Kiến nghị hỗ trợ cụ thể, dài hơi doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ
Nhiều kiến nghị hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn | |
Chính sách hỗ trợ cần quan tâm doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ | |
Bổ sung 9,4 tỷ đồng hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp nhỏ và vừa |
Doanh nghiệp luôn cần chính sách hỗ trợ cụ thể, đúng đối tượng. Ảnh minh họa: ST |
Chịu tác động mạnh nhất
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cả nước hiện có khoảng 870.000 doanh nghiệp hoạt động, trong đó hơn 96% là doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp này vào tổng sản lượng và tạo việc làm là rất đáng kể.
Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 200 người và nguồn vốn 20 tỷ đồng trở xuống. Ở Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ là có từ 10 đến 20 người lao động và dưới 10 người được coi là doanh nghiệp siêu nhỏ. |
Theo nghiên cứu khảo sát của VCCI và Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam hồi tháng 3/2021, tác động của dịch Covid-19 đáng kể nhất là với các doanh nghiệp siêu nhỏ và doanh nghiệp nhỏ. Nhóm doanh nghiệp tư nhân quy mô siêu nhỏ chịu ảnh hưởng ở mức phần lớn/hoàn toàn tiêu cực là cao nhất, với con số 87,7%. Doanh nghiệp tư nhân quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa có mức giảm doanh thu trung bình cao hơn so với những doanh nghiệp quy mô lớn. Các doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ, nhỏ, có tỷ lệ lao động phải cho nghỉ việc trong tổng số lao động cao nhất, cả ở doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp FDI. Cụ thể, những doanh nghiệp tư nhân quy mô nhỏ đã phải cho nghỉ việc khoảng 40% lực lượng lao động. Với doanh nghiệp FDI quy mô nhỏ, con số này là 22%.
Đặc biệt, làn sóng thứ 4 của dịch Covid-19 hiện nay cũng đang gây nhiều lo ngại về sự sụt giảm nghiêm trọng giá trị của các chuỗi vận tải, logistics, xuất khẩu liên quan trên phạm vi toàn quốc do chuỗi liên kết sản xuất trải rất rộng. Vì thế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, nửa đầu năm nay, trung bình mỗi tháng có 11.700 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ.
Chia sẻ về khó khăn của các doanh nghiệp siêu nhỏ, ông Vũ Văn Sáng, Giám đốc Công ty TNHH Quản trị doanh nghiệp BCM Việt Nam cho rằng, khu vực doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đang bị tác động mạnh nhất. Hầu hết doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đều giảm sút doanh thu do nhu cầu tiêu dùng giảm và hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ. Tài chính doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ vốn đã ít ỏi, nay lại bị ảnh hưởng do mất cân đối dòng tiền, tăng công nợ tồn đọng từ khách hàng. Đặc biệt, do quy mô nhỏ nên các doanh nghiệp thường khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng.
Theo ông Tô Hoài Nam, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ gặp khó khăn do nhà cung cấp, chuỗi sản xuất lớn bị đóng cửa, đơn hàng giảm, tiến độ sản xuất bị chậm trễ. Hơn nữa, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ vốn rất mỏng, dịch bệnh đã khiến nhiều chi phí phát sinh như thu mua nguyên phụ liệu, thiết bị y tế, kỹ thuật…, đè nặng lên khả năng tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Hỗ trợ để duy trì và trụ vững
Theo thống kê chưa đầy đủ của VCCI, tính đến hết tháng 7/2021, các bộ, ngành, chính quyền cấp tỉnh đã ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành khoảng 100 văn bản về chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, với các chính sách hỗ trợ về tài khóa, tín dụng, an sinh xã hội. Trong đó, các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đã được hưởng các chính sách về miễn, giảm một số loại thuế, phí, tiền thuê đất… cũng như các chương trình hỗ trợ tín dụng lãi suất 0% để trả lương người lao động…
Ngoài ra, nhiều chương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đã, đang và sẽ được thực hiện. Các ngân hàng cũng đã dành nhiều gói vay với lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết đang nghiên cứu để kiến nghị một số chính sách nhằm tiếp tục hỗ trợ cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể duy trì, trụ vững được qua đại dịch, tạo cơ chế “luồng Xanh” cho doanh nghiệp hoạt động…
Tuy nhiên, việc tiếp nhận các chính sách cũng như ưu đãi hỗ trợ với không ít doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ còn rất khó khăn. Theo các chuyên gia và doanh nghiệp, một số chính sách có nhiều điều kiện, yêu cầu máy móc, cản trở việc tiếp cận của doanh nghiệp, có những điều khoản chưa hợp lý, không công bằng giữa các doanh nghiệp. Một số cơ quan nhà nước chưa chủ động cung cấp thông tin, hướng dẫn doanh nghiệp tiếp cận các gói hỗ trợ cho các doanh nghiệp...
Vì thế, các doanh nghiệp mong muốn chính sách hỗ trợ cần cụ thể hơn với thời gian gia hạn dài hơn. Như với các chính sách về tín dụng, để tăng khả năng tiếp cận vốn, chuyên gia tài chính – ngân hàng TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng cần hành lập một tổ hợp tín dụng với quy mô khoảng 300 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Tổ hợp tín dụng này đi kèm với các quỹ bảo lãnh tín dụng, nhằm tạo điều kiện tiếp cận vốn cho doanh nghiệp thuận lợi hơn. Các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ cũng cho rằng, việc giảm thuế đã giúp họ có thêm tích lũy để phục hồi, nhưng cần giảm áp lực về chi phí tuân thủ để tập trung phục hồi sản xuất, kinh doanh...
Tin liên quan
Doanh nghiệp được hỗ trợ tối đa về thủ tục từ Hải quan Thái Bình
15:43 | 02/10/2024 Hải quan
Cơ khí, chế tạo Việt Nam đón sóng công nghệ mới
15:38 | 02/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu của TP Hồ Chí Minh tăng trưởng 10,2% so cùng kỳ
19:01 | 01/10/2024 Kinh tế
4 loại ô tô công trong danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia
15:20 | 02/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Mặt hàng ECU của xe máy phù hợp phân loại vào nhóm 8537
10:34 | 02/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Cần quản lý chặt hàng hóa miễn thuế
08:54 | 02/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hàng nhập khẩu không đáp ứng điều kiện bị tịch thu có được hoàn thuế?
14:15 | 01/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Mặt hàng dây rút bằng giấy fibre strap phù hợp phân loại vào nhóm 4823
15:24 | 30/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bộ Y tế đồng tình tăng thuế để giảm tác hại của rượu, bia, thuốc lá
06:10 | 29/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chính sách hoàn thuế hàng nhập khẩu phái tái xuất
10:29 | 27/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Kê khai hải quan mặt hàng điện nhập khẩu
16:26 | 26/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hướng dẫn xuất nhập khẩu các sản phẩm chứa tiền chất Formic Acid
15:52 | 26/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất giảm 15 đến 30% tiền thuê đất năm 2024 cho người bị ảnh hưởng bão số 3
14:45 | 26/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phân loại mặt hàng bột của thép không gỉ
09:07 | 25/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không
08:15 | 25/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đơn giản hoá là chưa đủ, doanh nghiệp cần cải cách mạnh hơn thủ tục hành chính
16:16 | 23/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
bawns cas h5
Tin mới
VPIM 2024: Giải chạy có đông nhiếp ảnh gia nhất từ trước tới nay
Mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VneID trên toàn quốc
Trang bị kiến thức, giáo dục tài chính cho giới trẻ
TP Hồ Chí Minh tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động thu đổi ngoại tệ
Hải quan Bình Định đối thoại chuyên đề với doanh nghiệp ngành gỗ
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics