Kiến nghị thành lập quỹ tài chính dành riêng cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ
Các doanh nghiệp CNHT Việt Nam cần nhiều hỗ trợ để phát triển. Trong ảnh: Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH Công nghiệp THT. |
Thực trạng hiện nay cho thấy, các doanh nghiệp thuộc ngành CNHT còn nhiều khó khăn khi đa phần là các doanh nghiệp nhỏ và vừa nên khó phục hồi hơn sau thời gian bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Trong đó, với các doanh nghiệp ngành CNHT tại Hà Nội, một trong những khó khăn được phản ánh là việc đầu tư xây dựng, phát triển CNHT còn nhiều khó khăn do chi phí thuê mặt bằng sản xuất, nhân công lao động và những dịch vụ khác tại Hà Nội cao.
Cụ thể hơn về vấn đề này, ông Lê Quý Khả, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Cơ điện TOMECO cho biết, từ nay đến năm 2023, các khó khăn với doanh nghiệp CNHT nói riêng và cộng đồng doanh nghiệp nói chung vẫn tiếp diễn, nhất là sức ép từ tình hình tài chính, lạm phát trên thế giới có thể tác động tới Việt Nam. Mặc dù Chính phủ và các bộ, ngành đang điều hành rất tốt, lạm phát được kiểm soát, kinh tế vĩ mô ổn định nhưng vẫn sẽ có tác động nên sự hỗ trợ từ cơ quan nhà nước chỉ là phụ, doanh nghiệp tự lực mới là vấn đề chính yếu.
Ngoài ra, ông Khả cũng nhận định, doanh nghiệp còn gặp khó khăn do chính sách thường xuyên thay đổi. Mặc dù những thay đổi này đa phần phù hợp, nhưng các doanh nghiệp thường có độ trễ để bắt kịp. Đơn cử như với không ít doanh nghiệp CNHT, việc xây dựng nhà xưởng, mua máy móc thiết bị thường mất 2-3 năm, đến khi đi vào hoạt động lại không còn phù hợp với chính sách hiện hành đó có sự thay đổi tạo thành rủi ro rất lớn.
Do vậy, ông Lê Quý Khả kiến nghị, các cơ quan quản lý, hiệp hội ngành nghề cần nâng cao các giải pháp giúp doanh nghiệp tiếp cận thông tin nhanh chóng, để doanh nghiệp CNHT bắt kịp các chính sách kịp thời.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng kiến nghị về việc phối hợp cung cấp, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để phù hợp hơn với những ngành CNHT đòi hỏi độ chính xác cao cũng như đáp ứng việc dịch chuyển công nghệ từ các nhà máy sản xuất đa quốc gia đến Việt Nam.
Là cơ quan đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp ngành CNHT trên địa bàn Hà Nội, ông Nguyễn Hoàng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn N&G, Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp ngành CNHT TP Hà Nội (Hansiba) đề nghị, Chính phủ sớm xây dựng Luật CNHT và trình Quốc hội sớm ban hành trong thời gian nhanh nhất. Ngoài ra, các cơ quan quản lý cần xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể để phát triển các doanh nghiệp ngành CNHT đạt tỷ trọng 5-10% tổng số doanh nghiệp vào năm 2025.
Vị này cũng cho rằng, việc phát triển ngành CNHT không thể dàn trải, mà cần quy hoạch thành từng vùng kinh tế cụ thể, phải làm rõ vùng nào sản xuất linh kiện cho ngành gì… Đặc biệt, các doanh nghiệp cũng mong muốn có gói giải pháp cấp thiết, đặc thù về vốn vì hiện nhiều điều kiện trong vay vốn về lãi suất, tài sản đảm bảo... vẫn là trở ngại với các doanh nghiệp sản xuất CNHT.
“Cần thành lập quỹ tài chính dành riêng cho các doanh nghiệp CNHT. Đây sẽ là quỹ mở để thu hút mọi nguồn hỗ trợ trong nước và quốc tế cùng đầu tư”, ông Nguyễn Hoàng nhấn mạnh.
Hội nghị Ban chấp hành Hiệp hội các doanh nghiệp ngành CNHT TP Hà Nội ngày 13/10. Ảnh: H.Dịu |
Đồng quan điểm, bà Trần Thị Lan Anh, Tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, dù đã có các nghị định, thông tư về phát triển CNHT, nhưng các doanh nghiệp CNHT vẫn cần một bộ luật riêng để được hỗ trợ nhiều hơn, giúp các chính sách thực sự đi vào cuộc sống. Ngoài ra, các doanh nghiệp CNHT cần nâng cao năng lực, công nghệ để tránh phụ thuộc, liên kết phát triển trở thành doanh nghiệp đầu chuỗi, không chỉ dừng ở mức tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp nước ngoài.
Cũng về phát triển doanh nghiệp, ông Nguyễn Hoàng còn bày tỏ kiến nghị nghiên cứu thành lập doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước hoặc cổ phần với doanh nghiệp tư nhân để sản xuất các sản phẩm CNHT then chốt; sau một thời gian hoạt động sẽ đấu giá cho tư nhân quản lý phát triển, dẫn dắt và kết nối với các doanh nghiệp khác.
Với những yêu cầu nêu trên, các doanh nghiệp ngành CNHT rất cần sự hỗ trợ, giúp sức từ các hiệp hội ngành nghề. Chẳng hạn, Hiệp hội các doanh nghiệp ngành CNHT TP Hà Nội (Hansiba) trong thời gian qua đã thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, như hỗ trợ đào tạo, liên kết doanh nghiệp, chuyển giao công nghệ, xúc tiến thương mại; đưa vào hoạt động Học viện hướng nghiệp ngành CNHT; hình thành Tổ hợp CNHT Việt - Nhật trên cơ sở kết quả hợp tác của nhóm doanh nghiệp Nhật Bản (đại diện là công ty Onaga) và các doanh nghiệp hội viên HANSIBA của Việt Nam… để cùng liên kết, phát triển ngành CNHT Việt Nam chiếm lĩnh thị phần trong nước và tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu.
Trong thời gian tới, đại diện Hiệp hội cho biết sẽ thúc đẩy xây dựng các nhà xưởng sản xuất xây sẵn tại Khu công nghiệp CNHT Nam Hà Nội (HANSSIP) cho các doanh nghiệp hội viên HANSIBA hợp tác với các doanh nghiệp Nhật Bản được thuê ưu đãi, được miễn tiền thuê xưởng 6 tháng, trả chậm sau 18 tháng kế tiếp, giảm chi phí thuê nhà ở công nhân và nhà ở cho chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp...
Tin liên quan
Thị trường khả quan, nhiều doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ mở rộng quy mô sản xuất
09:26 | 19/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cục Thuế Hà Nội hướng dẫn hỗ trợ thuế, phí trong trường hợp gặp thiên tai
20:00 | 13/09/2024 Thuế - Kho bạc
Cơ hội có một không hai của DN ngành công nghiệp hỗ trợ
08:38 | 16/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Herbalife Việt Nam đồng hành cùng cuộc thi “Tôi khỏe đẹp hơn” 2024
16:34 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nutifood nắm giữ 51% cổ phần của Kido Foods
15:49 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dịch vụ của hãng tàu COSCO Shipping Lines Vietnam
15:03 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đề xuất linh động giải pháp tín dụng giúp doanh nghiệp phục hồi sau bão
13:39 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chưa hoàn thiện hồ sơ, LPBank lùi lịch "chốt" việc mua 5% cổ phần FPT
11:33 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinamilk tích cực thực hiện dự án cánh rừng Net Zero
10:15 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chủ động nguồn nguyên phụ liệu - “lối thoát” cho dệt may, da giày xuất khẩu
14:36 | 22/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
T&T Group phát động cuộc thi “Sáng tạo Ý tưởng thiết kế Ấn phẩm Xuân Ất Tỵ 2025”
14:35 | 22/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinamilk và FPT hợp tác nâng tầm quản trị tài chính bằng giải pháp công nghệ
09:12 | 22/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nguồn lực phục hồi từ giá trị và vị thế của doanh nghiệp
06:30 | 22/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Alena Energy cùng nhiều sản phẩm công nghệ xanh được giới thiệu tại GRECO 2024
20:43 | 21/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khó thu hồi, tỷ lệ nợ xấu khối ngân hàng tư nhân lên tới 7,77%
20:32 | 21/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lãnh đạo các ngân hàng lớn kiến nghị giải pháp giảm áp lực dòng vốn trung và dài hạn
20:28 | 21/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
TP Hồ Chí Minh ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực vi mạch bán dẫn
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 77 phát hành ngày 24/9/2024
Cục Thuế TPHCM dồn lực tập trung giải quyết sớm hồ sơ đất đai
Phối hợp chống buôn lậu trên vùng biển Hải Phòng, Thái Bình
Hải quan Hà Nội: Thuế từ nhóm hàng điện gia dụng, linh kiện điện tử tăng mạnh
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform