Làm sao để quản lý tốt tour du lịch 0 đồng?
Theo ý kiến của một số DN lữ hành, tour 0 đồng thực chất là hình thức kinh doanh không minh bạch. Bởi không một đơn vị kinh doanh du lịch nào tổ chức dịch vụ mà không lấy chi phí. Các DN lữ hành sẽ lấy lại doanh thu bằng việc thu tiền trên đầu khách, khoán cho các hướng dẫn viên bắt khách đi mua sắm, vui chơi giải trí với giá cao gấp nhiều lần.
Không chỉ thế, theo ông Nguyễn Văn Mỹ, Giám đốc Công ty Du lịch Lửa Việt, tình trạng người Trung Quốc tại Việt Nam mở ra những khu riêng để phục vụ du lịch, kinh doanh buôn bán là hoàn toàn bất hợp pháp. Những địa điểm kinh doanh này chủ yếu hoạt động “chui” nên chính quyền địa phương cũng khá khó khăn để quản lý. Khách chọn “tour 0 đồng” khi qua Việt Nam lại được dẫn tới những nơi này tuy không gây nhiều báo động về mặt an ninh nhưng ảnh hưởng kinh tế lại rất lớn.
“Quá trình tour khép kín như vậy khiến các công ty du lịch khác rất khó để thâm nhập, như vậy chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu ngoại tệ tại chỗ của nhà nước coi như phá sản. Khách Trung Quốc mua hàng tại những khu kinh doanh này trả trực tiếp bằng nhân dân tệ nên không xuất hóa đơn, do đó nhà nước không nhúng tay vào được, dẫn đến thất thoát nguồn thu”, ông Mỹ cảnh báo.
Về phía cơ quan quản lý Nhà nước, ông Nguyễn Xuân Bình, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP. Đà Nẵng- một trong số các địa phương có lượng khách du lịch theo tour 0 đồng khá lớn cho rằng, thị trường khách Trung Quốc tới là thị trường nguồn có khả năng chi tiêu, mua sắm nhiều. Vấn đề ở đây là cần xác định rõ bản chất, mặt tích cực và hạn chế của tour giá rẻ, tour 0 đồng để có giải pháp quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển điểm đến để khai thác hiệu quả các thị trường khách nêu trên, đóng góp vào sự phát triển bền vững của điểm đến.
Đồng quan điểm, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Ngô Hoài Chung cho rằng, khách du lịch đi tour giá rẻ đến các nước sở tại vẫn phải mua vé phương tiện để di chuyển, vẫn phải sử dụng các dịch vụ của nước sở tại, chính vì vậy các nước sở tại vẫn thu được lợi nhuận từ các đối tượng khách du lịch như thế này. Bản chất của tour giá rẻ chính là sự thỏa thuận giữa DN của nước đưa khách đến và doanh nghiệp của nước đón khách. Từ đó, việc lỗ hay lãi là việc của hai DN với nhau, còn lại các dịch vụ, hoạt động đón khách du lịch thì vẫn mang lại lợi ích cho nền kinh tế của quốc gia đó.
Siết ra sao?
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, hiện khách Trung Quốc đến Việt Nam đang chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng khách du lịch quốc tế. Việc siết “tour 0 đồng” cũng có thể khiến lượng khách từ nước này sụt giảm, kéo theo lượng khách quốc tế nói chung sụt giảm. Tuy nhiên, với những nguy cơ và hệ luỵ của loại hình tour du lịch này, việc siết chặt nhằm quản lý là cần thiết.
Ông Nguyễn Xuân Bình nêu quan điểm, muốn hạn chế hệ luỵ của hình thức tour du lịch 0 đồng, cần có sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan chức năng như Công thương, Quản lý thị trường để đảm bảo chất lượng, xuất xứ hàng hóa, có niêm yết và bán đúng giá niêm yết; Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố đảm bảo quản lý chặt chẽ các giao dịch thanh toán điện tử như WeChat, Alipay hoặc QR CODE và đặc biệt là của ngành Thuế, đảm bảo không thất thoát thuế tại các điểm mua sắm này, góp phần tạo nguồn thu từ các hoạt động mua sắm tại đây.
Ngoài ra, trên địa bàn TP. Đà Nẵng, theo ông Bình, TP đã có đề xuất các biện pháp kiểm soát chặt chẽ việc khai báo tạm trú kết hợp giám sát chặt chẽ việc giao dịch chuyển tiền giữa các DN lữ hành và đối tác, kết hợp đối chiếu kiểm tra chứng từ để ngăn chặn việc thất thu thuế tại các đơn vị kinh doanh lữ hành, cơ sở lưu trú.
“Ngoài ra, Sở Du lịch phối hợp Hiệp hội du lịch, Hội Lữ hành, Câu lạc bộ hưóng dẫn viên nghiên cứu hình thành chuỗi liên kết giữa các doanh nghiệp lữ hành với các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch; nghiên cứu, xây dựng và triển khai Tiêu chuẩn tối thiểu của dịch vụ (giá sàn) trong chương trình tour giá rẻ thị trường khách Hàn Quốc và Trung Quốc…”, ông Bình nêu.
Còn Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho rằng, để giải quyết tình trạng các tour giá rẻ bán hàng khép kín cho khách du lịch Trung Quốc, và điều này cần phải triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó phải làm tốt công tác quản lý các doanh nghiệp lữ hành, không để xảy ra tình trạng “mua”, “bán” khách.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Ngô Hoài Chung cũng nêu quan điểm, nếu phát hiện trường hợp nào làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, môi trường du lịch Việt Nam, kiên quyết thu hồi giấy phép đối với công ty kinh doanh lữ hành quốc tế để làm sao các khách đi, đến Việt Nam được sử dụng dịch vụ theo đúng kinh phí mà họ đã bỏ ra chứ không thể để diễn ra tình trạng mua thêm điểm đến, mua thêm dịch vụ không có trong chương trình tour, ép khách phải sử dụng rồi từ đó ăn chênh lệch.
Bên cạnh đó, ông Chung cho biết phải tăng cường công tác quản lý thị trường đối với các cửa hàng chuyên phục vụ khách du lịch Trung Quốc. Nếu phát hiện các cửa hàng bán bằng đồng nhân tệ của Trung Quốc thì phải kiên quyết xử lý (thu hồi giấy phép, đóng cửa).
“Một giải pháp đồng bộ khác là Tổng cục Du lịch sẽ đề nghị với các chính quyền địa phương thành lập lực lượng phản ứng nhanh để giải quyết, xử lý kịp thời những vấn đề vướng mắc trong quá trình phục vụ cho khách du lịch Trung Quốc. Những trường hợp nào sai phạm thì kiên quyết xử lý ngay để thiết lập môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh, đảm bảo văn minh an toàn để phục vụ cho khách du lịch”, ông Ngô Hoài Chung nêu.
Tin liên quan
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10
10:33 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vẫn còn nhiều trường học chưa thể dạy học sau bão lũ
10:13 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chính phủ: 6 nhóm giải pháp khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão số 3
09:35 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương
09:03 | 17/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tăng cường kết nối và hỗ trợ giữa hai nền kinh tế Việt Nam và Lào
08:20 | 17/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
'Phông bạt'
07:41 | 17/09/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh: Đặt chỉ tiêu 99,5% hồ sơ giải quyết đúng hạn
21:45 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Khắc phục hậu quả bão lũ, giữ mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7%
18:35 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vượt khó, đồng hành qua bão lũ
06:41 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
19:06 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển
19:00 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
09:43 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị họp bàn về phát triển Hải Phòng và thành lập thành phố Huế
20:45 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Ngành in ấn và bao bì xanh được nhiều doanh nghiệp quan tâm
Trưởng phòng một doanh nghiệp tuồn 2,5 tấn chất độc xyanua bán ra thị trường
Hải quan Quảng Trị phối hợp chặn đứng vụ vận chuyển 10.500 bao thuốc lá nhập lậu
Giám đốc KBNN Hà Nam được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc KBNN TPHCM
Ứng dụng mô hình mới kết nối ngành nội thất và xây dựng
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform