Kinh nghiệm của Hải quan Hoa Kỳ về xây dựng giải pháp hỗ trợ thông quan, tạo thuận lợi thương mại
Hoạt động nghiệp vụ của công chức Cục Hải quan Hải Phòng. Ảnh: N.Linh |
Sàng lọc rủi ro trước
Liên quan đến vấn đề giải phóng hàng hóa, bà Jennifer A. Engelback cho biết, đối với bản lược khai hàng hóa, hàng hóa được vận chuyển để nhập cảnh hoặc quá cảnh bắt đầu bằng việc nộp bản lược khai (manifest) cho Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Hoa Kỳ (CBP) trước khi đến nơi. Manifest gửi trước bao gồm số vận đơn thương mại (commercial bill of lading) của lô hàng và thông tin về hành trình. Mỗi hình thức vận tải có thời hạn nộp dữ liệu khác nhau. Chẳng hạn đối với hình thức vận tải đường hàng không, thời hạn nộp dữ liệu là 4 giờ trước khi hạ cánh hoặc tại thời điểm cất cánh; đối với đường biển, thời hạn nộp manifest là 24 giờ trước khi xếp container lên tàu biển; đối với đường sắt là 2 giờ trước khi đến nơi, nhà nhập khẩu phải gửi manifest và đường bộ là 30 đến 60 phút trước khi đến nơi, nhà nhập khẩu phải gửi manifest.
Với việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia Hoa Kỳ, mục tiêu cuối cùng là nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế của Hoa Kỳ thông qua tạo thuận lợi thương mại, đồng thời tăng cường hoạt động thực thi của các cơ quan Chính phủ đối tác. Mục tiêu của Cơ chế một cửa quốc gia Hoa Kỳ là cung cấp nguồn dữ liệu có sẵn; cắt giảm chứng từ giấy; tăng cường tuân thủ và cắt giảm chi phí. Việc có nguồn dữ liệu sẵn sẽ tăng khả năng cung cấp dữ liệu nhanh hơn cho Chính phủ, qua đó xác định tốt hơn các lô hàng nguy hiểm hoặc bị cấm. Đồng thời các tương tác tự động giữa các cơ quan giúp giảm thiểu giấy tờ; cho phép Chính phủ đưa ra quyết định gần như theo thời gian thực; với doanh nghiệp dễ tuân thủ quy định của Chính phủ hơn. Như vậy sẽ giúp giảm chi phí cho Chính phủ và doanh nghiệp. Theo bà Jennifer A. Engelback, kết quả thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia đã cắt giảm 690.000 giờ xử lý cho cộng đồng doanh nghiệp và 1.896.000 giờ cho CBP; cắt giảm 46% thời gian chờ đợi của xe tải tại các cửa khẩu đường bộ; truyền dữ liệu giữa nhiều hệ thống để xác định trọng điểm và phân luồng. Các nỗ lực tự động hóa và đơn giản hóa quy trình của môi trường thương mại tự động (ACE) đã mang lại lợi ích kinh tế ước tính khoảng 537 triệu USD cho cộng đồng thương mại trong năm tài khóa 2019, tăng 38% so với năm 2018 và 106 triệu USD cho CBP trong năm 2019, tăng 200% so với năm 2018. |
Chia sẻ về việc tại sao CBP yêu cầu nộp trước manifest, bà Jennifer A. Engelback cho biết, CBP sử dụng manifest gửi trước để tiến hàng đánh giá rủi ro. Việc đánh giá rủi ro này được thực hiện cả tự động và thủ công do CBP thực hiện. Theo đó, Trung tâm Xác định trọng điểm quốc gia sẽ sử dụng dữ liệu mà nhà nhập khẩu nộp trước để phát hiện hàng hóa có thể đe dọa an ninh quốc gia của Hoa Kỳ; hay có thể xác định các mối đe dọa trước khi hàng rời khỏi cảng nước ngoài. Tại các đơn vị xác định trọng điểm tại địa phương có nhân sự là nhân sự CBP tại mỗi cảng nhập khẩu; các đơn vị phối hợp với Trung tâm Xác định trọng điểm Quốc gia (NTC) để tiến hành đánh giá rủi ro tại địa phương dịa trên thông tin tình báo và kiến thức về xu hướng tội phạm.
Những trạng thái mà CBP thông báo cho các hãng vận tải nhằm tạo thuận lợi thương mại tới Hoa Kỳ, bao gồm: Bill có trong hồ sơ; hàng đã khai báo chờ giải phóng (giữ hàng hoặc kết thúc giữ hàng); cập nhật trạng thái vận chuyển có bảo lãnh; hàng thiếu giấy tờ hợp lệ hoặc không làm thủ tục đúng hạn; hàng đã khai báo chờ giải phóng (cần kiểm tra hồ sơ); cho phép chuyển hàng đi; hàng đã khai báo và giải phóng; cho phép đưa hàng đi kiểm tra.
Về vấn đề nhà nhập khẩu nhận thông báo hàng hóa được giải phóng từ hãng vận tải như thế nào? Bà Jennifer A. Engelback cho biết, mỗi vận đơn đều phải được nhà nhập khẩu chịu trách nhiệm về hàng hóa khai báo thì mới được giải phóng. Những cơ chế tác động tới việc giải phóng hàng bao gồm: Tờ khai do đại lý hải quan có giấy phép hoạt động nộp qua đường điện tử; Tờ khai hàng hóa trị giá thấp nộp cho CBP tại cảng nhập khẩu.
Về khía cạnh hồ sơ trước khi hàng đến, theo bà Jennifer A. Engelback cho biết, đại lý hải quan có giấy phép hoạt động hoặc người tự khai đều có thể chuyển thông tin tờ khai sớm để cho phép cán bộ CBP có thêm thời gian và nguồn lực áp dụng cách tiếp cận phân loại rủi ro đối với hoạt động kiểm tra. Hoạt động này sẽ giúp tăng hiệu quả và lợi ích, nguồn lực dành cho lô hàng rủi ro cao, giải phóng hàng kịp thời và hàng được giao ngay lập tức; đồng thời giúp giảm chi phí giao dịch, cũng như giảm các hoạt động kém hiệu quả như: thời gian chờ đợi, thời gian phản hồi, thời gian kiểm tra...
Tạo điều kiện cho các lô hàng hợp pháp có rủi ro thấp
Về chương trình doanh nghiệp tin cậy (doanh nghiệp tuân thủ), bà Jennifer A. Engelback cho biết quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp với mục tiêu đảm bảo chuỗi cung ứng và tạo điều kiện cho các lô hàng hợp pháp có rủi ro thấp, còn được gọi là chương trình doanh nghiệp ưu tiên.
Bà Jennifer A. Engelback cho biết, các chương trình Doanh nghiệp đáng tin cậy của CBP phải kể đến CTPAT – Đối tác Hải quan – Doanh nghiệp Chống khủng bố là một chương trình an ninh chuỗi cung ứng tự nguyện của khu vực công – tư do CBP dẫn dắt. Thông qua chương trình này, CBP hợp tác với toàn bộ cộng đồng doanh nghiệp để tăng cường chuỗi cung ứng quốc tế và cải thiện an ninh biên giới của Hoa Kỳ.
Hay Chương trình Thương mại Tự do và An toàn (FAST), được thiết kế để tăng cường an ninh biên giới ở biên giới phía Nam và phía Bắc, đồng thời đẩy nhanh quá trình xử lý các lô hàng có rủi ro thấp. Các hãng vận chuyển được FAST chấp thuận có thể vận chuyển các lô hàng FAST và được hưởng quy trình xử lý đặc biệt tại biên giới bao gồm các làn đường riêng và được ưu tiên xử lý trong trường hợp phải kiểm tra.
Bên cạnh đó, chương trình ISA – Doanh nghiệp nhập khẩu Tự đánh giá là một chương trình tự nguyện cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu quan tâm tự đánh giá sự tuân thủ đối với các luật và quy định của CBP. Sau khi đã xây dựng các thủ tục và quy trình kiểm soát nội bộ để đáp ứng các nhu cầu tuân thủ riêng của mình, doanh nghiệp nhập khẩu có thể đăng ký tham gia ISA.
Đánh chú ý, trong 20 năm qua, CTPAT đã phát triển lên tới hơn 11.400 đối tác được chứng nhận. Trong năm tài chính 2021, các đối tác CTPAT đã tiết kiệm được 58,1 triệu USD chi phí hàng năm nhờ lợi ích của việc cắt giảm kiểm tra; 53,4% hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ theo giá trị được chứng nhận CTPAT; trong năm 2021, tỷ lệ tuân thủ của các đối tác CTPAT với các nguyên tắc an ninh đã thiết lập là 98,2%.
Tin liên quan
TP Hồ Chí Minh: Hàng hóa XNK tăng gần 7 tỷ USD
13:36 | 20/09/2024 Kinh tế
Hải quan đường sắt Lào Cai đảm bảo thông quan thông suốt
13:40 | 16/09/2024 Hải quan
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
16:05 | 14/09/2024 Thuế - Kho bạc
Hơn 2 tấn ma túy đá cất giấu trong lô hàng dưa hấu
11:01 | 16/09/2024 Hải quan thế giới
Hong Kong (Trung Quốc) mở rộng chương trình tạo thuận lợi cho hàng hóa trung chuyển
19:36 | 03/09/2024 Hải quan thế giới
Quy định mới của Hải quan Singapore về gửi trước thông tin hàng hóa
16:40 | 19/08/2024 Hải quan thế giới
Hải quan Abu Dhabi trang bị thiết bị kiểm tra hiện đại tại các trung tâm kiểm soát hải quan cảng biển
13:14 | 16/08/2024 Hải quan thế giới
Hải quan Bahrain triển khai Chương trình đào tạo Hệ thống một cửa hải quan
16:19 | 15/08/2024 Hải quan thế giới
Hải quan Malaysia thu giữ hơn 20 kg ma túy
15:07 | 09/08/2024 Hải quan thế giới
Hải quan Hồng Kông ứng dụng AI trong kiểm tra hình ảnh điện tử
11:12 | 07/08/2024 Hải quan thế giới
8,4 kg heroin trong lô hàng sầu riêng
09:03 | 06/08/2024 Hải quan thế giới
Hải quan Dubai và Hải quan Indonesia thúc đẩy hợp tác hải quan
14:42 | 29/07/2024 Hải quan thế giới
Ngăn chặn thành công vụ buôn lậu 3,6 triệu viên ma túy tổng hợp
14:23 | 08/07/2024 Hải quan thế giới
WCO và Hải quan Đức ký kết thỏa thuận hỗ trợ mới
09:59 | 05/07/2024 Hải quan thế giới
Rượu lậu giấu trong lô hàng rau quả
07:36 | 05/07/2024 Hải quan thế giới
Hải quan Nigeria phát hiện container vận chuyển vũ khí trị giá lớn
14:30 | 04/07/2024 Hải quan thế giới
Tin mới
Hải quan-Biên phòng Quảng Bình phối hợp xử lý 51 vụ, thu giữ trên 270kg ma túy các loại
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Cửa khẩu thông minh phải gắn liền với cải cách thủ tục hành chính
TP Hồ Chí Minh: Thí điểm chuyển đổi số trong bán lẻ
Chủ động nguồn nguyên phụ liệu - “lối thoát” cho dệt may, da giày xuất khẩu
Lỗ hổng quay vòng hóa đơn hợp thức đường lậu
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform