Kinh doanh nước sạch: Nhà nước hay tư nhân?
Bắt đầu tổng kiểm tra các nhà máy nước sạch trong cả nước | |
Vụ nước sạch nhiễm dầu độc: Luật sư ủng hộ việc kiện Công ty Cổ phần nước sạch sông Đà | |
Nước sạch là mặt hàng kinh doanh… “béo bở” |
Hình ảnh người dân xếp hàng chờ lấy từng giọt nước sạch vừa qua là minh chứng rõ nét cho việc quản lý mặt hàng này đang tồn tại nhiều bất cập. Ảnh: ST. |
Độc quyền, “béo bở”?
Theo tìm hiểu phóng viên được biết, hiện nay, nước sạch khu vực Hà Nội đang được cung cấp chính bởi 5 DN là: Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội (Hawacom); Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông, Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh nước sạch (Viwaco), Công ty Cổ phần nước mặt sông Đuống và Công ty CP Đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco).
Theo ý kiến một số chuyên gia kinh tế, kinh doanh nước sạch là mặt hàng thu lợi nhuận cao. Ông Nguyễn Sĩ Dũng, chuyên gia quản trị công, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, nước sạch là thị trường “béo bở”, bởi nếu như cà phê có thể nay uống mai không, đi du lịch có thể năm nay đi năm sau không, nhưng nước hay điện là nhu cầu tất yếu, giống cơm ăn, áo mặc gần như không thay đổi.
Về độ “béo bở” trong việc sản xuất, kinh doanh nước sạch, qua báo tài chính quý III/2019 của Viwasupco cho thấy doanh thu và lợi nhuận của DN tăng mạnh, vượt khá nhiều so với kế hoạch lợi nhuận năm. Cụ thể, doanh thu tăng 17% so với cùng kỳ năm 2018, ở mức 138 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế tăng 28%, đạt mức 72 tỷ đồng.
Tính chung 9 tháng, doanh thu của Viwasupco tăng 21% lên hơn 400 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận sau thuế tăng 30% lên gần 200 tỷ đồng, vượt khá nhiều so với lợi nhuận đề ra cho cả năm là 75,5 tỷ đồng.
Ngoài Viwasupco, Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội (Hawacom) hai năm gần đây, mỗi năm DN này sản xuất tổng cộng 230 triệu m3, tương đương năng lực sản xuất một ngày đêm trên 650.000m3. Năm 2018, Hawacom đạt mức lãi ròng 356 tỷ đồng với tỉ suất lợi nhuận tăng 19% trong năm 2018.
Bên cạnh đó, các chuyên gia kinh tế còn lo ngại đang có tình trạng độc quyền trong sản xuất, cung cấp nước sạch. Sở dĩ như vậy là do đây là loại hàng hóa đặc thù, không phải DN nào cũng có khả năng sản xuất nước sạch. Mặt khác, người dân không phải cứ có tiền là mua được nước, càng không phải thích mua của DN nào thì mua, DN cũng không không phải thích bán cho ai thì bán.
Tóm lại, cả người bán và người mua đều không có quyền “tự quyết” và người quyết định không ai khác chính là chính quyền TP. Chính quyền quyết định nhà sản xuất nào cung cấp nước cho địa bàn nào, cũng có nghĩa là người dân nào phải dùng nước của nhà máy nào. Không ai có thể làm khác được.
Chính vì thế, nước Sông Đà nhiễm bẩn, nhưng người dân thuộc khu vực dùng nước sông Đà không thể tự mình chạy sang mua nước của nhà cung cấp khác được. Cho nên, ngay đến như Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà khi trả lời báo chí trong những ngày khủng hoảng nước Sông Đà cũng phải thốt lên rằng, chính ông và gia đình cũng đã phải 3 ngày dùng nước bẩn.
Cạnh tranh bình đẳng
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, nước sạch liên quan đến sự sống của hàng triệu người nên được quản lý chặt bởi Nhà nước song lại đang bị “thả nổi” giao toàn quyền cho các DN.
Liên quan vụ việc nhà máy nước sạch sông Đuống bị người Thái mua lại quyền kinh doanh, nhiều chuyên gia kiến nghị Nhà nước cần xem lại danh mục kinh doanh có điều kiện. Theo đó, có những ngành nghề cần hạn chế chuyển nhượng ở bên ngoài biên giới Việt Nam, cụ thể là mặt hàng nước sạch. Một số chuyên gia cho rằng, cần giữ nguyên hoạt động kinh doanh nước sạch trong danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đồng thời, phải đưa ra các tiêu chuẩn, quy định để quản lý chặt chẽ khi đăng ký đầu tư kinh doanh lĩnh vực nước sạch.
Bên cạnh đó, để tránh "thả nổi" kinh doanh nước sạch như hiện nay, bà Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng nêu ý kiến, các cơ quan quản lý nên có quy định yêu cầu chứng minh nguồn vốn khi đầu tư sản xuất, kinh doanh nước sạch.
Ngoài ra, theo bà An, khi đã chứng minh được tính hợp pháp của nguồn vốn, mọi DN, không phân biệt thành phần kinh tế đều có thể vào việc sản xuất cung ứng nước sạch, dựa trên cơ sở đảm bảo chất lượng nước. “DN nào đáp ứng được những yếu tố đó thì Nhà nước mua. Có thể có nhiều đầu mối cung cấp nhưng quản lý và điều phối thì chỉ nên có một”, bà An nêu.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Sĩ Dũng cho rằng nên có sự tham gia của các DN tư nhân bởi nếu trong thị trường dịch vụ công không có cạnh tranh về chất lượng thì rủi ro của việc chất lượng không đảm bảo sẽ rất lớn. “DN sẽ đặt tiêu chí chất lượng xuống dưới lợi nhuận và vụ việc sông Đà có thể lại xảy ra một lần nữa", vị chuyên gia chia sẻ.
Cũng theo ông Dũng, nên phá bỏ độc quyền sản xuất, cung ứng và áp dụng nguyên tắc của kinh tế thị trường, đấu thầu công khai, minh bạch. Khi đấu thầu, cần kiểm tra năng lực tài chính để đảm bảo tiến độ đầu tư, có hiệu quả”, ông Dũng chia sẻ.
Một chuyên gia khác là ông Nguyễn Xuân Lai, Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam cho rằng, mặc dù nước là loại hình đặc thù nhưng không phải vì thế mà chỉ cho một vài DN sản xuất, kinh doanh khiến người dân không có quyền lựa chọn. Như vậy khi xảy ra sự cố, người dân chỉ có 2 phương án, một là ngưng dùng nước, hai là chấp nhận dùng nước không an toàn.
Theo quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến 2030, tầm nhìn 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự báo đến 2030, nhu cầu nước của Hà Nội đạt 1.939.000 m3/ngày đêm; tới năm 2050 dự báo đạt 2.576.000 m3/ngày đêm. Trong đó, nguồn cung cấp nước đến từ 3 nhà máy nước mặt Sông Đà, Sông Hồng và Sông Đuống (phần cấp cho Hà Nội). Địa bàn cung cấp và mục tiêu nâng cấp công suất cho các nhà máy cũng được xác định rõ. |
Tin liên quan
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tháng 8 ước đạt 62,1 nghìn tỷ đồng
10:48 | 06/09/2024 Tài chính
Sửa luật để phát huy tính tự chủ, doanh nghiệp nhà nước cũng muốn "quyền tự quyết"
20:02 | 22/08/2024 Tài chính
Quản lý vốn nhà nước cần tính đến tính chất đặc thù của các tổ chức tín dụng
06:29 | 09/08/2024 Tài chính
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi công nghiệp là yêu cầu cấp thiết
11:08 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu
10:03 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mong muốn doanh nghiệp Hoa Kỳ vươn lên thành nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam
09:13 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trung tâm Phục vụ hành chính công của TP Hà Nội có gì đặc biệt?
07:49 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
TP Hồ Chí Minh ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực vi mạch bán dẫn
21:12 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
(PHOTO) Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự Lễ kỷ niệm 1 năm Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ
09:07 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hội nghị Thượng đỉnh tương lai
08:36 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
"Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới"
08:36 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Cửa khẩu thông minh phải gắn liền với cải cách thủ tục hành chính
20:11 | 22/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đến New York dự tuần lễ cấp cao Đại hội đồng LHQ
10:06 | 22/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Muối, gạo và lương
06:31 | 22/09/2024 Người quan sát
Báo chí giải pháp: Hướng đi cho báo chí truyền thống?
21:12 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
'Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân'
20:57 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Uzbekistan ký thỏa thuận hợp tác hải quan với Hoa Kỳ
CAEXPO 2024: Thúc đẩy giao thương quốc tế cho các doanh nghiệp kinh tế - quốc phòng
Doanh nghiệp châu Âu cam kết hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi kinh tế xanh
Đồng loạt quảng bá trái dừa Việt Nam tại nhiều tỉnh, thành của Trung Quốc
Xử lý 5.265 vụ vi phạm nộp ngân sách trên 180 tỷ đồng
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform