Kim ngạch xuất nhập khẩu không còn phụ thuộc nhiều vào tỷ giá
Đối phó “áp lực kép” | |
Có duy trì được xuất siêu khi tỷ giá biến động? | |
Tỷ giá tăng nóng trở lại, doanh nghiệp xuất nhập khẩu lo giảm sức cạnh tranh |
TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, Học viện Tài chính. |
Lãi suất huy động những tháng qua liên tục được các ngân hàng tăng lên, theo ông, lãi suất cho vay sẽ chịu ảnh hưởng như thế nào?
Trong những tháng qua, lãi suất tiền gửi trong xu hướng tăng mạnh do các ngân hàng cần huy động vốn để đáp ứng thanh khoản. Do vậy, trong bối cảnh nhu cầu vay vốn từ người dân và doanh nghiệp vẫn tăng cao nhưng hạn mức tăng trưởng (room) tín dụng hạn hẹp thì lãi suất cho vay chắc chắn chịu ảnh hưởng. Tuy nhiên, đà tăng của lãi suất cho vay sẽ không cùng tốc độ với lãi suất tiền gửi. Hơn nữa, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ có những giải pháp để kiềm chế và ổn định mặt bằng lãi suất, ưu tiên lãi suất cho những doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực ưu tiên theo quy định của Chính phủ.
Tình hình lạm phát vẫn ở mức cao tại nhiều nền kinh tế lớn, việc này sẽ ảnh hưởng như thế nào tới điều hành lãi suất của NHNN, thưa ông?
Trong nửa đầu năm 2022, lạm phát tại Việt Nam và nhiều nước khác đều chịu tác động từ sự gia tăng mạnh của giá năng lượng. Tuy nhiên, tình hình lạm phát quốc tế có khả năng đã đạt đỉnh, nên trong những tháng còn lại của năm 2022 sẽ không ảnh hưởng nhiều đến lạm phát trong nước. Ngoài ra, giá lương thực, thực phẩm, giá nguyên vật liệu, giá năng lượng… tại Việt Nam đang giữ ổn định nhờ việc chủ động được nguồn cung, nên vừa tránh lạm phát vừa không bị đứt gãy chuỗi cung ứng như tại một số nước.
Vì thế, đến thời điểm này, mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2022 ở mức dưới 4% chắc chắn sẽ đạt được. Tại Việt Nam, kiểm soát lạm phát là gốc rễ của ổn định kinh tế vĩ mô và giữ vững giá trị đồng tiền. Nếu áp lực lạm phát không còn nhiều thì lãi suất điều hành có thể không còn tăng.
Trong bối cảnh lãi suất gia tăng, ông đánh giá thế nào về vấn đề điều hành tỷ giá, nhất là khi Việt Nam cần mở rộng hoạt động xuất nhập khẩu?
Kể từ năm 2016 đến nay, Việt Nam điều hành tỷ giá dựa trên sự biến động của một rổ tiền tệ. Do đó, tỷ giá giữa VND và USD biến động cùng chiều với USD Index, nhưng với biên độ hẹp hơn. Cách điều hành này giúp tỷ giá ngoại tệ của Việt Nam có được sự ổn định trong ngắn hạn, nhưng không mất đi sự linh hoạt trong dài hạn.
Trong nhiều năm qua, tỷ giá VND/USD chỉ biến động trong khoảng 1-2%/năm, nhưng trong 9 tháng của năm 2022, chỉ số USD Index đã tăng khá mạnh, tỷ giá VND/USD cũng đã tăng 3-4%. Mặc dù vậy, tình hình xuất nhập khẩu từ đầu năm đến nay của Việt Nam vẫn rất tốt. Cả nước vẫn xuất siêu 6,52 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2022 dù nhiều đồng tiền trên thế giới mất giá mạnh. Rõ ràng, kim ngạch xuất nhập khẩu tại Việt Nam đã không còn phụ thuộc nhiều vào tỷ giá như trước, mà nhờ vào năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cũng như nhờ vào tổng cầu trên thế giới, tổng cầu vẫn mạnh thì xuất khẩu vẫn tốt.
Nhưng với nền kinh tế vĩ mô, lạm phát thấp và tỷ giá ổn định sẽ khuyến khích các dòng vốn trong và ngoài nước đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt tăng trưởng cao. Trong bối cảnh kiểm soát lạm phát là khả thi, NHNN có thể sẽ ưu tiên mục tiêu ổn định tỷ giá nhiều hơn. Bởi khi can thiệp trên thị trường ngoại hối, khó khăn lớn nhất không phải ở vấn đề thiếu ngoại tệ hay phải giảm dự trữ ngoại hối, mà là giải pháp để NHNN phải thu VND về và khiến lãi suất tăng lên. Nên khi lãi suất tiền gửi VND tăng, người dân và doanh nghiệp sẽ giảm tình trạng găm giữ ngoại tệ, giúp cho việc can thiệp trên thị trường ngoại hối trở nên thuận lợi hơn. Vì thế, động thái tăng lãi suất điều hành của NHNN vào cuối tháng 9 vừa qua có ý nghĩa nhiều hơn đến việc ổn định thị trường ngoại hối.
Theo ông, việc điều hành lãi suất, tỷ giá của NHNN trong thời gian tới sẽ như thế nào?
Hiện nay, NHNN phải đảm nhiệm khá nhiều mục tiêu như: kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng, ổn định tỷ giá, đảm bảo thanh khoản và sự an toàn của hệ thống ngân hàng…
Về điều hành tỷ giá, diễn biến của tỷ giá tại Việt Nam sẽ tiếp tục phụ thuộc vào sức mạnh đồng USD trên thị trường quốc tế và tình hình lạm phát. Nên nếu tỷ giá còn biến động mạnh, thì NHNN có thể sẽ mạnh tay can thiệp để giá USD trong năm nay không vượt mức 24.000 VND/USD. Tuy nhiên, thực tế cho thấy Việt Nam vẫn có nhiều lợi thế để ổn định tỷ giá, chẳng hạn như xuất siêu ở mức cao, dự trữ ngoại hối và nguồn kiều hối lớn, giải ngân vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cũng khả quan… Hơn nữa, nhờ giữ ổn định giá trị đồng tiền trong nhiều năm qua nên niềm tin của người dân, doanh nghiệp vào VND khá cao, không còn hiện tượng đầu tư, “đô la hóa” gây nhiễu loạn thị trường ngoại hối.
Sang năm 2023, việc điều hành tỷ giá và lãi suất có thể sẽ thuận lợi hơn năm nay do tình hình lạm phát, sức mạnh đồng USD trên thị trường thế giới có thể đã đạt đỉnh, giúp các ngân hàng trung ương giảm bớt tần suất tăng lãi suất, sức ép lên thị trường tiền tệ trong nước sẽ thấp hơn, NHNN sẽ giảm giá USD, đẩy mạnh mua vào USD, giúp thị trường tỷ giá và lãi suất ổn định trở lại.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
TP Hồ Chí Minh tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động thu đổi ngoại tệ
20:30 | 02/10/2024 Kinh tế
Quyết liệt trong điều hành giá, giảm áp lực lên lạm phát
13:15 | 02/10/2024 Tài chính
ADB nhận định gì về tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024?
14:06 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Israel đạt gần 2 tỷ USD
09:00 | 04/10/2024 Infographics
Xuất khẩu thủy sản đạt đỉnh trong quý 3
15:24 | 03/10/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Ireland đối tác thương mại tỷ đô của Việt Nam
10:33 | 02/10/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 8 tỉnh, thành xuất khẩu chục tỷ đô
11:05 | 30/09/2024 Infographics
6 thị trường nhập khẩu chục tỷ đô - Trung Quốc áp đảo
12:28 | 28/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ký kết biên bản ghi nhớ về việc cung cấp dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
16:02 | 27/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Hơn 540 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/9
13:41 | 27/09/2024 Infographics
Xuất nhập khẩu đạt bình quân hơn 63 tỷ USD/tháng
09:41 | 27/09/2024 Xuất nhập khẩu
Chi hàng chục tỷ đô nhập nguyên liệu dệt may, da giày, chất dẻo
15:59 | 26/09/2024 Xuất nhập khẩu
Thu hơn 2 tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng
09:44 | 26/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Chi hơn 100 tỷ USD nhập khẩu 2 nhóm hàng
16:00 | 25/09/2024 Infographics
39 nhóm hàng nhập khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên
14:38 | 25/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 6 thị trường tạo kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 29 tỷ USD
15:03 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
Tin mới
Thúc doanh nghiệp tăng tốc chuyển đổi xanh
Hải quan Quảng Trị: Triển khai ứng dụng trực tuyến quản lý phương tiện vận tải
Thách thức chờ đón tân Tổng thư ký NATO
Đề xuất cơ chế đặc thù, đặc biệt cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam
Thép CORE từ Việt Nam bị điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics