Lạng Sơn: Xác minh phản ánh vụ tiền luật tại cửa khẩu Tân Thanh
Chủ hàng "bật mí" sự thật
Ngay sau khi bài báo “Tái diễn “luật ngầm” nơi cửa khẩu Tân Thanh” được đăng tải trên Báo Giao thông, UBND tỉnh Lạng Sơn đã yêu cầu Ban Quản lý KKT cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn chủ động tổ chức họp với các cơ quan, lực lượng chức năng tại cửa khẩu Tân Thanh để ghi nhận phản hồi cũng như đưa ra các giải pháp xử lý kịp thời.
Theo bài báo phản ánh thì tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ hải quan (gọi tắt là người làm dịch vụ hải quan) chèn ép, thu tiền luật lái xe với giá cao. Trong đó, các khoản chi chủ yếu là chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng hoá tại phía Trung Quốc như: cắt moóc, sang tải, lưu bãi, chạy lạnh, kiểm dịch….
Trao đổi để làm rõ thêm chi phí mà chủ hàng phải chi ra để thực hiện thủ tục xuất khẩu lô hàng sang Trung Quốc, bà Nguyệt, một chủ hàng thường xuyên thực hiện các dịch vụ hải quan tại cửa khẩu Tân Thanh cho biết, sự việc báo chí phản ánh là không đúng sự thật bởi tất cả chi phí để hoàn thành việc xuất khẩu 1 lô hàng sang Trung Quốc đều do chủ hàng chi trả chứ không phải lái xe chi trả.
Tất cả quy trình thủ tục liên quan đến hàng hoá được thực hiện minh bạch. Ảnh: H.Nụ |
Bà Nguyệt nhấn mạnh, kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, dù muốn hay không thì chi phí chi cho việc thực hiện xuất khẩu hàng sang Trung Quốc cũng bị đội lên. Phép so sánh dễ thấy nhất là trước khi bùng phát dịch, chủ hàng trao đổi với người làm dịch vụ hải quan thực hiện khai báo trên hệ thống của cơ quan Hải quan, sau đó lái xe vận chuyển đưa hàng về cửa khẩu và người làm dịch vụ hải quan sẽ thực hiện các bước như nộp các khoản thuế, phí, lưu kho bãi, phí bến bãi, chạy lạnh (tất cả đều có hoá đơn, chứng từ, giấy xác nhận thanh toán)… theo quy định để hoàn tất thủ tục.
Tuy nhiên, kể từ khi dịch Covid- 19 bùng phát, ngoài việc thực hiện các quy trình trên ở phía Việt Nam, phía Trung Quốc tăng cường kiểm soát dịch, giám sát chặt các phương tiện, người và hàng hoá ra vào cửa khẩu, đặc biệt khi hàng đến cửa khẩu phải thực hiện thêm nhiều bước như sang tải, cắt moóc, test kiểm dịch…. Việc kiểm soát chặt này từ phía Trung Quốc đã kéo theo chi phí, thời gian thực hiện 1 lô hàng xuất khẩu bị tăng lên, trong đó phải kể đến phía Trung Quốc yêu cầu thực hiện quy trình cắt moóc container sang tải, kiểm dịch, phí lưu container, phí chạy lạnh, tiền đổ dầu, phí bến bãi… Khi hàng đã được lái xe vận chuyển sang Trung Quốc thì có thể phát sinh chi phí lưu kho bãi nhiều ngày, chi phí bốc xếp, chi phí tets Covid-19 đối với lái xe, đối với hàng hoá (nếu có). Bình thường, đối với những container hàng khô, khi đưa sang Trung Quốc nếu gặp khách sẽ được bán trao tay thì chi phí chủ hàng chi ra sẽ ít. Nhưng nếu là hàng tươi, dễ hỏng, khi hàng sang không bán được ngay lại phải lưu bãi, chạy lạnh, đổ dầu thì đương nhiên chi phí sẽ tăng lên, trong đó, chi phí cho 1 đêm chạy lạnh chủ hàng phải bỏ ra mấy trăm tệ.
Đó là chưa kể, riêng mặt hàng thanh long của Việt Nam khi đưa sang Trung Quốc là phải bán tại chợ (bán lẻ- PV) nhiều ngày mới hết, thậm chí lô hàng kém chất lượng lại phải quay đầu thì chi phí tăng lên là việc mà chủ hàng ai cũng đã lường trước. Mặc dù vậy, chi phí chủ hàng bỏ ra để thực hiện xuất khẩu lô hàng nhiều hay ít phụ thuộc vào từng thời điểm, chất lượng hàng và thuộc tính của mặt hàng đó…, bà Nguyệt nhấn mạnh.
Cũng theo bà Nguyệt, tất cả chi phí để thực hiện việc xuất khẩu hàng hoá được các chủ hàng thoả thuận với người làm dịch vụ hải quan hoặc với lái xe. Cụ thể, khi chủ hàng ở xa hoặc không có tư cách pháp nhân để thực hiện các thủ tục xuất khẩu theo quy định thì có thể trao đổi, ký hợp đồng trọn gói với người làm dịch vụ hải quan, sau đó người làm dịch vụ sẽ thực hiện làm thủ tục và trả các khoản chi phí theo quy định cũng như phát sinh cho nhà nước, doanh nghiệp bến bãi, lái xe… Tuy nhiên, nếu chủ hàng không muốn làm trọn gói có thể thuê người làm dịch vụ làm thủ tục và trả các khoản tiền thuế, phí (theo hoá đơn, chứng từ… với mức phí theo quy định) và tiền công cho đại lý. Còn quá trình vận chuyển, chi phí liên quan đến vận chuyển, lưu kho bãi, sang tải, cắt moóc… (nếu có) thì chủ hàng làm việc trưc tiếp với lái xe bằng thoả thuận hoặc hợp đồng giữa hai bên. Do đó, không có chuyện chủ hàng bắt tay với người làm thủ tục hải quan để chèn ép bắt lái xe phải nộp tiền nhiều. Bởi thực tế là mọi chi phí chi cho toàn bộ lô hàng đều do chủ hàng chi trả chứ lái xe không phải bỏ tiền túi của mình ra chi trả.
Ngoài ra, đối với việc bài báo phản ánh liên quan đến xe bị phá khoá, hút trộm dầu máy lạnh ở phía Trung Quốc, theo bà Nguyệt, khi xe đang ở đất Trung Quốc chờ thông quan đều phải chạy lạnh thì nhanh hết dầu và khi đó phía Trung Quốc phải cắt khóa để đổ dầu vào chứ không phải hút trộm. Quá trình đổ dầu đều được đối tác bên Trung Quốc quay video để làm cơ sở gửi cho chủ hàng thanh toán tiền dầu phát sinh.
Doanh nghiệp cần phản ánh trực tiếp
Nêu quan điểm tại cuộc họp, ông Nông Quang Tám, Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn cho biết, trong tình hình dịch bệnh như hiện tại và phía Trung Quốc tăng cường kiểm soát dịch đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá. Tuy nhiên, chưa có năm nào lượng hoa quả tươi, đặc biệt là vải quả tươi xuất khẩu sang Trung Quốc lại được các ban ngành, lực lượng chức năng tạo điều kiện thuận lợi nhiều như năm 2022. Thống kê có ngày, lực lượng Hải quan- Biên phòng tại cửa khẩu Tân Thanh đã làm thủ tục cho khoảng 160 container vải quả tươi xuất khẩu với số lượng lên tới 30.000 tấn. Điều này cho thấy, với một lượng hàng khổng lồ như vậy, nếu không có sự phối hợp xử lý giữa cơ quan quản lý, chủ hàng, đại lý khai hải quan, doanh nghiệp bến bãi… thì sẽ không thể giải quyết hết lượng hàng dồn về cửa khẩu khi mà mùa vụ trái cây tươi tại các tỉnh đang vào chính vụ.
Các phương tiện vận chuyển mặt hàng vải quả tươi được bố trí ưu tiên luồng riêng tại cửa khẩu Tân Thanh. Ảnh: H.Nụ |
Cũng theo đại diện Trạm Biên phòng Tân Thanh, đến thời điểm này, đơn vị chưa tiếp nhận được bất cứ lái xe, chủ hàng nào trình báo về việc bị chèn ép trong quá trình làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá.
Nhấn mạnh về công tác quản lý của cơ quan Hải quan tại khu vực cửa khẩu cũng như tạo điều kiện xuất nhập khẩu và vai trò quan trọng của đại lý khai hải quan trong quy trình thông quan hàng hoá, ông Nguyễn Anh Tài, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn cho biết ông chia sẻ với những khó khăn mà cộng đồng doanh nghiệp đang gặp phải do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Dịch bệnh bùng phát là điều không ai mong muốn, tuy nhiên, để hỗ trợ và duy trì dòng chảy thương mại hiệu quả, thời gian qua, cơ quan Hải quan nói chung, Hải quan Lạng Sơn và Hải quan Tân Thanh nói riêng đã chủ động triển khai nhiều giải pháp nhằm tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động thông quan hàng hoá. Trong đó, sự cố gắng, nỗ lực vượt qua khó khăn của doanh nghiệp để đồng hành với cơ quan quản lý thực hiện tốt các quy định là vô cùng lớn.
Ông Nguyễn Anh Tài nhấn mạnh, Tân Thanh là cửa khẩu có nhiều lợi thế nên doanh nghiệp, chủ hàng thường lựa chọn để thực hiện các thủ tục xuất khẩu các mặt hàng nông sản, trái cây tươi sang Trung Quốc. Do đó, khi vào mùa vụ, lượng hàng này dồn về cửa khẩu Tân Thanh là không hề nhỏ. Để giải quyết hết thủ tục cho khối lượng hàng lớn, hạn chế thiệt hại về hư hỏng hàng hoá, chi phí, thời gian cho doanh nghiệp, cơ quan Hải quan, Biên phòng, doanh nghiệp bến bãi đã bố trí CBCC tiếp nhận, giải quyết thủ tục với phương châm hết việc chứ không hết ngày. Đồng thời, bố trí luồng ưu tiên cho mặt hàng trái cây tươi được thông quan ngay trong ngày. Ngoài ra, các đơn vị đã tích cực trao đổi với phía Trung Quốc để đưa ra nhiều giải pháp nhằm đưa năng lực thông quan hàng hoá tại khu vực từng bước được nâng lên.
Do đó, khi doanh nghiệp, chủ hàng, thậm chí lái xe nếu có khó khăn vướng mắc, cần phản ánh trực tiếp với cơ quan quản lý để báo cáo cấp có thẩm quyền chỉ đạo hướng xử lý kịp thời, tránh phát sinh những trường hợp bức xúc ngoài mong muốn. Doanh nghiệp, chủ hàng… cũng có thể có văn bản gửi cơ quan quản lý cung cấp thêm thông tin, đề xuất giải pháp… nhằm giúp cơ quan quản lý tìm ta các giải pháp cụ thể để xử lý.
Để kịp thời có chỉ đạo từ lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn, ông Hoàng Khánh Duy, Phó Trưởng ban Ban Quản lý KKT cửa khẩu Đồng Đăng- Lạng Sơn cho biết, ngay sau cuộc họp, đơn vị sẽ soạn thảo báo cáo gửi UBND tỉnh Lạng Sơn về kết quả xác minh, điều tra thông tin liên quan đến phản ánh này. Đồng thời, đề xuất các giải pháp cụ thể trong thời gian tới; giao trách nhiệm cho từng cơ quan quản lý trong việc triển khai các giải pháp nhằm tạo điều kiện tối đa cho hoạt động thông quan hàng hoá, đặc biệt là hàng nông sản, trái cây tươi qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Tin liên quan
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
21:07 | 09/09/2024 Kinh tế
Lạng Sơn: Phạt chủ phương tiện vận chuyển gần 5.500 sản phẩm hàng hóa nhập lậu
16:55 | 09/09/2024 An ninh XNK
Lạng Sơn: Hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu ổn định sau bão Yagi
19:55 | 08/09/2024 Hải quan
TP Hồ Chí Minh ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực vi mạch bán dẫn
21:12 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
(PHOTO) Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự Lễ kỷ niệm 1 năm Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ
09:07 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hội nghị Thượng đỉnh tương lai
08:36 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
"Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới"
08:36 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Cửa khẩu thông minh phải gắn liền với cải cách thủ tục hành chính
20:11 | 22/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đến New York dự tuần lễ cấp cao Đại hội đồng LHQ
10:06 | 22/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Muối, gạo và lương
06:31 | 22/09/2024 Người quan sát
Báo chí giải pháp: Hướng đi cho báo chí truyền thống?
21:12 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
'Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân'
20:57 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng yêu cầu ngân hàng tăng trưởng tín dụng an toàn, xem xét giảm thêm lãi vay
20:46 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Chính phủ: Các doanh nghiệp cần phát huy 6 tiên phong
15:04 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn
10:37 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phát biểu bế mạc Hội nghị TW 10 khóa XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
19:28 | 20/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
TP Hồ Chí Minh ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực vi mạch bán dẫn
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 77 phát hành ngày 24/9/2024
Cục Thuế TPHCM dồn lực tập trung giải quyết sớm hồ sơ đất đai
Phối hợp chống buôn lậu trên vùng biển Hải Phòng, Thái Bình
Hải quan Hà Nội: Thuế từ nhóm hàng điện gia dụng, linh kiện điện tử tăng mạnh
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform