Lãng phí hàng tỷ USD từ phụ phẩm nông nghiệp
Chi hàng tỷ USD nhập khẩu hàng nông sản | |
Infographics: Xuất khẩu 4 sản phẩm nông nghiệp đạt trên 2 tỷ USD |
Phụ phẩm nông nghiệp là nguồn nguyên liệu đầu vào để sản xuất ra nhiều sản phẩm giá trị cao. Ảnh: ST |
Nguồn nguyên liệu “vàng” bị lãng phí
Phát biểu tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, mặc dù ngành nông nghiệp Việt Nam có sự tăng trưởng ổn định và bền vững trong những năm qua, nhưng sản xuất nông nghiệp cũng gây phát sinh lượng lớn phụ phẩm, khi quản lý không phù hợp sẽ gây ô nhiễm môi trường và lãng phí nguồn chất hữu cơ. Trong khi ở góc độ nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn gắn với tăng trưởng xanh, phụ phẩm trong nông, lâm, thuỷ sản phải được xem là nguồn tài nguyên tái tạo, chứ không phải là chất thải.
Dẫn chứng số liệu của Tổng cục Thống kê, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Ninh, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết tổng khối lượng phụ phẩm nông nghiệp của Việt Nam năm 2020 là trên 156,8 triệu tấn. Nguồn nguyên liệu này cần được xem là đầu vào quan trọng, kéo dài chuỗi giá trị gia tăng trong nông nghiệp.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, việc sử dụng, chế biến phế phụ phẩm nông nghiệp hiện nay vẫn còn chưa đồng bộ, hiệu quả, lãng phí rất lớn, chưa tạo ra những sản phẩm giá trị gia tăng cao và chưa xây dựng được thương hiệu có uy tín trên thị trường toàn cầu. Điển hình như ngành chế biến phụ phẩm thủy sản của Việt Nam mới đạt khoảng 275 triệu USD trong năm 2020, nhưng nếu khai thác hết nguồn phụ phẩm gần 1 triệu tấn của ngành thủy sản bằng các công nghệ cao thì có thể thu về tới 4-5 tỷ USD.
Theo Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản hiện cả nước có 218 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, tổng sản lượng đạt hơn 23 triệu tấn. Tuy nhiên, hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là nhập khẩu nguyên liệu như ngô, lúa mì, bã đậu nành, cám gạo trích ly... Trong khi đó, nguồn cám gạo trong chế biến lúa của Việt Nam hiện đạt khoảng 4 - 5 triệu tấn/năm. Nếu khai thác hiệu quả lượng phụ phẩm này, mỗi năm Việt Nam có thể hạn chế được một phần lớn việc phụ thuộc vào nguồn thức ăn chăn nuôi nhập khẩu.
Ngoài ra, các phế phẩm sau chế biến như bã sắn, bã mía, vỏ lụa điều, rơm rạ cũng là nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn cho gia súc rất tốt. Ngoài phục vụ nhu cầu làm thức ăn chăn nuôi trong nước, các phụ phẩm này có thể được xuất khẩu sang các thị trường Trung Đông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... làm thức ăn cho gia súc. Các loại phụ phẩm nông nghiệp được chế biến thành thức ăn gia súc dạng viên được các nhà nhập khẩu ưa chuộng. Một container thức ăn dạng viên có thể chứa được 20 tấn nhưng nếu là dạng bột chỉ được 10 tấn. Thức ăn dạng viên cũng có thời gian bảo quản lâu hơn. Các mặt hàng này xuất khẩu mang lại giá trị rất cao, khoảng 1-5 USD/kg.
Đặc biệt, vỏ điều đang trở thành nguồn nguyên liệu mới và có thể mở ra một thị trường hàng trăm triệu USD mỗi năm. Dầu vỏ hạt điều là một loại nguyên liệu quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp. Thông thường, từ 1 tấn hạt điều khô có thể chế biến được 250 - 300 kg nhân và 700 - 750 kg vỏ hạt, từ đó có thể sản xuất được khoảng 154 kg dầu. Giá bán dầu vỏ hạt điều trên thị trường hiện nay dao động từ 350 - 380 USD/tấn, đạt giá trị gia tăng 1,31 triệu đồng/tấn, sau khi trừ chi phí, doanh nghiệp thu được lợi nhuận khoảng 810 ngàn đồng/tấn vỏ hạt điều.
Với lợi thế là nước chế biến và xuất khẩu điều lớn nhất thế giới với lượng nguyên liệu đưa vào chế biến khoảng 1,5 triệu tấn/năm, Việt Nam có thể tận dụng lượng vỏ hạt điều sau chế biến để phát triển công nghiệp chế biến dầu vỏ hạt điều và các sản phẩm chế biến sâu của dầu vỏ hạt điều.
Nối dài chuỗi giá trị
Dù có tiềm năng lớn và mang lại nhiều lợi ích cả về kinh tế và môi trường, nhưng đến nay Việt Nam chưa có các chính sách khuyến khích thu gom chế biến phụ phẩm thành phân hữu cơ để kinh doanh; chính sách khuyến khích hình thành các cơ sở kết hợp giữa thu gom và tái chế có liên kết với vùng sản xuất để tiếp nhận sử dụng vào các mục đích khác nhau; chính sách hỗ trợ và khuyến khích áp dụng chuỗi giá trị của phụ phẩm.
Do đó, PGS.TS Bùi Bá Bổng, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho rằng nên chuyển đổi chính sách hỗ trợ theo chuỗi giá trị tuần hoàn. Đồng thời cần chú trọng thực hiện nông nghiệp tuần hoàn ngay tại hộ nông dân, trang trại nhỏ, hợp tác xã bằng cách kết hợp trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.
Đối với doanh nghiệp và trang trại, do chi phí đầu tư ban đầu cho việc sản xuất các sản phẩm từ phụ phẩm nông nghiệp là rất lớn, nên cần có chính sách hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn ngân hàng dễ dàng và có quỹ đất phù hợp để đầu tư lâu dài.
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Ninh cũng cho rằng, cần ban hành thể chế, chính sách về khuyến khích áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn và nâng cao hiệu quả nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ trong chế biến phụ phẩm nông nghiệp; nghiên cứu phát triển, chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ mới, công nghệ tiên tiên, công nghệ sạch.
Cùng với đó, cần xây dựng quy trình thu gom, bảo quản, chế biến phụ phẩm nông nghiệp có vật chất thô xanh cao để chế biến làm thức ăn cho gia súc ăn cỏ ở quy mô nông hộ, trang trại, công nghiệp. Xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về thu gom, ủ compost phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón hữu cơ truyền thống ở quy mô nông hộ và trang trại.
Ngoài ra, cần đẩy mạnh truyền thông sâu rộng về ý nghĩa của phụ phẩm nông nghiệp trong nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn, nền nông nghiệp tăng trưởng xanh, nền nông nghiệp thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm thu hút sự quan tâm, thay đổi và nâng cao nhận thức, trách nhiệm thực hiện của lãnh đạo các cấp, các ngành, các địa phương và toàn xã hội về quản lý hiệu quả phụ phẩm của ngành nông nghiệp.
Tin liên quan
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ngành logistics đối mặt yêu cầu chuyển đổi xanh
15:31 | 10/09/2024 Kinh tế
THACO AUTO xuất khẩu body sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Ấn Độ
12:09 | 10/09/2024 Xe - Công nghệ
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
21:07 | 09/09/2024 Kinh tế
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
19:10 | 09/09/2024 Kinh tế
Dệt may kiên trì vượt khó, đón cơ hội từ thị trường
14:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Trái cây Việt Nam có cơ hội đi sâu hơn nữa vào thị trường Trung Quốc
10:13 | 09/09/2024 Kinh tế
Kinh tế Việt Nam: Tăng trưởng tích cực cả về lượng và chất
09:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng
07:40 | 08/09/2024 Kinh tế
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
20:09 | 07/09/2024 Kinh tế
Vì sao trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm?
19:50 | 07/09/2024 Kinh tế
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa
19:44 | 06/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản ghi nhận lợi ích khi phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
EuroCham thán phục cao công tác cải cách và phương pháp làm việc của cơ quan Hải quan
Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics đề xuất hợp tác chặt chẽ với Hải quan
Phó Tổng thư ký VCCI Đậu Anh Tuấn: Quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp có chuyển biến ngoạn mục
Hải quan Quảng Ninh có nhiều sáng kiến phát triển quan hệ đối tác
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics