỗ lực cắt giảm danh mục hàng hóa, tỷ lệ lô hàng phải kiểm tra chuyên ngành.
Vì vậy, để cắt giảm danh mục hàng hóa phải kiểm dịch động vật, đề nghị quy định tại thông tư này: Đối tượng kiểm dịch động vật bao gồm động vật, sản phẩm động vật trên cạn và thủy sản có trong danh mục, không bao gồm sản phẩm chế biến từ “sản phẩm động vật”.
Các chuyên gia cũng đề nghị cần hài hòa hóa các loại kiểm tra chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Theo quy định của các luật quản lý chuyên ngành hiện hành, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm thực hiện 3 loại kiểm tra chuyên ngành là kiểm dịch, kiểm tra an toàn thực phẩm và kiểm tra chất lượng đối với một số loại hàng hóa.
Trên thực tế, có một số loại hàng hóa chịu nhiều loại kiểm tra chuyên ngành của Bộ, như: thực phẩm tươi sống vừa phải kiểm dịch động vật, vừa phải kiểm tra an toàn thực phẩm; sản phẩm làm thức ăn chăn nuôi, thủy sản vừa phải kiểm dịch động vật, vừa phải kiểm tra chất lượng; sản phẩm vừa làm thức ăn chăn nuôi, thủy sản, vừa làm thực phẩm phải thực hiện 3 loại kiểm tra là kiểm dịch động vật, kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng.
Hiện trạng thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với các mặt hàng trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện việc tập trung vào một đầu mối và tiếp tục hoàn thiện tại Thông tư này. Tuy nhiên, về thủ tục, hồ sơ thì vẫn thực hiện 3 thủ tục, 3 loại hồ sơ.
Để cắt giảm thủ tục hành chính, các chuyên gia đề nghị nghiên cứu hài hòa hóa 3 loại kiểm tra này thành 1 loại kiểm tra, theo đó, chỉ 1 thủ tục, 1 bộ hồ sơ và 1 cơ quan kiểm tra. Có như vậy, mới rút ngắn được thủ tục, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Tin liên quan
Hải quan Thái Bình hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão số 3
09:03 | 18/09/2024 Hải quan
Một số doanh nghiệp được bỏ thuế chống bán phá giá cá tra vào Hoa Kỳ
09:16 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TPHCM: Tuyển dụng nhiều lao động những tháng cuối năm
20:24 | 17/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chủ động nguồn lực tài chính từ ngân sách để hiện đại hóa công tác quản lý thuế
08:15 | 18/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Công tác kiểm định góp phần phòng ngừa gian lận
14:17 | 17/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chile chính thức cấp C/O mẫu VC bản điện tử từ ngày 1/11/2024
15:03 | 16/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa Luật thuế TTĐB để giảm tỷ lệ tiêu thụ các mặt hàng có hại cho sức khoẻ
08:49 | 14/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá đảm bảo hài hòa lợi ích doanh nghiệp - nông dân - nhà nước
15:16 | 13/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tiếp tục lấy ý kiến về “xuất nhập khẩu tại chỗ”
09:44 | 13/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bổ sung điều kiện được miễn thuế trong dự thảo Luật Thuế TNDN sửa đổi
08:15 | 11/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sử dụng tiền ký quỹ đối với hoạt động khai thác khoáng sản như thế nào?
07:45 | 11/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tăng chế tài xử phạt để hạn chế vi phạm trong kiểm toán độc lập
00:00 | 10/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa Luật để tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp nhà nước
08:38 | 09/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thông tin về đề xuất bỏ quy định miễn thuế GTGT đối với hàng hóa có trị giá nhỏ
09:41 | 08/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tăng thuế rượu bia, thuốc lá cần đi đôi với phòng, chống buôn lậu, trốn thuế
16:41 | 06/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất bổ sung 2 chính sách cho Luật Dự trữ quốc gia
09:14 | 06/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
bawns cas h5
Tin mới
8 tháng chi hơn 246 tỷ USD nhập chủ yếu là máy móc thiết bị
Xuất khẩu giảm mạnh trong nửa đầu tháng 9
Một chạm để thanh toán với thẻ MSB trên Apple Pay
FPT Long Châu chuyển nhanh 10 tấn thuốc hỗ trợ người dân vùng bão lũ
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform