Kiến nghị gói hỗ trợ vốn trung, dài hạn cho doanh nghiệp
Không có tiền, DN phải mua máy “secondhand”
Đưa ra đề xuất để giải quyết tận gốc vấn đề này, ĐB Trần Hoàng Ngân (TP.HCM), Ủy viên Ủy Ban Kinh tế của Quốc hội kiến nghị Chính phủ xây dựng gói hỗ trợ cho doanh nghiệp tiếp cận vốn trung và dài hạn, với lãi suất thấp, ổn định trong 5 - 10 năm. Việc này giúp doanh nghiệp có nguồn vốn mua máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh.
ĐB phân tích: Khi hội nhập, gần như chúng ta mở toang cánh cửa nền kinh tế, nếu doanh nghiệp vẫn yếu ớt thì nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng.
“Tại sao doanh nghiệp Việt Nam cứ đóng cửa, ngừng hoạt động nhiều? Đó là vì doanh nghiệp không đủ năng lực cạnh tranh, máy móc thiết bị cũ bởi không có tiền để đổi mới công nghệ”.
ĐB cho rằng, nếu cứ để ngân hàng lo thì ngân hàng không giải quyết được, vì ngân hàng cũng kinh doanh, phải có cho vay, cho vay phải an toàn, lãi suất phải theo thị trường. Do đó doanh nghiệp không thể có nguồn vốn trung và dài hạn để trang bị máy móc hiện đại, doanh nghiệp lại phải mua máy móc “secondhand”, rẻ tiền từ các nước lân cận để rồi không thể tạo ra được sản phẩm cạnh tranh… Như vậy, chúng ta phải có nguồn vốn mạnh để hỗ trợ.
Hiện tại Nhà nước cũng hỗ trợ lãi suất thông qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam, tuy nhiên, theo ĐB Trần Hoàng Ngân, hiệu quả của công tác này còn khiêm tốn, thậm chí, doanh nghiệp còn không biết điều kiện vay như thế nào.
ĐB cho rằng, nếu Chính phủ giao việc này cho ngân hàng thương mại thì Chính phủ phải hỗ trợ về lãi suất, kể cả vấn đề bảo lãnh thì mới thực hiện được. Thậm chí, nếu dùng từ “gói hỗ trợ” có thể khiến cộng đồng cảm thấy nhạt, thì nên coi là một nhóm hành động, một nhóm giải pháp cụ thể, để giải quyết bài toán nâng cao năng lực cạnh tranh của DN Việt.
Nghị quyết về nông nghiệp, nông thôn?
Vấn đề thứ hai mà ĐB Trần Hoàng Ngân cho biết sẽ kiến nghị với Quốc hội là Nghị quyết về tình hình nông nghiệp và nông dân. Đây là vấn đề mà ĐB đã tâm huyết “đeo đuổi” từ những kỳ họp trước.
ĐB phân tích, một nền nông nghiệp phát triển sẽ giúp ổn định kinh tế vĩ mô (trong rổ hàng hoá tính CPI, hàng lương thực, thực phẩm ăn uống chiếm tới 40%), một nền nông nghiệp phát triển cũng giúp an sinh xã hội (trong tổng số 90 triệu dân thì 60 triệu dân sống ở nông thôn, trong đó 25 triệu lao động là trong nông nghiệp), vậy tại sao lại không có Nghị quyết để tập trung hỗ trợ vào lĩnh vực này?
“Chúng ta phải rà lại quy hoạch, điều tiết cho hợp lý nhất để tránh tình trạng được mùa mất giá. Quy hoạch đó phải có sự phân công. Tuy nhiên, phân công cho Bộ Công Thương hay Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hay chính quyền địa phương các cấp?
Quy hoạch đó phải đảm bảo không còn tình trạng “xé rào” quy hoạch như thời gian vừa qua. Nơi này quy hoạch là 100ha, nhưng lại làm 200 ha. Bởi vậy, Nghị quyết sẽ gây áp lực với Chính phủ để làm tốt hơn và tôi sẽ giám sát thực thi Nghị quyết này”- ĐB khẳng định.
Truyền hình trực tiếp thảo luận kinh tế-xã hội, ngân sách ngày 8-6 Vào ngày 8-6, Quốc hội sẽ dành trọn ngày làm việc để thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2014, những tháng đầu năm 2015. Trao đổi nhanh với các ĐB về nội dung này, ĐB Bùi Đức Thụ (Lai Châu) nhận định: Tình hình kinh tế- xã hội những tháng đầu năm 2014 có nhiều dấu hiệu khả quan, biểu hiện rõ nhất là kinh tế đã ổn định dần, tăng trưởng GDP 5 tháng đầu năm ở mức khá, số doanh nghiệp thành lập mới cũng nhiều hơn so với cùng kỳ, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động hoạt động trở lại cũng đạt được khá, dư nợ tín dụng và thu ngân sách tăng khá. Tất cả chỉ tiêu đó cho thấy kinh tế có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên, ĐB Cao Sỹ Kiêm (Thái Bình) cho rằng, cái đáng lo ngại nhất là tính bền vững và sự chậm chạp còn biển hiện trong cổ phần hóa và việc triển khai các vấn đề hội nhập. Ví dụ như Cộng đồng kinh tế ASEAN thành lập vào cuối năm nay, nhưng nội dung, cách làm cụ thể cho người lao động, cho từng lĩnh vực như thế nào thì chúng ta chưa làm. Vấn đề lương để đảm bảo đời sống cho người lao động lại được ĐB Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) quan tâm. Ông cho rằng, thu nhập của người lao động hiện nay không đáp ứng đủ yêu cầu cuộc sống, đã khiến cho người dân đi làm thêm, dễ phát sinh tiêu cực, thậm chí công chức cũng tham nhũng vặt, tranh thủ thời gian đi chợ, đón con… Những vấn đề kinh tế - xã hội khác sẽ tiếp tục được các ĐB đưa ra thảo luận trên Nghị trường Quốc hội. Phiên họp sẽ được truyền hình, phát thanh trực tiếp để cử tri cả nước theo dõi. |
Tin liên quan
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi công nghiệp là yêu cầu cấp thiết
11:08 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu
10:03 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mong muốn doanh nghiệp Hoa Kỳ vươn lên thành nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam
09:13 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trung tâm Phục vụ hành chính công của TP Hà Nội có gì đặc biệt?
07:49 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
TP Hồ Chí Minh ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực vi mạch bán dẫn
21:12 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
(PHOTO) Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự Lễ kỷ niệm 1 năm Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ
09:07 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hội nghị Thượng đỉnh tương lai
08:36 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
"Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới"
08:36 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Cửa khẩu thông minh phải gắn liền với cải cách thủ tục hành chính
20:11 | 22/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đến New York dự tuần lễ cấp cao Đại hội đồng LHQ
10:06 | 22/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Muối, gạo và lương
06:31 | 22/09/2024 Người quan sát
Báo chí giải pháp: Hướng đi cho báo chí truyền thống?
21:12 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
'Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân'
20:57 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi công nghiệp là yêu cầu cấp thiết
8 tháng nhập 20.000 ô tô Trung Quốc, gấp gần 3 lần cùng kỳ 2023
Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống
Triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu
Tây Ninh: Hải quan - Biên phòng phối hợp bắt giữ 176 vụ vi phạm
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform